Phân bổ chi phí nhân công của công ty sản xuất và dịch vụ

  • Thread starter thuhuebaby
  • Ngày gửi
I

Iam.phuc

Thành Viên Cấp Chuối
16/6/15
362
77
28
Anh có thể hướng dẫn cụ thể hơn cho em cách 2 được không ạ?
Bạn làm ở đó bạn phải định hình được phải tính như thế nào Cách của anh @Hien là ok cho bạn nếu bạn mới tập tễnh vào nghề.
Lâu dần bạn sẽ đúc kết đc kinh nghiệm và hướng theo cách giải quyết đc đúng nhất, chứ không ai có thể chỉ cho bạn từng lý từng tý đc
Bạn thử làm theo cách 2 cua Hien: bạn thử tính % trên doanh thu mà phân bổ chi phí đi, ỏ lấy định mức giá vốn đi, rồi từ từ xữ lý theo chuyên nghiệp dần dần
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Nếu công ty của bạn người thật việc thật, không vẽ vời chi phí lương, hợp đồng lao động đầy đủ, bảng lương chuyển ATM thì cơ quan thuế chẳng thể bóc tách chi phí nhân công của bạn.

Còn nếu đã không theo dõi được các chi phí nhân công phát sinh thật này cho các đối tượng tính giá thành mà lại muốn phân bổ cho nó thì tự vẽ ra các chứng từ về chấm công, định mức,... một cách tương đối hợp lý thôi.
 
  • Like
Reactions: thuhuebaby
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Bạn làm ở đó bạn phải định hình được phải tính như thế nào Cách của anh @Hien là ok cho bạn nếu bạn mới tập tễnh vào nghề.
Lâu dần bạn sẽ đúc kết đc kinh nghiệm và hướng theo cách giải quyết đc đúng nhất, chứ không ai có thể chỉ cho bạn từng lý từng tý đc
Bạn thử làm theo cách 2 cua Hien: bạn thử tính % trên doanh thu mà phân bổ chi phí đi, ỏ lấy định mức giá vốn đi, rồi từ từ xữ lý theo chuyên nghiệp dần dần
Mình hiểu ý anh ý nhưng ở đây là để trao đổi và chia sẻ cơ mà. Mỗi ý của từng người lại giúp cho mình tìm ra cách xử lý hợp lý và định hướng rõ hơn cách mình làm. Mình có quyền được hỏi mà. Còn quyền trả lời thuộc về mọi người. Hỏi càng kĩ thì định hướng càng dễ. Hiểu rõ bản chất vấn đề thì làm sẽ đúng và tự tin với cách mình làm. Với mình quan niệm là không biết thì hỏi, muốn giỏi thì phải học.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Nếu công ty của bạn người thật việc thật, không vẽ vời chi phí lương, hợp đồng lao động đầy đủ, bảng lương chuyển ATM thì cơ quan thuế chẳng thể bóc tách chi phí nhân công của bạn.

Còn nếu đã không theo dõi được các chi phí nhân công phát sinh thật này cho các đối tượng tính giá thành mà lại muốn phân bổ cho nó thì tự vẽ ra các chứng từ về chấm công, định mức,... một cách tương đối hợp lý thôi.
Thực tế em thấy, công ty nào cũng nào cũng phải xử lý phần chi phí mà anh.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tôi xin nêu 3 cơ sở để nêu cách xử lý công việc trên:

1. Điều kiện để ghi nhận doanh thu dịch vụ:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

2. Các nguyên tắc kế toán: ....
+ Phù hợp : Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

+ Trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

*** Quan điểm của tôi là:
Doanh thu được ghi nhận đáp ứng đủ đièu kiện ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp, vì thực tế đã xác định được chi phí tạo ra doanh thu đó rồi. Ở đây chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó quan tâm đến sự tương ứng theo kỳ phát sinh chứ không phải đối trọng 1-1, doanh thu và chi phí từng món một chính xác match với nhau.

Trong trường hợp này việc chi tiết chính xác hoàn toàn chi phí cho doanh thu của dự án là không cần thiết. Thực tế đó cũng chị là ước tính và phân bổ theo cách của mỗi người, để có sự chính xác này có thể phải tốn thêm chi phí mà chẳng đem lại lợi ịch gì. Do đó cách xử lý không cần chẻ nhỏ ra làm gì. (Tôi chỉ nói trong trường hợp này thôi, còn trường hợp khác thì lại khác nhé!)

Về phần trình bày với cơ quan thuế thì tôi cũng chả biết bạn nói đến bóc tách gì và bóc tách như thế nào trong trường hợp này? Có khi tôi thấy các bạn chỉ nói sợ thế này, sợ thế khác nhưng hỏi tại sao sợ và cụ thể là sợ cái gì thì các bạn cũng không xác định đượclà sợ cái gì. Sợ bâng quơ thì mệt lắm
 
  • Like
Reactions: amtich
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Tôi xin nêu 3 cơ sở để nêu cách xử lý công việc trên:

1. Điều kiện để ghi nhận doanh thu dịch vụ:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

2. Các nguyên tắc kế toán: ....
+ Phù hợp : Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó

+ Trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

*** Quan điểm của tôi là:
Doanh thu được ghi nhận đáp ứng đủ đièu kiện ghi nhận doanh thu và nguyên tắc phù hợp, vì thực tế đã xác định được chi phí tạo ra doanh thu đó rồi. Ở đây chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó quan tâm đến sự tương ứng theo kỳ phát sinh chứ không phải đối trọng 1-1, doanh thu và chi phí từng món một chính xác match với nhau.

Trong trường hợp này việc chi tiết chính xác hoàn toàn chi phí cho doanh thu của dự án là không cần thiết. Thực tế đó cũng chị là ước tính và phân bổ theo cách của mỗi người, để có sự chính xác này có thể phải tốn thêm chi phí mà chẳng đem lại lợi ịch gì. Do đó cách xử lý không cần chẻ nhỏ ra làm gì. (Tôi chỉ nói trong trường hợp này thôi, còn trường hợp khác thì lại khác nhé!)

Về phần trình bày với cơ quan thuế thì tôi cũng chả biết bạn nói đến bóc tách gì và bóc tách như thế nào trong trường hợp này? Có khi tôi thấy các bạn chỉ nói sợ thế này, sợ thế khác nhưng hỏi tại sao sợ và cụ thể là sợ cái gì thì các bạn cũng không xác định đượclà sợ cái gì. Sợ bâng quơ thì mệt lắm
Chị Thắm nói không chia nhỏ ở đây là chi phí nhân công phần bảo dưỡng thôi hay là chi phí nhân công của cả bảo dưỡng và thành phẩm ạ?nếu không xác định chi phí nhân công cho thành phẩm thì giá trị thành phẩm đâu đúng được ạ?
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Chị Thắm nói không chia nhỏ ở đây là chi phí nhân công phần bảo dưỡng thôi hay là chi phí nhân công của cả bảo dưỡng và thành phẩm ạ?nếu không xác định chi phí nhân công cho thành phẩm thì giá trị thành phẩm đâu đúng được ạ?
Là công ty em sản xuất sản phẩm để bán?
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Em đồng ý là ghi nhận 1 khoản doanh thu sẽ tương ứng 1 khoản chi phí, nhưng em ví dụ ghi nhận 2 khoản doanh thu và có cơ sở chắc chắn 1 khoản chi phí thuộc về 2 khoản doanh thu này, như vậy có bắt buộc phải tính toán phân bổ khoản chi phí đó cho 2 khoản doanh thu ko nhỉ?

Mình hiểu ý bạn về 2 khoản DT cùng kỳ. nhưng về mặt HT cũng như phục vụ cho công tác QL vẫn cần phải tập hợp chi phí riêng cho từng đối tượng tính GT vì: Giá cả thị trường biến động hàng ngày, hàng giờ ... Mặc dù 2 SP - DV giống nhau ( Mình chưa nói đến trường hợp khác nhau ) được hoàn thành ở 2 thời điểm, bán cho 2 đối tượng trong cùng 1kỳ KT nhưng ở 2 thời điểm khác nhau thì có chi phí, giá thành khác nhau. Các chi phí không thể theo dõi riêng trực tiếp cần phân bổ để tính chi phí cho từng đối tượng HT lỗ, lãi và phục vụ cho công tác phân tích, QL ..
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Chị thức khuya vậy?:) Vâng, bên em mua Nguyên vật liệu rồi gia công để tạo thành chiếc bơm hoàn chỉnh.
Nguyên tắc trong kế toán, cái gì dùng chung thì phân bổ chi phí
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA