Phân bổ chi phí nhân công của công ty sản xuất và dịch vụ

  • Thread starter thuhuebaby
  • Ngày gửi
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Vâng, anh nói rất đúng nhưng từ trước tới nay công ty em không lập phiếu đó. Và hơn hết công nhân đi bảo dưỡng công trình nào thì bộ phận kế toán bọn em không nắm được. Nhưng cũng từ ý kiến của a anh mà em lại định hướng thêm được về việc phân bổ chi phí nhân công và chứng từ sao cho chặt chẽ. Em lập bảng chấm công cho công nhân làm ở mỗi công trình và nhờ bên kia họ kí cho, để từ đó em phân bổ rõ chi phí nhân công cho từng công trình bảo dưỡng. Như vậy liệu có ổn không anh? Như vậy em có thể cân đối được chi phí cho mỗi công trình. Bảo họ đóng dấu cho thì chắc ko được.hic

Không biết công trình của bên bạn là gì, nhưng mình có thấy 1 số nơi các công trình xây dựng có chấm công. Định kỳ, tuần hoặc tháng, Quản lý công trình phải tổng hợp gửi Chấm công về cho bộ phận tính lương. Bảng chấm công là chứng từ nội bộ, không cần chữ ký của khách hàng.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Không biết công trình của bên bạn là gì, nhưng mình có thấy 1 số nơi các công trình xây dựng có chấm công. Định kỳ, tuần hoặc tháng, Quản lý công trình phải tổng hợp gửi Chấm công về cho bộ phận tính lương. Bảng chấm công là chứng từ nội bộ, không cần chữ ký của khách hàng.
Vâng, tại công ty của em nó nho nhỏ nên để đi vào quy chế như vậy thì chắc đợi nó lớn mạnh thêm nữa đã anh ạ :D. Bên em công nhân là làm cả baỏ dưỡng và sản xuất mà anh. Chứ không phải lúc nào cũng ở công trình.
 
T

Truong Minh Thy

Guest
9/11/15
7
0
1
29
.
 
Sửa lần cuối:
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
- Bạn hay dùng từ ( dự án ) Nhưng bạn có hiểu thế nào là dự án, thế nào là chủ ĐT, thế nào là nhà thầu .. không ?
- Bạn là kế toán tập hợp chi phí tính GT thì phải làm đúng yêu cầu: Đúng, đủ, kịp thời ... chứ không phân biệt chi phí lớn hay bé mặc dù khi phân tích KT các yếu tố không trọng yếu người ta có thể bỏ qua. Đó là 2 việc khác nhau.
Em dùng từ Dự Án là vì trong hợp đồng họ ghi rõ là Dự Án. Còn việc phản ánh Đúng, đủ, kịp thời em đang thực hiện mà chị??????
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
- Bạn hay dùng từ ( dự án ) Nhưng bạn có hiểu thế nào là dự án, thế nào là chủ ĐT, thế nào là nhà thầu .. không ?
- Bạn là kế toán tập hợp chi phí tính GT thì phải làm đúng yêu cầu: Đúng, đủ, kịp thời ... chứ không phân biệt chi phí lớn hay bé mặc dù khi phân tích KT các yếu tố không trọng yếu người ta có thể bỏ qua. Đó là 2 việc khác nhau.
Hehe. Cách dùng từ "dự án" này mình hiểu nè! Cứ có một "phi vụ" sẽ được gọi là một dự án, mà bản chất là dự án của người ta " chủ đầu tư", nên bản chất nó chỉ là cung ấp dịch vụ gì đó. Mà dịch vụ này không tốn kém bao nhiêu về giá vốn vật chất cả, có thể cùng một lực lượng đó nhưng ngồi không miệt mài không có doanh thu, nhưng đến khi có doanh thu thì chi phí cũng chỉ là các bỏ bể.

Tôi nói vậy chủ thớt xem có đúng không?
Ở đây việc tính giá vốn theo từng hợp đồng cũng chả có ý nghĩa gì để có sự chính xác đó, chỉ cần hạch toán toán chi phí quản lý khi phát sinh chi phí, khi có doanh thu thì ghi nhận doanh thu. Chứ chia nhỏ, chẻ nhỏ ra đủ kiểu thì cuối cùng bản chất và con số của nó trong mỗi kỳ cũng là doanh thu ( nếu có) trừ chi phí phát sinh.
Ở đây không phải là sản xuất sản phẩm hàng loạt, không có theo dõi tồn kho, không có tính trị trị giá nhập xuất tồn ảnh hưởng đến KQKD. Mà là doanh thu chi phí gắn liên từng kỳ, tỉ trọng giá vốn rất nhỏ bé so với doanh thu nên không cần thiết phải tính chi tiết phân bổ như bạn nghĩ
 
nguoilysu

nguoilysu

Amư Minh Khuê
Ở đây việc tính giá vốn theo từng hợp đồng cũng chả có ý nghĩa gì để có sự chính xác đó, chỉ cần hạch toán toán chi phí quản lý khi phát sinh chi phí, khi có doanh thu thì ghi nhận doanh thu. Chứ chia nhỏ, chẻ nhỏ ra đủ kiểu thì cuối cùng bản chất và con số của nó trong mỗi kỳ cũng là doanh thu ( nếu có) trừ chi phí phát sinh.
Ở đây không phải là sản xuất sản phẩm hàng loạt, không có theo dõi tồn kho, không có tính trị trị giá nhập xuất tồn ảnh hưởng đến KQKD. Mà là doanh thu chi phí gắn liên từng kỳ, tỉ trọng giá vốn rất nhỏ bé so với doanh thu nên không cần thiết phải tính chi tiết phân bổ như bạn nghĩ

Để Doanh thu được ghi nhận thì 1 trong các điều kiện là: Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

Vì vậy, cũng cần tính giá vốn cho từng hoạt động chứ không thể chỉ có Tổng doanh thu trong kỳ và Tổng giá vốn trong kỳ.

Trong việc tính giá vốn: Nếu xác định được chi phí liên quan trực tiếp thì tốt, trường hợp không xác định được chi phí liên quan trực tiếp thì phân bổ chi phí theo các tiêu chí phù hợp để tính giá vốn cho từng hoạt động.
 
Sửa lần cuối:
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Thực sự thì việc tách chi tiết nhân công cho từng mảng doanh thu em nghĩ không cần thiết, ko biết có qui định nào trong việc tính giá thành bắt buộc điều này không nhỉ?

Quan trọng là như chị Xuân Thắm nói là quản lý được các khoản chi phí và phản ánh nó phù hợp với doanh thu trong kỳ, còn chi tiết hơn chi phí nào tương ứng với doanh thu nào tùy thuộc vào qui mô và độ phức tạp của DN để hạch toán.

Trong trường hợp Cty này chi phí nhân công có thể theo dõi chung và kết chuyển toàn bộ vào giá vốn trong kỳ, chi phí dở dang (nếu có) có thể chỉ bao gồm NVL mặc dù điều này không chính xác cho lắm, nhưng nhiều DN vẫn áp dụng. Miễn là toàn bộ chi phí nhân công này có đầy đủ chứng từ phát sinh, đối với mặt THuế thì cần bổ sung thêm bảng chấm công hàng tháng để chứng minh các ông này tham gia vào công việc.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Hehe. Cách dùng từ "dự án" này mình hiểu nè! Cứ có một "phi vụ" sẽ được gọi là một dự án, mà bản chất là dự án của người ta " chủ đầu tư", nên bản chất nó chỉ là cung ấp dịch vụ gì đó. Mà dịch vụ này không tốn kém bao nhiêu về giá vốn vật chất cả, có thể cùng một lực lượng đó nhưng ngồi không miệt mài không có doanh thu, nhưng đến khi có doanh thu thì chi phí cũng chỉ là các bỏ bể.

Tôi nói vậy chủ thớt xem có đúng không?
Ở đây việc tính giá vốn theo từng hợp đồng cũng chả có ý nghĩa gì để có sự chính xác đó, chỉ cần hạch toán toán chi phí quản lý khi phát sinh chi phí, khi có doanh thu thì ghi nhận doanh thu. Chứ chia nhỏ, chẻ nhỏ ra đủ kiểu thì cuối cùng bản chất và con số của nó trong mỗi kỳ cũng là doanh thu ( nếu có) trừ chi phí phát sinh.
Ở đây không phải là sản xuất sản phẩm hàng loạt, không có theo dõi tồn kho, không có tính trị trị giá nhập xuất tồn ảnh hưởng đến KQKD. Mà là doanh thu chi phí gắn liên từng kỳ, tỉ trọng giá vốn rất nhỏ bé so với doanh thu nên không cần thiết phải tính chi tiết phân bổ như bạn nghĩ
Chị nói về dự án ở trên thì rất đúng với trường hợp ở công ty em. Dự án mà mọi người nói ở trên là dự án lớn rồi. Còn dự án bên em là dự án " Của người ta". Nhưng ở đây chia làm 2 loại chị à. Dự án làm về dịch vụ và dự án về cung cấp thành phẩm ( máy bơm). Nếu nói việc tính giá vốn theo hợp đồng không có ý nghĩa gì để có sự chính xác đó thì em không đồng tình với ý kiến này. Nếu không phân bổ chi phí nhân công thì giá thành của Thành phẩm sao có thể chính xác được ạ? Còn việc phân bổ cho dự án bảo dưỡng thì có thể không cần thiết tùy mỗi người. Nhưng em thì muốn chi tiết và nhìn vào ai cũng hiểu. Và em còn phải báo cáo chi tiết lại cho Sếp lãi lỗ của từng công trình theo phần thuế em làm nữa. Chi phí không có thì cũng phải tạo ra chi phí chứ chị. Nếu cứ hạch toán thật thì chắc vác không biết bao nhiêu tiền đi đóng thuế TNDN.hic
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Thực sự thì việc tách chi tiết nhân công cho từng mảng doanh thu em nghĩ không cần thiết, ko biết có qui định nào trong việc tính giá thành bắt buộc điều này không nhỉ?

Quan trọng là như chị Xuân Thắm nói là quản lý được các khoản chi phí và phản ánh nó phù hợp với doanh thu trong kỳ, còn chi tiết hơn chi phí nào tương ứng với doanh thu nào tùy thuộc vào qui mô và độ phức tạp của DN để hạch toán.

Trong trường hợp Cty này chi phí nhân công có thể theo dõi chung và kết chuyển toàn bộ vào giá vốn trong kỳ, chi phí dở dang (nếu có) có thể chỉ bao gồm NVL mặc dù điều này không chính xác cho lắm, nhưng nhiều DN vẫn áp dụng. Miễn là toàn bộ chi phí nhân công này có đầy đủ chứng từ phát sinh, đối với mặt THuế thì cần bổ sung thêm bảng chấm công hàng tháng để chứng minh các ông này tham gia vào công việc.
2 ý trên thì em hoàn toàn đồng ý với anh( chị). Tách nhỏ nhân công phần bảo dưỡng hay không là tùy thuộc vào người làm. Còn ý thứ 3 thì em không đồng tình. Sản xuất ( gia công ) thành phẩm thì phải tập hợp đủ chi phí ( NVL,Nhân công, SXC) mới tạo thành Thành phẩm mang bán. Thực tế thì chi phí nhân công không có nhiều để tạo ra thành phẩm nhưng trong phần thuế thì cũng phải tương đối để lợi nhuận vừa tầm. Quan điểm của em là phải phân bổ rõ chi phí nhân công cho từng thành phẩm.
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
2 ý trên thì em hoàn toàn đồng ý với anh( chị). Tách nhỏ nhân công phần bảo dưỡng hay không là tùy thuộc vào người làm. Còn ý thứ 3 thì em không đồng tình. Sản xuất ( gia công ) thành phẩm thì phải tập hợp đủ chi phí ( NVL,Nhân công, SXC) mới tạo thành Thành phẩm mang bán. Thực tế thì chi phí nhân công không có nhiều để tạo ra thành phẩm nhưng trong phần thuế thì cũng phải tương đối để lợi nhuận vừa tầm. Quan điểm của em là phải phân bổ rõ chi phí nhân công cho từng thành phẩm.
Làm vậy được thì càng tốt, nhưng cần xem xét giữa hiệu quả mang lại và công sức bỏ ra để thực hiện. Qui mô DN bạn chỉ là DN nhỏ, nhân công có 10 người, phân công công việc không rõ ràng, tỉ trọng chi phí nhân công/giá vốn thấp, thì theo mình việc phân bổ là ko cần thiết. Còn những DN lớn, hàng tồn kho cao, chi phí nhân công chiếm tỉ trọng nhiều thì tất nhiên phải phản ánh nhân công để đảm bảo chính xác giá trị thành phẩm tồn kho cũng như giá vốn trong kỳ.
Còn nếu bạn muốn làm để đối phó với Thuế thì tất nhiên càng kỹ càng tốt.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Làm vậy được thì tất nhiên càng tốt, nhưng cần xem xét giữa hiệu quả mang lại và công sức bỏ ra để thực hiện. Qui mô DN bạn chỉ là DN nhỏ, nhân công có 10 người, phân công công việc không rõ ràng, tỉ trọng chi phí nhân công/giá vốn thấp, thì theo mình việc phân bổ là ko cần thiết. Còn những DN lớn, hàng tồn kho cao, chi phí nhân công chiếm tỉ trọng nhiều thì tất nhiên phải phản ánh nhân công để đảm bảo chính xác giá trị thành phẩm tồn kho cũng như giá vốn trong kỳ.
Còn nếu bạn muốn làm để đối phó với Thuế thì tất nhiên càng kỹ càng tốt.

Bạn amtich à. Tập hợp chi phí riêng cho từng đối tượng tình giá thành là theo QĐ HT kế toán và chuẩn mưc 06 :( .. Khi ghi nhận 1 khoản DT thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng .. )
Công tác QL DN cũng đòi hỏi phải biết chi tiết các khoản mục chi phí cho từng đối tượng DT...
 
  • Like
Reactions: amtich and ngannhat
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Bạn amtich à. Tập hợp chi phí riêng cho từng đối tượng tình giá thành là theo QĐ HT kế toán và chuẩn mưc 06 :( .. Khi ghi nhận 1 khoản DT thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng .. )
Công tác QL DN cũng đòi hỏi phải biết chi tiết các khoản mục chi phí cho từng đối tượng DT...
Em đồng ý là ghi nhận 1 khoản doanh thu sẽ tương ứng 1 khoản chi phí, nhưng em ví dụ ghi nhận 2 khoản doanh thu và có cơ sở chắc chắn 1 khoản chi phí thuộc về 2 khoản doanh thu này, như vậy có bắt buộc phải tính toán phân bổ khoản chi phí đó cho 2 khoản doanh thu ko nhỉ?
 
ngannhat

ngannhat

Cao cấp
20/8/15
342
92
28
41
Em đồng ý là ghi nhận 1 khoản doanh thu sẽ tương ứng 1 khoản chi phí, nhưng em ví dụ ghi nhận 2 khoản doanh thu và có cơ sở chắc chắn 1 khoản chi phí thuộc về 2 khoản doanh thu này, như vậy có bắt buộc phải tính toán phân bổ khoản chi phí đó cho 2 khoản doanh thu ko nhỉ?

1 khoản chi phí phát sinh cho hai khoản doanh thu. trong kỳ báo cáo chỉ ghi nhận 1 khoản doanh thu ( khoản kia chưa xong chưa xuất hóa đơn được ) thì chi phí đâu có thể đưa hết vào doanh thu dã được ghi nhận đâu. nên dù mất công nên theo dõi riêng là tốt nhất
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
1 khoản chi phí phát sinh cho hai khoản doanh thu. trong kỳ báo cáo chỉ ghi nhận 1 khoản doanh thu ( khoản kia chưa xong chưa xuất hóa đơn được ) thì chi phí đâu có thể đưa hết vào doanh thu dã được ghi nhận đâu. nên dù mất công nên theo dõi riêng là tốt nhất
Mình đã ghi rõ là 2 khoản doanh thu mà, nếu chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì chưa gọi là doanh thu, do đó chưa ghi nhận chi phí. Như mình nói thì đối với những DN sản xuất có tồn kho lớn thì cần theo dõi chặt chẽ việc tính giá thành và phân bổ chi phí, còn những DN tồn kho ít so với doanh thu trong kỳ, hoặc chi phí nhân công trong giá trị tồn kho thấp, thì ko nhất thiết nếu việc theo dõi phức tạp và tốn công sức.
 
V

vananh97

Guest
30/10/15
1
0
1
30
Spam Quảng cáo
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
K

KT không chuyên

Cao cấp
5/9/15
427
138
43
36
Đọc một hồi m thấy có thể xác định đến 80% là, bên chủ thớt là đơn vị gửi giá cho một số DN khác (chủ đầu tư) như vậy các anh chị khó mà giải quyết cho e nó đến đầu đến đũa được, việc vẽ vời để có chi phí hợp lý thì cần đến chuyên gia, nghiên cứu từ sổ sách thực tế, kỹ thuật thiết kế, gia công cụ thể thì mới vẽ ra trên cái nền đó được.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Đọc một hồi m thấy có thể xác định đến 80% là, bên chủ thớt là đơn vị gửi giá cho một số DN khác (chủ đầu tư) như vậy các anh chị khó mà giải quyết cho e nó đến đầu đến đũa được, việc vẽ vời để có chi phí hợp lý thì cần đến chuyên gia, nghiên cứu từ sổ sách thực tế, kỹ thuật thiết kế, gia công cụ thể thì mới vẽ ra trên cái nền đó được.
Bạn nói rất chuẩn. Nhưng vấn đề mình muốn hỏi ở đây là phân bổ chi phí nhân công mà.
 
K

KT không chuyên

Cao cấp
5/9/15
427
138
43
36
Theo câu hỏi của bạn & vd bạn đưa, 10 công nhân của bạn là làm thường xuyên, nên bạn chỉ có thể trả lương cho họ theo tháng, muốn vẽ thêm thì vẽ phụ cấp công tác bên ngoài (quy chế cty) chứ không thể theo cách mà tháng có công trình thì lương 20tr, tháng không có công trình thì lương 4tr được.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Theo câu hỏi của bạn & vd bạn đưa, 10 công nhân của bạn là làm thường xuyên, nên bạn chỉ có thể trả lương cho họ theo tháng, muốn vẽ thêm thì vẽ phụ cấp công tác bên ngoài (quy chế cty) chứ không thể theo cách mà tháng có công trình thì lương 20tr, tháng không có công trình thì lương 4tr được.
Tất nhiên rồi bạn, công nhân bên tớ là ký hợp đồng trên 3 tháng và có đóng bảo hiểm. Tớ đâu có nói bên tớ có 10 nhân viên nhỉ? hơn 20 nhân viên chứ :D
 
K

KT không chuyên

Cao cấp
5/9/15
427
138
43
36
hãy đọc lại câu hỏi của chính bạn
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA