Mỗi tuần một chuyên đề

Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi khác niên độ

  • Thread starter cuthibichha
  • Ngày gửi
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
Xin chào ACE,

Nhờ ACE tư vấn giúp mình trường hợp này:
1/ Trong năm 2014 công ty có ghi nhận khoản phải thu khác từ khách hàng:
Nợ 138: 10đ
Có 112: 10đ

2/ Sau khi kiểm toán, theo yêu cầu, công ty trích dự phòng nợ phải thu khó đòi từ khách hàng, bút toán lập sau niên độ (2015) nên ghi giảm LNST:
Nợ 421: 10đ
Có 229: 10đ

Đồng thời xuất toán chi phí này khi quyết toán thuế TNDN 2014.

3/ Hiện tại, trong 2016 công ty đã thu được khoản tiền này. Dự kiến sẽ hoàn nhập dự phòng.
Cho mình hỏi khi hoàn nhập mình sẽ hạch toán giảm LNST hay là tài khoản nào?
- Khi thu tiền:
Nợ 112: 10đ
Có 138: 10đ

- Khi hoàn nhập:
Nợ 229:
Có ???

- Khi quyết toán cho 2016 mình có được trừ lại khoản chi phí đã xuất toán này vào thu nhập chịu thuế 2016?

Cảm ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Xin chào ACE,

Nhờ ACE tư vấn giúp mình trường hợp này:
1/ Trong năm 2014 công ty có ghi nhận khoản phải thu khác từ khách hàng:
Nợ 138: 10đ
Có 112: 10đ

2/ Sau khi kiểm toán, theo yêu cầu, công ty trích dự phòng nợ phải thu khó đòi từ khách hàng, bút toán lập sau niên độ (2015) nên ghi giảm LNST:
Nợ 421: 10đ
Có 229: 10đ

Đồng thời xuất toán chi phí này khi quyết toán thuế TNDN 2014.

3/ Hiện tại, trong 2016 công ty đã thu được khoản tiền này. Dự kiến sẽ hoàn nhập dự phòng.
Cho mình hỏi khi hoàn nhập mình sẽ hạch toán giảm LNST hay là tài khoản nào?
- Khi thu tiền:
Nợ 112: 10đ
Có 138: 10đ

- Khi hoàn nhập:
Nợ 229:
Có ???

- Khi quyết toán cho 2016 mình có được trừ lại khoản chi phí đã xuất toán này vào thu nhập chịu thuế 2016?

Cảm ơn!

1. Hạch toán theo chế độ kế toán Việt Nam khi thu được khoản nợ phải thu thì ghi tăng tiền, giảm phải thu.

Khi lập báo cáo thì khoản phải thu này đã thu được, nó làm giảm số dự phòng cần lập (nếu không có khoản dự phòng nào khác thì hoàn nhập Nợ 2293/Có 642).

2. Về góc độ thuế: Tại sao khi lập dự phòng không được tính là chi phí tính thuế?

Về logic thì vì khi lập dự phòng chưa tính vào chi phí tính thuế thì khi hoàn nhập dự phòng sẽ không phải ghi giảm chi phí tính thuế (không bị tính là thu nhập tính thuế).
 
  • Like
Reactions: tranthithuong220492
L

lightsphere

Guest
23/10/12
23
4
3
ha noi
Theo quy định thì các khoản dự phòng phải thu tính vào chi phí ko phải lợi nhuận sau thuế
Sau khi thu được tiền thì ghi giảm chi phí và giảm các khoản dự phòng.

Việc bạn ghi dự phòng vào lợi nhuận sau thuế làm thiệt phần thuế TNDN của đơn vị rồi
Theo mình lên làm điều chỉnh lại từ bút toán số 2 thôi

Trích lập dự phòng
Nợ 642
Có 229

Thu nợ
Nợ 112
Có 138

Nợ 229
Có 642

Trích thông tư 200:
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
e) Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xoá nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 "Thu nhập khác".
 
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
1. Hạch toán theo chế độ kế toán Việt Nam khi thu được khoản nợ phải thu thì ghi tăng tiền, giảm phải thu.

Khi lập báo cáo thì khoản phải thu này đã thu được, nó làm giảm số dự phòng cần lập (nếu không có khoản dự phòng nào khác thì hoàn nhập Nợ 2293/Có 642).

2. Về góc độ thuế: Tại sao khi lập dự phòng không được tính là chi phí tính thuế?

Về logic thì vì khi lập dự phòng chưa tính vào chi phí tính thuế thì khi hoàn nhập dự phòng sẽ không phải ghi giảm chi phí tính thuế (không bị tính là thu nhập tính thuế).

1. Do bút toán lập dự phòng này phát sinh sau niên độ nên giảm LNST 421 thay vì 642. Vì vậy mình sẽ giảm 421 thay vì 642?

2. Chi phí này bên mình xuất toán là do tính không chắc chắn của khoản nợ, nghĩa là công ty yêu cầu khách hàng thanh toán khoản chi phí đó nhưng tại thời điểm cuối năm, ho chưa xác thực khoản công nợ đó. Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán đã yêu cầu bên mình xuất toán.
Như vậy trường hợp này có được lấy lại chi phí đã xuất toán này không?

Cảm ơn bạn!
 
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
Theo quy định thì các khoản dự phòng phải thu tính vào chi phí ko phải lợi nhuận sau thuế
Sau khi thu được tiền thì ghi giảm chi phí và giảm các khoản dự phòng.

Việc bạn ghi dự phòng vào lợi nhuận sau thuế làm thiệt phần thuế TNDN của đơn vị rồi
Theo mình lên làm điều chỉnh lại từ bút toán số 2 thôi

Trích lập dự phòng
Nợ 642
Có 229

Thu nợ
Nợ 112
Có 138

Nợ 229
Có 642

Trích thông tư 200:
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
e) Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xoá nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 "Thu nhập khác".

Mình hiểu nguyên tắc là sẽ ghi chi phí nhưng do bút toán lập sau niên độ (đã khóa sổ), vì vậy bên mình đã ghi giảm LNST 421. Theo như bạn hướng dẫn, mình sẽ chuyển bút toán cũ Nợ 421 --> Nợ 642. Và sẽ hoàn nhập Nợ 229/Có 642?

Cảm ơn bạn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
1. Do bút toán lập dự phòng này phát sinh sau niên độ nên giảm LNST 421 thay vì 642. Vì vậy mình sẽ giảm 421 thay vì 642?

2. Chi phí này bên mình xuất toán là do tính không chắc chắn của khoản nợ, nghĩa là công ty yêu cầu khách hàng thanh toán khoản chi phí đó nhưng tại thời điểm cuối năm, ho chưa xác thực khoản công nợ đó. Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán đã yêu cầu bên mình xuất toán.
Như vậy trường hợp này có được lấy lại chi phí đã xuất toán này không?

Cảm ơn bạn!
1. Bạn không ghi Có 421 được mà phải ghi Có 642 vì việc thu được này là sự kiện xảy ra năm 2016, còn tại 2014 Công ty bạn không chắc chắn thu được khoản đó.

2. Chi phí dự phòng bạn đã trừ đi khi quyết toán thuế 2014 thì khoản dự phòng này được loại trừ khỏi chi chi phí tính thuế do tính không chắc chắn nên khi thu được khoản phải thu này thì khoản dự phòng hoàn nhập sẽ không bị đưa vào để tính thuế là hợp logic rồi.
 
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
1. Bạn không ghi Có 421 được mà phải ghi Có 642 vì việc thu được này là sự kiện xảy ra năm 2016, còn tại 2014 Công ty bạn không chắc chắn thu được khoản đó.

2. Chi phí dự phòng bạn đã trừ đi khi quyết toán thuế 2014 thì khoản dự phòng này được loại trừ khỏi chi chi phí tính thuế do tính không chắc chắn nên khi thu được khoản phải thu này thì khoản dự phòng hoàn nhập sẽ không bị đưa vào để tính thuế là hợp logic rồi.
Cảm ơn bạn nhé.
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
1. Bạn không ghi Có 421 được mà phải ghi Có 642 vì việc thu được này là sự kiện xảy ra năm 2016, còn tại 2014 Công ty bạn không chắc chắn thu được khoản đó.

2. Chi phí dự phòng bạn đã trừ đi khi quyết toán thuế 2014 thì khoản dự phòng này được loại trừ khỏi chi chi phí tính thuế do tính không chắc chắn nên khi thu được khoản phải thu này thì khoản dự phòng hoàn nhập sẽ không bị đưa vào để tính thuế là hợp logic rồi.
Việc khoản thu nhập khác này theo thuế thì sẽ phải tính, nếu như a khuyên chủ top như vậy thì rất rủi ro về mặt thuế. Đồng ý quan điểm của a là nếu suy luận logic thì sẽ như vậy. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của cơ quan thuế thì khoản hoàn nhập này sẽ bị tính vào thu nhập khác nên rủi ro rất cao cơ quan thuế sẽ tính vào thu nhập chịu thuế.
Về mặt kế toán, ngay tại năm 2015 và 2016 bạn cũng ko được phép hạch toán trực tiếp vào tài khoản 421. Bạn có thể xem trong hướng dẫn sử dụng tài khoản (QĐ 15) hoặc trong chương 2 thông tư 200 về hướng dẫn sử dụng tài khoản 421. Trong năm 2015, nếu phát hiện ra sai sót bạn cần đánh giá đây là sai sót trọng yếu hay không trọng yếu. Theo như chủ topic nói thì thời điểm phát hiện sai sót là thời điểm đã lập và phát hành BCTC rồi nên bạn căn cứ vào việc sai sót này là trọng yếu hay ko trọng yếu để điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố. Hoàn toàn ko được phép hạch toán trực tiếp qua 421 như 1 nghiệp vụ phát sinh trong năm.
 
L

lightsphere

Guest
23/10/12
23
4
3
ha noi
1. Bạn không ghi Có 421 được mà phải ghi Có 642 vì việc thu được này là sự kiện xảy ra năm 2016, còn tại 2014 Công ty bạn không chắc chắn thu được khoản đó.

2. Chi phí dự phòng bạn đã trừ đi khi quyết toán thuế 2014 thì khoản dự phòng này được loại trừ khỏi chi chi phí tính thuế do tính không chắc chắn nên khi thu được khoản phải thu này thì khoản dự phòng hoàn nhập sẽ không bị đưa vào để tính thuế là hợp logic rồi.

Vậy theo lập luận của anh ở đây chúng ta chỉ ghi nhận nghiệp vụ thu tiền:
Nợ 112
Có 711

Và như vậy sẽ làm tăng thêm phần thuế TNDN công ty phải chịu, trong khi đã mất 1 phần được giảm trong quá khứ? Như vậy liệu có chu toàn?

Thủ tục hồi tố thì khá phức tạp nên tốt nhất tiến hành phi hồi tố là tốt nhất
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Việc khoản thu nhập khác này theo thuế thì sẽ phải tính, nếu như a khuyên chủ top như vậy thì rất rủi ro về mặt thuế. Đồng ý quan điểm của a là nếu suy luận logic thì sẽ như vậy. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của cơ quan thuế thì khoản hoàn nhập này sẽ bị tính vào thu nhập khác nên rủi ro rất cao cơ quan thuế sẽ tính vào thu nhập chịu thuế.
Về mặt kế toán, ngay tại năm 2015 và 2016 bạn cũng ko được phép hạch toán trực tiếp vào tài khoản 421. Bạn có thể xem trong hướng dẫn sử dụng tài khoản (QĐ 15) hoặc trong chương 2 thông tư 200 về hướng dẫn sử dụng tài khoản 421. Trong năm 2015, nếu phát hiện ra sai sót bạn cần đánh giá đây là sai sót trọng yếu hay không trọng yếu. Theo như chủ topic nói thì thời điểm phát hiện sai sót là thời điểm đã lập và phát hành BCTC rồi nên bạn căn cứ vào việc sai sót này là trọng yếu hay ko trọng yếu để điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố. Hoàn toàn ko được phép hạch toán trực tiếp qua 421 như 1 nghiệp vụ phát sinh trong năm.

Cái này là chênh lệch tạm thời phát sinh khi lập báo cáo 2014 mà bạn. Trong trường hợp này hạch toán kế toán theo nguyên tắc kế toán, còn tính thuế theo chế độ tài chính (chưa có đủ điều kiện dự phòng theo TT 228 thì không được tính là chi phí được trừ khi lập dự phòng mà tính là chi phí được trừ khi thực tế phát sinh tổn thất không thu hồi được, hoặc đến khi thỏa mãn các tiêu chuẩn của TT 228).

Nếu hạch toán đúng thì công ty cần ghi nhận thuế hoãn lại từ năm 2014 nữa.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Vậy theo lập luận của anh ở đây chúng ta chỉ ghi nhận nghiệp vụ thu tiền:
Nợ 112
Có 711

Và như vậy sẽ làm tăng thêm phần thuế TNDN công ty phải chịu, trong khi đã mất 1 phần được giảm trong quá khứ? Như vậy liệu có chu toàn?

Thủ tục hồi tố thì khá phức tạp nên tốt nhất tiến hành phi hồi tố là tốt nhất
Nó vẫn còn dư Nợ 138 thì phải ghi Có 138 chứ bạn. Khoản này mới lập dự phòng chứ đã xóa sổ đâu.
 
L

lightsphere

Guest
23/10/12
23
4
3
ha noi
À vâng, đọc đoạn trên e bị nhầm câu từ :D
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Cái này là chênh lệch tạm thời phát sinh khi lập báo cáo 2014 mà bạn. Trong trường hợp này hạch toán kế toán theo nguyên tắc kế toán, còn tính thuế theo chế độ tài chính (chưa có đủ điều kiện dự phòng theo TT 228 thì không được tính là chi phí được trừ khi lập dự phòng mà tính là chi phí được trừ khi thực tế phát sinh tổn thất không thu hồi được, hoặc đến khi thỏa mãn các tiêu chuẩn của TT 228).

Nếu hạch toán đúng thì công ty cần ghi nhận thuế hoãn lại từ năm 2014 nữa.
Cái này thì e nghĩ khác a. Về mặt kế toán thì e sẽ ko xét tới, tuy nhiên về mặt thuế, cơ quan thuế họ sẽ lý giải rằng doanh nghiệp trích lập dự phòng không đúng quy định theo thông tư 228 nên họ sẽ loại ra khỏi chi phí được trừ, nhưng không đồng nghĩa với việc coi như doanh nghiệp không trích lập dự phòng. Do đó khi hoàn nhập họ vẫn bắt tính vào thu nhập chịu thuế và quan điểm này e thấy là hợp lý. Vì vậy, theo e đây sẽ là chênh lệch vĩnh viễn. Mặt khác, về kế toán, trong trường hợp này tài sản thuế TNDN chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn nhưng rõ ràng đây là khoản không chắc chắn do không thể xác định là có thu hồi được công nợ hay không. Do đó, nếu có ghi nhận tài sản thuế thì cũng vi phạm nguyên tắc thận trọng.
Về thực tế năm 2014 e có đi làm cổ phần hóa cho 1 số doanh nghiệp nhà nước thì cơ quan thuế họ cũng làm tương tự như vậy. Quan điểm của e ở đây ko phải là dùng thực tế cơ quan thuế làm để nói và hiểu thông tư nhưng thực tế thấy họ làm như vậy là phù hợp nên e muốn chia sẻ như vậy.
 
ghet_that

ghet_that

Cao cấp
9/4/05
371
48
28
43
vietnam
Cái này thì e nghĩ khác a. Về mặt kế toán thì e sẽ ko xét tới, tuy nhiên về mặt thuế, cơ quan thuế họ sẽ lý giải rằng doanh nghiệp trích lập dự phòng không đúng quy định theo thông tư 228 nên họ sẽ loại ra khỏi chi phí được trừ, nhưng không đồng nghĩa với việc coi như doanh nghiệp không trích lập dự phòng. Do đó khi hoàn nhập họ vẫn bắt tính vào thu nhập chịu thuế và quan điểm này e thấy là hợp lý. Vì vậy, theo e đây sẽ là chênh lệch vĩnh viễn. Mặt khác, về kế toán, trong trường hợp này tài sản thuế TNDN chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn nhưng rõ ràng đây là khoản không chắc chắn do không thể xác định là có thu hồi được công nợ hay không. Do đó, nếu có ghi nhận tài sản thuế thì cũng vi phạm nguyên tắc thận trọng.
Về thực tế năm 2014 e có đi làm cổ phần hóa cho 1 số doanh nghiệp nhà nước thì cơ quan thuế họ cũng làm tương tự như vậy. Quan điểm của e ở đây ko phải là dùng thực tế cơ quan thuế làm để nói và hiểu thông tư nhưng thực tế thấy họ làm như vậy là phù hợp nên e muốn chia sẻ như vậy.
Mình thấy bạn lập luận về chi phí thuế như vậy là không đúng, trích lập dự phòng bị loại ra khỏi chi phí hợp lý thì khi hoàn nhập khoản doanh thu khác (hoặc ghi giảm chi phí) này cũng không chịu thuế vì đơn giản năm trích lập thanh tra bị loại ra vì không hợp lý thì có thể sửa lại coi như không có trích lập, nếu bạn gặp trường hợp này thì theo mình nhìn nhận là cơ quan thuế đã tủm tỉm cười thầm ngon quá rồi, chưa nói người ta ví thanh tra thuế doanh nghiệp nhà nước như 1 quả bóng căng đầy nước (với lượng nước là mức độ thu theo kế hoạch của thuế), quả bóng phình ra bạn bịt chỗ phình này thì nó lại phình chỗ kia, thế nên doanh nghiệp đó đã cố tình hoặc thống nhất với thuế loại khoản đó vì không loại khoản đó sẽ lại phải loại khoản khác, kết quả cũng sẽ là truy thu phạt một mức như thế thôi.
 
  • Like
Reactions: lapbitas
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Mình thấy bạn lập luận về chi phí thuế như vậy là không đúng, trích lập dự phòng bị loại ra khỏi chi phí hợp lý thì khi hoàn nhập khoản doanh thu khác (hoặc ghi giảm chi phí) này cũng không chịu thuế vì đơn giản năm trích lập thanh tra bị loại ra vì không hợp lý thì có thể sửa lại coi như không có trích lập, nếu bạn gặp trường hợp này thì theo mình nhìn nhận là cơ quan thuế đã tủm tỉm cười thầm ngon quá rồi, chưa nói người ta ví thanh tra thuế doanh nghiệp nhà nước như 1 quả bóng căng đầy nước (với lượng nước là mức độ thu theo kế hoạch của thuế), quả bóng phình ra bạn bịt chỗ phình này thì nó lại phình chỗ kia, thế nên doanh nghiệp đó đã cố tình hoặc thống nhất với thuế loại khoản đó vì không loại khoản đó sẽ lại phải loại khoản khác, kết quả cũng sẽ là truy thu phạt một mức như thế thôi.
uh, khoản này thực tế là các văn bản về thuế TNDN ko có quy định rõ ràng mà, nó chỉ nói chung rằng trích lập dự phòng ko đúng quy định thì t ko cho a tính vào chi phí được trừ, nhưng thu nhập khác để tính vào thu nhập chịu thuế thì bao gồm cả khoản dự phòng. Vì ko rõ ràng cụ thể nên ko thể nói ai đúng ai sai nên có thể cơ quan thuế họ áp đặt suy nghĩ. Vì thế có thể nó sẽ phụ thuộc vào quan điểm của từng cán bộ thuế, mình làm thì cán bộ thuế TP. HCM và cục thuế Bình dương cũng đều áp như vậy và thực tế cơ sở họ đưa ra mình thấy cũng phù hợp. Kiểu chi phí ko có hóa đơn thì t loại, nhưng chi phí đó tạo ra được doanh thu thì kiểu gì doanh thu cũng phải chịu thuế.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cái này thì e nghĩ khác a. Về mặt kế toán thì e sẽ ko xét tới, tuy nhiên về mặt thuế, cơ quan thuế họ sẽ lý giải rằng doanh nghiệp trích lập dự phòng không đúng quy định theo thông tư 228 nên họ sẽ loại ra khỏi chi phí được trừ, nhưng không đồng nghĩa với việc coi như doanh nghiệp không trích lập dự phòng. Do đó khi hoàn nhập họ vẫn bắt tính vào thu nhập chịu thuế và quan điểm này e thấy là hợp lý. Vì vậy, theo e đây sẽ là chênh lệch vĩnh viễn. Mặt khác, về kế toán, trong trường hợp này tài sản thuế TNDN chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn nhưng rõ ràng đây là khoản không chắc chắn do không thể xác định là có thu hồi được công nợ hay không. Do đó, nếu có ghi nhận tài sản thuế thì cũng vi phạm nguyên tắc thận trọng.
Về thực tế năm 2014 e có đi làm cổ phần hóa cho 1 số doanh nghiệp nhà nước thì cơ quan thuế họ cũng làm tương tự như vậy. Quan điểm của e ở đây ko phải là dùng thực tế cơ quan thuế làm để nói và hiểu thông tư nhưng thực tế thấy họ làm như vậy là phù hợp nên e muốn chia sẻ như vậy.
Thuế hoãn lại ở đây là do chênh lệch tạm thời của khoản phải thu này. Bạn cứ phân tích bằng con số cụ thể áp dụng VAS 17 và các quy định của thuế sẽ rõ.

Giá trị ghi sổ = Giá gốc - Dự phòng không thu hồi được theo kế toán (dự phòng khó đòi)

Cơ sở tính thuế = Giá gốc

Ở đây không thể xem là chênh lệch vĩnh viễn được vì đến khi DN thực sự không thu hồi được (phải xóa sổ) hoặc khi có đủ cơ sở theo quy định của luật thuế thì sẽ được tính là chi phí được trừ.
 
  • Like
Reactions: lapbitas
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Thuế hoãn lại ở đây là do chênh lệch tạm thời của khoản phải thu này. Bạn cứ phân tích bằng con số cụ thể áp dụng VAS 17 và các quy định của thuế sẽ rõ.

Giá trị ghi sổ = Giá gốc - Dự phòng không thu hồi được theo kế toán (dự phòng khó đòi)

Cơ sở tính thuế = Giá gốc

Ở đây không thể xem là chênh lệch vĩnh viễn được vì đến khi DN thực sự không thu hồi được (phải xóa sổ) hoặc khi có đủ cơ sở theo quy định của luật thuế thì sẽ được tính là chi phí được trừ.
Anh có thể xem lại VAS 17, VAS 01 và hướng dẫn hạch toán tài khoản 243, giả sử như a nói nó là chênh lệch tạm thời được khấu trừ thì đây cũng ko được phép hạch toán vào tài khoản 243 vì ko chắc chắn tài sản này sẽ được thu hồi trong tương lai, cái này thì nguyên tắc thận trọng nói rất rõ. Còn về thuế thì chi phí năm nào là tính vào chi phí năm đó, ko thể nói chi phí năm 2014 ko thu thập đầy đủ hồ sơ trích lập dự phòng thì ko tính vào chi phí được trừ nhưng năm 2015 thu thập đủ thì chi phí dự phòng năm 2014 kia lại được tính vào chi phí được trừ năm 2015 được. Nên e ko đồng tình với a rằng khi xóa sổ khoản công nợ nếu đầy đủ hồ sơ thì sẽ được tính toàn bộ giá gốc khoản phải thu kia vào chi phí được trừ. Rõ ràng trường hợp này là trích lập dự phòng ko theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính làm sao được trừ???
 
ghet_that

ghet_that

Cao cấp
9/4/05
371
48
28
43
vietnam
:D thuế TNDN không trùng lắp, vì bản chất của khoản thu nhập khác này đã nộp thuế TNDN rồi nhé. Cũng sẽ xử lý giống như cổ tức nhận được từ đơn vị khác, cổ tức đã đóng thuế tndn ở đơn vị khác nên về mình sẽ không chịu thuế tndn
 
  • Like
Reactions: lapbitas
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
Cảm ơn ý kiến của mọi người.

Thật sự qua các năm làm việc tại 1 vài công ty thì mình chưa thấy các công ty này áp dụng các "điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố". Phần lớn các bút toán điều chỉnh sau niên độ mà ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì sẽ chỉnh trực tiếp vào TK 421 (retained earnings) và được kiểm toán, thuế chấp nhận qua các năm thanh kiểm tra.

Vế bút toán hoàn nhập dự phòng, mình vẫn chưa rõ chỗ này do chưa làm bao giờ. Nghĩa là mình không được phép điều chỉnh giảm 421, nhưng nếu điều chỉnh 642 thì có ổn không vì quá khứ mình đã không ghi nhận vào 642?

Khoản CP dự phòng bên mình đã loại vĩnh viễn chứ không loại tạm thời khi quyết toán 2014.
Nếu thật sự bút toán điều chỉnh phải ghi giảm CP 642 thì trừ lại vào thu nhập chịu thuế của 2016 thì có ổn không?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Anh có thể xem lại VAS 17, VAS 01 và hướng dẫn hạch toán tài khoản 243, giả sử như a nói nó là chênh lệch tạm thời được khấu trừ thì đây cũng ko được phép hạch toán vào tài khoản 243 vì ko chắc chắn tài sản này sẽ được thu hồi trong tương lai, cái này thì nguyên tắc thận trọng nói rất rõ. Còn về thuế thì chi phí năm nào là tính vào chi phí năm đó, ko thể nói chi phí năm 2014 ko thu thập đầy đủ hồ sơ trích lập dự phòng thì ko tính vào chi phí được trừ nhưng năm 2015 thu thập đủ thì chi phí dự phòng năm 2014 kia lại được tính vào chi phí được trừ năm 2015 được. Nên e ko đồng tình với a rằng khi xóa sổ khoản công nợ nếu đầy đủ hồ sơ thì sẽ được tính toàn bộ giá gốc khoản phải thu kia vào chi phí được trừ. Rõ ràng trường hợp này là trích lập dự phòng ko theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính làm sao được trừ???

Vì không đúng quy định nên nó mới phát sinh chênh lệch tạm thời: Ghi nhận theo kế toán khác với ghi nhận theo thuế.

Định nghĩa và ví dụ về cơ sở tính thuế của tài sản là khoản phải thu khác này em xem ví dụ ở VAS 17 (như khoản cho vay).
 
  • Like
Reactions: lapbitas

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA