Phân bổ chi phí nhân công của công ty sản xuất và dịch vụ

  • Thread starter thuhuebaby
  • Ngày gửi
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Công ty em làm về thương mại, sản xuất và dịch vụ. Hiện em đang chua hình dung được việc phân bổ chi phí nhân công để tính giá thành dịch vụ và giá vốn của hợp đồng bảo dưỡng. Ví dụ : Công ty em có 10 người công nhân, 10 người công nhân này vừa tham gia sản xuất thành phẩm vừa tham gia bảo dưỡng các công trình. vậy lương của họ sẽ phân đưoc phân bổ như thế nào để tính giá thành của sản phẩm trong tháng và gía vốn của công trình bảo dưỡng? Mong có được sự chia sẻ của anh chị. Em cảm ơn.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Công ty em làm về thương mại, sản xuất và dịch vụ. Hiện em đang chua hình dung được việc phân bổ chi phí nhân công để tính giá thành dịch vụ và giá vốn của hợp đồng bảo dưỡng. Ví dụ : Công ty em có 10 người công nhân, 10 người công nhân này vừa tham gia sản xuất thành phẩm vừa tham gia bảo dưỡng các công trình. vậy lương của họ sẽ phân đưoc phân bổ như thế nào để tính giá thành của sản phẩm trong tháng và gía vốn của công trình bảo dưỡng? Mong có được sự chia sẻ của anh chị. Em cảm ơn.
Một số cách:

1. Chính xác nhất và cũng tốn kém nhất: Có phiếu theo dõi thời lao động của từng người trong ngày.

2. Phần nhân công sản xuất sản phẩm tính theo định mức nhân công sản xuất sản phẩm, còn lại tính vào chi phí bảo dưỡng các công trình.

3. Bốc thuốc bằng cách áng chừng một tỷ lệ trên doanh thu, hoặc chi phí trực tiếp khác.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Một số cách:

1. Chính xác nhất và cũng tốn kém nhất: Có phiếu theo dõi thời lao động của từng người trong ngày.

2. Phần nhân công sản xuất sản phẩm tính theo định mức nhân công sản xuất sản phẩm, còn lại tính vào chi phí bảo dưỡng các công trình.

3. Bốc thuốc bằng cách áng chừng một tỷ lệ trên doanh thu, hoặc chi phí trực tiếp khác.
Em cảm ơn về sự chia sẻ của Anh(chị) - em không biết là trai hay gái...nhưng em thấy nó chung chung quá.Cách 1, có lẽ là không thể vì thực tế 10 người đó làm, nhưng không phải cùng tập trung làm để sản xuất ra thành phẩm mà hôm thì người này làm cái này, người kia lại làm cái khác, mà theo dõi thì cực kì khó, không khả thi. Cách 2, định mức nhân công sản xuất sản phẩm, cái đó cũng chỉ áng chừng cũng giống như cách 3. Vậy khi bị bóc tách thì phải giải trình như nào ạ?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Em cảm ơn về sự chia sẻ của Anh(chị) - em không biết là trai hay gái...nhưng em thấy nó chung chung quá.Cách 1, có lẽ là không thể vì thực tế 10 người đó làm, nhưng không phải cùng tập trung làm để sản xuất ra thành phẩm mà hôm thì người này làm cái này, người kia lại làm cái khác, mà theo dõi thì cực kì khó, không khả thi. Cách 2, định mức nhân công sản xuất sản phẩm, cái đó cũng chỉ áng chừng cũng giống như cách 3. Vậy khi bị bóc tách thì phải giải trình như nào ạ?
Việc áp dụng cách nào tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Đã không thể theo dõi chính xác nhân công theo từng loại công việc mà còn đòi chính xác tuyệt đối thì bắc thang lên hỏi ông giời thôi :)

Cách 2 sao lại áng chừng bốc thuốc được. Phần chi phí phân bổ cho sản phẩm sản xuất dựa trên định mức hợp lý (định mức về tiền hoặc thời gian) là một cách phân bổ có thể chấp nhận được.

Việc cơ quan thuế có chấp nhận chi phí nhân công hay không tuỳ thuộc vào sự hợp lý trong định mức. Việc ghi chi phí nhân công vào tài khoản nào thì cuối cùng cũng đi đến trừ vào kết quả thôi.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Việc áp dụng cách nào tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Đã không thể theo dõi chính xác nhân công theo từng loại công việc mà còn đòi chính xác tuyệt đối thì bắc thang lên hỏi ông giời thôi :)

Cách 2 sao lại áng chừng bốc thuốc được. Phần chi phí phân bổ cho sản phẩm sản xuất dựa trên định mức hợp lý (định mức về tiền hoặc thời gian) là một cách phân bổ có thể chấp nhận được.

Việc cơ quan thuế có chấp nhận chi phí nhân công hay không tuỳ thuộc vào sự hợp lý trong định mức. Việc ghi chi phí nhân công vào tài khoản nào thì cuối cùng cũng đi đến trừ vào kết quả thôi.
Anh có thể hướng dẫn cụ thể hơn cho em cách 2 được không ạ?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Anh có thể hướng dẫn cụ thể hơn cho em cách 2 được không ạ?
Để áp dụng được cách nào thì cũng phải tìm hiểu đặc thù hoạt động sản xuất của công ty thì mới có thể làm hợp lý được.

Nếu bạn xây dựng được định mức nhân công cho sản xuất thì phần chi phí nhân công cho sản xuất tính theo chi phí định mức, phần còn lại tính cho dịch vụ bảo dưỡng. Còn nếu bạn lại hỏi định mức là gì nữa thì câu trả lời: Mở sách giáo khoa ra xem đã trước khi hỏi tiếp :)
 
  • Like
Reactions: Huyền1510
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,751
970
113
TP.Hồ Chí Minh
- Một theo dõi theo thực tế hiện trạng ai làm gì thì chấm công tính lương hạch toán chi phí giá thành cho khoản mục giá thành tương ứng với doanh thu đấy, cách này tốn công, chi tiết sau này ít bị bắt bẻ nhất khi thanh kiểm tra thuế
- Hai với sản xuất phân bổ theo tỉ lệ định mức, hoặc phân theo tỉ lệ nguyên vật liệu đưa vào cách này hay dùng trong thực tế mà kế toán hay dùng
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
... việc phân bổ chi phí nhân công để tính giá thành dịch vụgiá vốn của hợp đồng bảo dưỡng...

Khi nhân viên đi làm dịch vụ cho khách hàng hoặc bảo dưỡng thường phải có Phiếu công tác có xác nhận của khách hàng mà bạn. Định kỳ hàng tuần hoặc cuối tháng, bộ phận sản xuất tập hợp vào file excel gửi kèm các phiếu công tác này lên cho kế toán => căn cứ trên file excel này bạn giải quyết được khó khăn của mình bằng cách lấy tổng ngày công trong tháng trừ đi cho thời gian đi bảo dưỡng thì sẽ có được thời gian cho từng hoạt động. :)

Với cách này sẽ rất thuyết phục cán bộ thuế vì rõ ràng, khách quan.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Để áp dụng được cách nào thì cũng phải tìm hiểu đặc thù hoạt động sản xuất của công ty thì mới có thể làm hợp lý được.

Nếu bạn xây dựng được định mức nhân công cho sản xuất thì phần chi phí nhân công cho sản xuất tính theo chi phí định mức, phần còn lại tính cho dịch vụ bảo dưỡng. Còn nếu bạn lại hỏi định mức là gì nữa thì câu trả lời: Mở sách giáo khoa ra xem đã trước khi hỏi tiếp :)
Đối với thành phẩm bên em,mặt hàng hơi đa dạng và hầu như là không trùng lặp nhau vì là sản xuất theo công trình. Việc xây dựng định mức nhân công cụ thể cho từng thành phẩm một,liệu có thuyết phục được bên thúê không anh? Với nguyên vật liệu cho từng thành phẩm thì nó còn thể hiện trên bản vẽ. Chứ nhân công thì không thể hiện trên đó.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Khi nhân viên đi làm dịch vụ cho khách hàng hoặc bảo dưỡng thường phải có Phiếu công tác có xác nhận của khách hàng mà bạn. Định kỳ hàng tuần hoặc cuối tháng, bộ phận sản xuất tập hợp vào file excel gửi kèm các phiếu công tác này lên cho kế toán => căn cứ trên file excel này bạn giải quyết được khó khăn của mình bằng cách lấy tổng ngày công trong tháng trừ đi cho thời gian đi bảo dưỡng thì sẽ có được thời gian cho từng hoạt động. :)

Với cách này sẽ rất thuyết phục cán bộ thuế vì rõ ràng, khách quan.
Phiếu công tác đó là do bên em tự làm thôi anh,xác nhận của bên khách hàng thì cũng chỉ là kĩ thuật bên đó kí cho thôi. Nếu chỉ là chữ kí của bên đối tác xác nhận cho thì không đủ thuyết phục với cơ quan thúê anh ạ.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
- Một theo dõi theo thực tế hiện trạng ai làm gì thì chấm công tính lương hạch toán chi phí giá thành cho khoản mục giá thành tương ứng với doanh thu đấy, cách này tốn công, chi tiết sau này ít bị bắt bẻ nhất khi thanh kiểm tra thuế
- Hai với sản xuất phân bổ theo tỉ lệ định mức, hoặc phân theo tỉ lệ nguyên vật liệu đưa vào cách này hay dùng trong thực tế mà kế toán hay dùng
Em chưa hình dung được cách phân bổ theo tỉ lệ nguyên vật liệu đưa vào, anh có thể hướng dẫn em cụ thể hơn không ạ? Ngoài nhân công sản xuất, bên em còn nhân công bảo dưỡng nữa. Bảo dưỡng hầu như là không có nguyên vật liệu.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Đối với thành phẩm bên em,mặt hàng hơi đa dạng và hầu như là không trùng lặp nhau vì là sản xuất theo công trình. Việc xây dựng định mức nhân công cụ thể cho từng thành phẩm một,liệu có thuyết phục được bên thúê không anh? Với nguyên vật liệu cho từng thành phẩm thì nó còn thể hiện trên bản vẽ. Chứ nhân công thì không thể hiện trên đó.
Vấn đề công trình của bạn là công trình gì? Nếu không có định mức thì dễ thuyết phục cơ quan thuế hơn chắc?

Ít nhất khi nhận một đơn hàng thì các bộ phận cũng phải tính toán xem vật tư, nhân công, chi phí chung bao nhiêu để còn báo giá với khách hàng nữa chứ. Các ước tính này chính là định mức chi phí cho đơn hàng đó.

Việc phân bổ chi phí nhân công, sản xuất chung theo chi phí vật liệu trực tiếp chỉ phù hợp trong trường hợp chi phí nhân công, chi phí chung phát sinh tỷ lệ một cách trực tiếp với chi phí vật liệu (ví dụ trong xây dựng).
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Công ty em làm về thương mại, sản xuất và dịch vụ. Hiện em đang chua hình dung được việc phân bổ chi phí nhân công để tính giá thành dịch vụ và giá vốn của hợp đồng bảo dưỡng. Ví dụ : Công ty em có 10 người công nhân, 10 người công nhân này vừa tham gia sản xuất thành phẩm vừa tham gia bảo dưỡng các công trình. vậy lương của họ sẽ phân đưoc phân bổ như thế nào để tính giá thành của sản phẩm trong tháng và gía vốn của công trình bảo dưỡng? Mong có được sự chia sẻ của anh chị. Em cảm ơn.

Theo bạn thi lợi ích từ việc tính riêng giá vốn cho từng loại giá thàng dịch vụ là gì? Và sự khác biệt giữa việc tính tách biệt ra và không tách riêng ra là gi?
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Vấn đề công trình của bạn là công trình gì? Nếu không có định mức thì dễ thuyết phục cơ quan thuế hơn chắc?

Ít nhất khi nhận một đơn hàng thì các bộ phận cũng phải tính toán xem vật tư, nhân công, chi phí chung bao nhiêu để còn báo giá với khách hàng nữa chứ. Các ước tính này chính là định mức chi phí cho đơn hàng đó.

Việc phân bổ chi phí nhân công, sản xuất chung theo chi phí vật liệu trực tiếp chỉ phù hợp trong trường hợp chi phí nhân công, chi phí chung phát sinh tỷ lệ một cách trực tiếp với chi phí vật liệu (ví dụ trong xây dựng).
Bán theo từng dự án,mỗi dự án của mỗi công ty khác nhau. Nói sản xuất cho oai thôi chứ thực chất là gia công anh ạ. Mua nguyên vẩt liệu về rồi gia công tạo thành cái bơm. Mỗi dự án thì sẽ làm bơm theo yêu cầu của bên chủ đầu tư. Thực chất là chỉ tính toán phần nguyên vật liệu để đưa ra báo giá với chủ đầu tư. Còn chi phí nhân công cũng không được tính tới vì so với giá nguyên vật liệu tạo thành cái bơm thì lớn hơn rất nhiều so với CP nhân công nên cp ngân công ko được nhắc tới. Còn về việc tạo ra 1 sp hoàn chỉnh,giá cả chuẩn và giải trình được rõ ràng thì lại thuộc về kế toán thúê.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Theo bạn thi lợi ích từ việc tính riêng giá vốn cho từng loại giá thàng dịch vụ là gì? Và sự khác biệt giữa việc tính tách biệt ra và không tách riêng ra là gi?
Việc tính riêng giá vốn của từng loại giá thành dịch vụ cũng chỉ là để giải trình với cơ quan thúê khi họ bóc tách thôi chị ạ.
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Phiếu công tác đó là do bên em tự làm thôi anh,xác nhận của bên khách hàng thì cũng chỉ là kĩ thuật bên đó kí cho thôi. Nếu chỉ là chữ kí của bên đối tác xác nhận cho thì không đủ thuyết phục với cơ quan thúê anh ạ.

Mình nghĩ có phiếu xác nhận thì bạn dễ dàng xác định được chi phí nhân công cho từng hoạt động chứ.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Việc tính riêng giá vốn của từng loại giá thành dịch vụ cũng chỉ là để giải trình với cơ quan thúê khi họ bóc tách thôi chị ạ.

Không biết bạn có nắm rõ qui trình Quản lý thực tế ở DN không mà nói: ( .. tính riêng giá vốn của từng loại giá thành dịch vụ cũng chỉ là để giải trình với cơ quan thúê .. ) !!! Thông thường trước khi muốn SX ra 1 loại SP hay nhận làm 1 DV ... nào đó DN thường tính toán rất kỹ các khoản chi phí thực tế sẽ phát sinh ( Từ khi chuẩn bị, SX, tiêu thu... và bảo hành SP ). Phần việc này thường do bộ phận Kế hoạch lập.
Nếu DN không nắm được chi phí thực tế thì thế nào bạn?
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Không biết bạn có nắm rõ qui trình Quản lý thực tế ở DN không mà nói: ( .. tính riêng giá vốn của từng loại giá thành dịch vụ cũng chỉ là để giải trình với cơ quan thúê .. ) !!! Thông thường trước khi muốn SX ra 1 loại SP hay nhận làm 1 DV ... nào đó DN thường tính toán rất kỹ các khoản chi phí thực tế sẽ phát sinh ( Từ khi chuẩn bị, SX, tiêu thu... và bảo hành SP ). Phần việc này thường do bộ phận Kế hoạch lập.
Nếu DN không nắm được chi phí thực tế thì thế nào bạn?
Bên em làm theo dự án. Chị chắc hiểu dự án thì lãi rất nhiều. Tùy vào đặc thù của mỗi công ty. Trước kia khi mới thành lập thì tất nhiên sẽ tính chi tiết cụ thể. Nhưng trải qua một số năm thực tế làm, công ty nắm được rằng : Phần chi phí nhân công để sản xuất ra không đáng kể so với phần nguyên vật liệu. Tỷ lệ nhân công so với NVL là 1/100. Như trên em có nói. Nói là sản xuất cho oai, chứ thực tế là gia công. Còn về dịch vụ thì lợi nhuận còn cao hơn rất nhiều so với bán thành phẩm. Vì hợp đồng bảo dưỡng giá trị gần 300 triệu, không mất chi phí NVL và chỉ mất vài ngày công. Em nghĩ chị hơi nóng vội khi nói như vậy.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Mình nghĩ có phiếu xác nhận thì bạn dễ dàng xác định được chi phí nhân công cho từng hoạt động chứ.
Vâng, anh nói rất đúng nhưng từ trước tới nay công ty em không lập phiếu đó. Và hơn hết công nhân đi bảo dưỡng công trình nào thì bộ phận kế toán bọn em không nắm được. Nhưng cũng từ ý kiến của a anh mà em lại định hướng thêm được về việc phân bổ chi phí nhân công và chứng từ sao cho chặt chẽ. Em lập bảng chấm công cho công nhân làm ở mỗi công trình và nhờ bên kia họ kí cho, để từ đó em phân bổ rõ chi phí nhân công cho từng công trình bảo dưỡng. Như vậy liệu có ổn không anh? Như vậy em có thể cân đối được chi phí cho mỗi công trình. Bảo họ đóng dấu cho thì chắc ko được.hic
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Bên em làm theo dự án. Chị chắc hiểu dự án thì lãi rất nhiều. Tùy vào đặc thù của mỗi công ty. Trước kia khi mới thành lập thì tất nhiên sẽ tính chi tiết cụ thể. Nhưng trải qua một số năm thực tế làm, công ty nắm được rằng : Phần chi phí nhân công để sản xuất ra không đáng kể so với phần nguyên vật liệu. Tỷ lệ nhân công so với NVL là 1/100. Như trên em có nói. Nói là sản xuất cho oai, chứ thực tế là gia công. Còn về dịch vụ thì lợi nhuận còn cao hơn rất nhiều so với bán thành phẩm. Vì hợp đồng bảo dưỡng giá trị gần 300 triệu, không mất chi phí NVL và chỉ mất vài ngày công. Em nghĩ chị hơi nóng vội khi nói như vậy.

- Bạn hay dùng từ ( dự án ) Nhưng bạn có hiểu thế nào là dự án, thế nào là chủ ĐT, thế nào là nhà thầu .. không ?
- Bạn là kế toán tập hợp chi phí tính GT thì phải làm đúng yêu cầu: Đúng, đủ, kịp thời ... chứ không phân biệt chi phí lớn hay bé mặc dù khi phân tích KT các yếu tố không trọng yếu người ta có thể bỏ qua. Đó là 2 việc khác nhau.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA