Công ty vừa nhận gia công, vừa đem hàng đi giao gia công

  • Thread starter Chanhlun
  • Ngày gửi
L

LadyN

Trung cấp
23/12/15
141
12
18
33
Mình nói vậy thôi.
Ai hiểu thì hiểu.
Vì vấn đề này nó là cách làm.
Xử lý phài làm trước khi nó xảy ra.
Để nó xảy ra rồi thì gọi là đi dọn dẹp.

Đã tìm ra cách giải quyết rồi. Cảm ơn anh @Kin7.
Là người đi sau nên bắt buộc phải dọn dẹp.
Quan trọng là tìm ra cách dọn dẹp ntn thôi ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HO THI HUYEN THUONG

Guest
1/12/09
33
1
8
38
việt nam
ctyB nhận đơn đặt hàng từ cty A: 1.712 ÁO đơn giá 12.000( A cung cấp toàn bộ NPL,B Chỉ mỗi việc gia công); Bên B giao lại cho C gia công đơn giá 11.500. khi giao hàng C giao cho B 1.689 ÁO và xuất hóa đơn 1.619 *11.500 ( chua vat); b giao thành phẩm xuất hóa đƠN CHO a( 1.689*12.000 chưa vat); vậy bên B phải định khoản như thế nào khi giao nhận hàng với C, VÀ GIAO NHẬN HÀNG VỚI A.
 
  • Like
Reactions: HO Anh Hue
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
ctyB nhận đơn đặt hàng từ cty A: 1.712 ÁO đơn giá 12.000( A cung cấp toàn bộ NPL,B Chỉ mỗi việc gia công); Bên B giao lại cho C gia công đơn giá 11.500. khi giao hàng C giao cho B 1.689 ÁO và xuất hóa đơn 1.619 *11.500 ( chua vat); b giao thành phẩm xuất hóa đƠN CHO a( 1.689*12.000 chưa vat); vậy bên B phải định khoản như thế nào khi giao nhận hàng với C, VÀ GIAO NHẬN HÀNG VỚI A.

Bạn nói đúng. Đây là vấn đề cần giải quyết về mặt HT như mình đã đặt ra ở #25: (..NLV chính đã do A cung cấp ngay từ đầu nhưng chỉ cung cấp cho B thôi ( A chỉ giao nhận NVl với B chứ không làm việc với C ). Nay B lại thuê C gia công thì trong hợp đồng B phải cung cấp NVL cho C mới gọi là gia công..)
- Khi A xuất VL thuê B GC thì A HTcó 152 nợ 154
- Khi B xuất VL thuê C GC thì HT thế nào ?
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Em có ý kiến như thế này: B nhận NVL từ bên A do vậy phần NVL đó không phải của B, không hạch toán trên sổ sách mà theo dõi ngoài (chỉ thuyết minh trên báo cáo tài chính). Lúc B giao NVL cho C thì cũng chỉ theo dõi ngoài thôi, không cần hạch toán gì cả.

B cung cấp NVL cho C nhưng không có quy định nào bắt buộc NVL đó phải là của bên B, vì vậy việc không có bút toán hạch toán việc giao nhận NVL trên sổ sách cũng không có gì bất thường.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Em có ý kiến như thế này: B nhận NVL từ bên A do vậy phần NVL đó không phải của B, không hạch toán trên sổ sách mà theo dõi ngoài (chỉ thuyết minh trên báo cáo tài chính). Lúc B giao NVL cho C thì cũng chỉ theo dõi ngoài thôi, không cần hạch toán gì cả.
B cung cấp NVL cho C nhưng không có quy định nào bắt buộc NVL đó phải là của bên B, vì vậy việc không có bút toán hạch toán việc giao nhận NVL trên sổ sách cũng không có gì bất thường.

- Hợp đồng thuê gia công sẽ thế nào khi không có điều khoản về VL ? Các trường hợp bên C làm hao hụt, mất mát ... B với C phải giải quyết trách nhiệm thì HT thế nào? hay có nhưng không sử dụng để HT ? Không HT có hợp lý không?
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Hợp đồng thuê gia công có điều khoản về NVL nhưng cái điều khoản đó cũng đâu có nghĩa NVL bắt buộc phải là của bên B đúng không ạ?

Các hợp đồng thuê gia công em đã từng đọc thì thường đều có điều khoản bên B cung cấp NVL cho bên C. Trong hợp đồng hoặc phụ lục đều có hao hụt định mức. Thực tế, người ta sẽ kiểm kê định kỳ để xác định hao hụt và xác định trách nhiệm. Trường hợp hao hụt ngoài định mức, bên C phải bồi thường cho bên B, thì lúc đó, hao hụt cũng đã vượt định mức mà bên A xác định với bên B. Bên B phạt bồi thường của bên C nhưng bên B cũng bị phạt bởi bên A, tổng quát thì khoản phạt đó thực tế bên C đã phải chịu rồi. Từ cách xác định trách nhiệm giữa các bên thì mình sẽ có bút toán hạch toán phù hợp để phản ánh nghiệp vụ phát sinh.

Ví dụ: B giao cho C 10.000 đơn vị NVL X, NVL sx + hao hụt định mức là 3.000
Tuy nhiên kiểm kê ở kho C chỉ còn 6500 đơn vị >> C phải bồi thường cho B 500 đơn vị NVL X theo thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm này, việc xác định hàng kiểm kê ở kho C cũng cho thấy B có thể phải bồi thường cho A 500 đơn vị NVL X. (giả sử với giá trị là 500)
>> Hạch toán Nợ 138 - đối tượng C/ Có 338 - đối tượng A: 500
Khi C trả tiền, hoặc đối trừ công nợ với bên B (theo thỏa thuận đôi bên), bên B sẽ hạch toán Nợ 112, 331,.../Có 138: 500
Khi B và A kiểm kê xác định hao hụt, nếu A phạt B đúng giá trị là 500 thì ok không vấn đề gì, khi B trả tiền cho A hạch toán Nợ 338/Có 112, 131,...
Giả sử giá trị phạt mà bên A xác định khác 500, thì phần chênh lệch ghi vào doanh thu khác hoặc chi phí khác của B (vì đây là khoản phạt theo hợp đồng)

Nguyên tắc thì NVL là của bên A, bên B đâu có NVL đâu mà đi hạch toán phải không ạ? Mình chỉ theo dõi ở mục hàng gia công nhận giữ hộ thôi.

Trên đây là ngu kiến của em. Mong được chỉ giáo ạ!
 
  • Like
Reactions: Hien

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA