Mỗi tuần một chuyên đề

Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi khác niên độ

  • Thread starter cuthibichha
  • Ngày gửi
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cảm ơn ý kiến của mọi người.

Thật sự qua các năm làm việc tại 1 vài công ty thì mình chưa thấy các công ty này áp dụng các "điều chỉnh hồi tố hoặc phi hồi tố". Phần lớn các bút toán điều chỉnh sau niên độ mà ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thì sẽ chỉnh trực tiếp vào TK 421 (retained earnings) và được kiểm toán, thuế chấp nhận qua các năm thanh kiểm tra.

Vế bút toán hoàn nhập dự phòng, mình vẫn chưa rõ chỗ này do chưa làm bao giờ. Nghĩa là mình không được phép điều chỉnh giảm 421, nhưng nếu điều chỉnh 642 thì có ổn không vì quá khứ mình đã không ghi nhận vào 642?

Khoản CP dự phòng bên mình đã loại vĩnh viễn chứ không loại tạm thời khi quyết toán 2014.
Nếu thật sự bút toán điều chỉnh phải ghi giảm CP 642 thì trừ lại vào thu nhập chịu thuế của 2016 thì có ổn không?

Điều chỉnh hồi tố thì có gì to tát đâu. Chẳng qua ngoài việc điều chỉnh số dư 421 thì cột so sánh trên báo cáo của năm phát hiện ra sai sót thì điều chỉnh lại các chỉ tiêu như thể sai sót chưa xảy ra, và thêm Thuyết minh nữa thôi.

Năm 2014 tôi không đưa chi phí dự phòng này vào chi phí tính thuế thì khi hoàn nhập dự phòng này tôi không ghi giảm chi phí tính thuế. Tôi đã làm kế toán theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán. Khi tính thuế tôi tính theo đúng các quy định của thuế. Nếu ông thuế nào không hiểu thì dạy cho ông ấy về VAS 17 đi.
 
  • Like
Reactions: lapbitas
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Vì không đúng quy định nên nó mới phát sinh chênh lệch tạm thời: Ghi nhận theo kế toán khác với ghi nhận theo thuế.

Định nghĩa và ví dụ về cơ sở tính thuế của tài sản là khoản phải thu khác này em xem ví dụ ở VAS 17 (như khoản cho vay).
ủa anh vẫn chưa hiểu ý em ah. Em bảo là giả sử mà như a thuế có chấp nhận đi nữa thì mình cũng ko được phép ghi nhận vào tài khoản 243 theo kế toán vì ko chắc chắn, nó sẽ vi phạm nguyên tắc thận trọng. Nó ko phải là cái chắc chắn thu hồi được như các khoản khấu hao TSCĐ. Nên nếu anh bảo ghi nhận vào tài sản thuế hoãn lại là chưa đúng với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Còn quan điểm của e thì thuế sẽ ko chấp nhận nên nó sẽ là chênh lệch vĩnh viễn thì trích lập ko đúng quy định. và khi có phát sinh khoản thu nhập liên quan tới chi phí đó thì thuế sẽ bắt tính thuế ngay
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
"Vế bút toán hoàn nhập dự phòng, mình vẫn chưa rõ chỗ này do chưa làm bao giờ. Nghĩa là mình không được phép điều chỉnh giảm 421, nhưng nếu điều chỉnh 642 thì có ổn không vì quá khứ mình đã không ghi nhận vào 642?"
Khoản CP dự phòng bên mình đã loại vĩnh viễn chứ không loại tạm thời khi quyết toán 2014.
Nếu thật sự bút toán điều chỉnh phải ghi giảm CP 642 thì trừ lại vào thu nhập chịu thuế của 2016 thì có ổn không?[/QUOTE]


Nếu điều chỉnh hồi tố thì bạn điều chỉnh số dư đầu kỳ trên 421. Khi hoàn nhập thì hạch toán như bút toán bình thường (Vì suy cho cùng bút toán điều chỉnh hồi tố kia chả qua là được tổng hợp từ 642 với thuế TNDN phát sinh thêm (nếu có)) rồi mới đi qua lợi nhuận sau thuế. Nếu điều chỉnh hồi tố cho năm 2015 thì bạn điều chỉnh hồi tố xong trên báo cáo kết quả kihn doanh năm 2016 bạn vẫn phải trình bày lại chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp cột năm 2015 sau khi hồi tố mà. Nên khi hoàn nhập bạn hạch toán giảm 642 là phù hợp
 
  • Like
Reactions: lapbitas
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
ủa anh vẫn chưa hiểu ý em ah. Em bảo là giả sử mà như a thuế có chấp nhận đi nữa thì mình cũng ko được phép ghi nhận vào tài khoản 243 theo kế toán vì ko chắc chắn, nó sẽ vi phạm nguyên tắc thận trọng. Nó ko phải là cái chắc chắn thu hồi được như các khoản khấu hao TSCĐ. Nên nếu anh bảo ghi nhận vào tài sản thuế hoãn lại là chưa đúng với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Còn quan điểm của e thì thuế sẽ ko chấp nhận nên nó sẽ là chênh lệch vĩnh viễn thì trích lập ko đúng quy định. và khi có phát sinh khoản thu nhập liên quan tới chi phí đó thì thuế sẽ bắt tính thuế ngay

Ví dụ khoản phải thu này là 100, cơ sở tính thuế của khoản phải thu đó = 100 vì khoản phải thu này khi thu hồi không phải chịu thuế trong tương lai.

Giá trị ghi sổ = 100 - Giá trị dự phòng theo chuẩn mực kế toán

Chênh lệch tạm thời = Giá trị ghi sổ - Cơ sở tính thuế = Giá trị dự phòng theo VAS

Cái này cũng như khoản cho vay thôi: Khi khoản cho vay khó đòi thì lập dự phòng. Nếu lập theo đúng quy định của thuế thì không có chênh lệch. Nếu tính theo xét đoán nghề nghiệp khác với thuế thì có chênh lệch tạm thời.

VAS 17:

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

13. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch.


Việc ghi nhận tài sản thuế hoãn lại không gắn với dòng tiền và lợi nhuận trực tiếp từ tài sản đó mà là lợi nhuận tính thuế của một đơn vị chịu thuế.
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Ví dụ khoản phải thu này là 100, cơ sở tính thuế của khoản phải thu đó = 100 vì khoản phải thu này khi thu hồi không phải chịu thuế trong tương lai.

Giá trị ghi sổ = 100 - Giá trị dự phòng theo chuẩn mực kế toán

Chênh lệch tạm thời = Giá trị ghi sổ - Cơ sở tính thuế = Giá trị dự phòng theo VAS

Cái này cũng như khoản cho vay thôi: Khi khoản cho vay khó đòi thì lập dự phòng. Nếu lập theo đúng quy định của thuế thì không có chênh lệch. Nếu tính theo xét đoán nghề nghiệp khác với thuế thì có chênh lệch tạm thời.

VAS 17:

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ

13. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch.


Việc ghi nhận tài sản thuế hoãn lại không gắn với dòng tiền và lợi nhuận trực tiếp từ tài sản đó mà là lợi nhuận tính thuế của một đơn vị chịu thuế.
Theo điểm c khoản 1 điều 48 thông tư 200
"c) Nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, kế toán được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại đối với:
- Tất cả các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ (ngoại trừ chênh lệch tạm thời phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà không phải là giao dịch hợp nhất kinh doanh; và không có ảnh hưởng đến cả lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch).
- Giá trị còn được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng chuyển sang năm sau."


Theo đoạn 13 VAS số 17:
"Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
13. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch."

Theo điểm b, khoản 8 phần các nguyên tắc kế toán cơ bản của VAS 01 quy định:
"Các nguyên tắc kế toán cơ bản
Thận trọng
08. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;"

Căn cứ vào các quy định trên, do doanh nghiệp ko thể chắc chắn được có thể thu hồi được khoản công nợ phải thu khó đòi đã được trích lập hay không nên thu nhập tính thuế trong tương lai thu được khi khoản công nợ này được thanh toán là ko chắc chắn {ko chắc chắn thu hồi được nợ khó đòi để có lợi nhuận mà tính thuế (lợi nhuận là lợi nhuận tính riêng cho khoản phải thu khó đòi này thôi)}. Như vậy, áp dụng theo nguyên tắc thận trọng thì công ty ko được phép ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại trong trường hợp này.
 
  • Like
Reactions: cuthibichha
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Theo điểm c khoản 1 điều 48 thông tư 200
"c) Nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, kế toán được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại đối với:
- Tất cả các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ (ngoại trừ chênh lệch tạm thời phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà không phải là giao dịch hợp nhất kinh doanh; và không có ảnh hưởng đến cả lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch).
- Giá trị còn được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng chuyển sang năm sau."


Theo đoạn 13 VAS số 17:
"Chênh lệch tạm thời được khấu trừ
13. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại cần được ghi nhận cho tất cả các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này, ngoại trừ tài sản thuế hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (lỗ tính thuế) tại thời điểm giao dịch."

Theo điểm b, khoản 8 phần các nguyên tắc kế toán cơ bản của VAS 01 quy định:
"Các nguyên tắc kế toán cơ bản
Thận trọng
08. Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;"

Căn cứ vào các quy định trên, do doanh nghiệp ko thể chắc chắn được có thể thu hồi được khoản công nợ phải thu khó đòi đã được trích lập hay không nên thu nhập tính thuế trong tương lai thu được khi khoản công nợ này được thanh toán là ko chắc chắn {ko chắc chắn thu hồi được nợ khó đòi để có lợi nhuận mà tính thuế (lợi nhuận là lợi nhuận tính riêng cho khoản phải thu khó đòi này thôi)}. Như vậy, áp dụng theo nguyên tắc thận trọng thì công ty ko được phép ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại trong trường hợp này.

Em hiểu sai về điều kiện ghi nhận tài sản thuế hoãn lại rồi. Nếu thu hồi được nợ khó đòi thì lập dự phòng làm gì nữa.
 
  • Like
Reactions: cuthibichha
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Em hiểu sai về điều kiện ghi nhận tài sản thuế hoãn lại rồi. Nếu thu hồi được nợ khó đòi thì lập dự phòng làm gì nữa.
Đúng là như thế. Nếu chắc chắn thu được thì ko phải trích lập dự phòng. Nhưng ở đây ae mình đang nói tới việclà ko chắc chắn nên mới phải trích lập. Và khi trích lập ko đủ điều kiện theo thông tư 228 thì ko được phép ghi nhận tài sản thuế theo các văn bản e đã trích dẫn. Còn a thì bảo ghi nhận nên e phản biện lại thôi
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Đúng là như thế. Nếu chắc chắn thu được thì ko phải trích lập dự phòng. Nhưng ở đây ae mình đang nói tới việclà ko chắc chắn nên mới phải trích lập. Và khi trích lập ko đủ điều kiện theo thông tư 228 thì ko được phép ghi nhận tài sản thuế theo các văn bản e đã trích dẫn. Còn a thì bảo ghi nhận nên e phản biện lại thôi
Năm nay lập nhưng chưa đủ điều kiện để tính vào chi phí được trừ theo thuế. Năm sau khoản đó thực sự tổn thất này được trừ theo quy định của thuế thì nó phát sinh chênh lệch tạm thời mà. Công ty có lợi nhuận để sử dụng khoản chênh lệch tạm thời là được, chứ không phải thu từ khoản này.

Ở Việt Nam thì sự khác biệt giữa thuế và kế toán không nhiều chứ các nước thì nhiều nước tính thuế theo cash basic nên các khoản dự phòng phải trả, dự phòng tổn thất không được tính là chi phí tính thuế khi lập dự phòng mà chỉ ghi nhận khi phát sinh thực tế chi (thanh toán phải trả, phát sinh tổn thất tài sản).
 
  • Like
Reactions: cuthibichha
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Năm nay lập nhưng chưa đủ điều kiện để tính vào chi phí được trừ theo thuế. Năm sau khoản đó thực sự tổn thất này được trừ theo quy định của thuế thì nó phát sinh chênh lệch tạm thời mà.

Em khẳng định với a là chắc chắn ko được, vì chi phí của năm nào sẽ tính vào năm đó, đây là chi phí của năm tính thuế trước đã bị loại thì ko bao h được tính vào chi phí tính thuế các năm sau. Nếu năm sau tổn thất xảy ra, nếu đủ toàn bộ các chứng từ thì chỉ được trừ tối đa phần giá gốc - phần đã trích lập năm trước ko được tính vào chi phí chứ ko thể được tính toàn bộ vào chi phí.

"Công ty có lợi nhuận để sử dụng khoản chênh lệch tạm thời là được, chứ không phải thu từ khoản này."
Em thấy khoản này a đang hiểu nhầm 1 chút, lợi nhuận ở đây ko phải là tổng lợi nhuận của doanh nghiệp để tính ra thu nhập tính thuế mà là lợi nhuận do thu hồi được riêng cái khoản công nợ đã được trích lập dự phòng kia thôi (nghĩa là số tiền đã thu được tương ứng với phần đã trích lập dự phòng từ các năm trước. Gỉa sử nợ giá gốc khoản nợ khó đòi 100, công ty đã trích lập 50. sang năm sau công ty thu hồi lại 100 thì lợi nhuận được trừ khi tính thuế TNDN là 50). Và do ko chắc chắn việc có thể thu hồi nợ khó đòi hay không nên việc công ty ghi nhận giá trị tài sản thuế là vi phạm nguyên tắc thận trọng. Nếu hình thành nên thuế TNDN hoãn lại phải trả thì mới được ghi nhận.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
  • Like
Reactions: cuthibichha
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Em khẳng định với a là chắc chắn ko được, vì chi phí của năm nào sẽ tính vào năm đó, đây là chi phí của năm tính thuế trước đã bị loại thì ko bao h được tính vào chi phí tính thuế các năm sau. Nếu năm sau tổn thất xảy ra, nếu đủ toàn bộ các chứng từ thì chỉ được trừ tối đa phần giá gốc - phần đã trích lập năm trước ko được tính vào chi phí chứ ko thể được tính toàn bộ vào chi phí.

He he. Thế thì còn nói chuyện gì là khác biệt giữa thuế và kế toán nữa! Cơ quan thuế nào mà hiểu máy móc như vậy thì cũng bó tay luôn!
 
  • Like
Reactions: cuthibichha
ghet_that

ghet_that

Cao cấp
9/4/05
371
48
28
43
vietnam
XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH CHÊNH LỆCH TẠM THỜI ĐƯỢC KHẤU TRỪ VỀ LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN. (VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 17 TRONG BÀI TOÁN NÀY)
Ví dụ:
Công ty ABC kinh doanh mặt hàng may mặc (sản xuất mặt hàng may mặc). Năm 2013 Công ty có kiểm toán cho niên độ kế thúc năm 2013, đến cuối năm thì có lượng hàng tồn kho thành phẩm của mặt hàng này là rất lớn với danh sách mặt hàng lên đến 500 mặt hàng trong đó có khoản 200 mặt hàng trị giá là 20 tỷ đã tồn kho từ năm 2012 và chưa bán được đã bị lỗi thời. Nhưng để xác định được giá trị thuần của từng mặt hàng trong danh sách 500 mặt hàng để có cơ sở trích lập dự phòng là rất khó nên kế toán không trích lập dự phòng theo hướng dẫn như thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009.
Kết quả là vào Quý 1 năm 2014, Công ty kiểm toán vào kiểm toán báo cáo tài chính 2013, Kiểm toán áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng yêu cầu Công ty trích lập 1 khoản dự phòng là 10% trên tổng giá trị của thành phẩm với giá trị là 2 tỷ và đây là 1 khoản trọng yếu nếu công ty muốn chấp nhận ra Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần thì phải trích lập dự phòng theo yêu cầu của kiểm toán. Và Công ty đã chấp nhận yêu cầu của kiểm toán và đã tiến hành điều chỉnh trích lập dự phòng trong năm 2013 với số tiền là 2 tỷ và hạch toán như sau:
Nợ 632: 2.000.000.000
Có 159: 2.000.000.000
A – Quyết toán thuế TNDN năm 2013
Khi làm quyết toán thuế TNDN năm 2013 thì Kế toán đã loại trừ khoản 2 tỷ dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (Ghi vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN) vì Cơ sở chứng từ là chưa đủ theo TT228 để được thuế chấp nhận là chi phí được trừ. Giả sử lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 là 4 tỷ. Giả sử thuế suất thuế TNDN là 20% thì kết quả hạch toán khi tính thuế TNDN như sau:
Chi phí thuế TNDN: 4.000.000.000*20%=800.000.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành: 6.000.000.000*20%=1.200.000.000
Chi phí thuế TNDN hoãn lại: (2.000.000.000) *20%=(400.000.000) (Hoặc bằng Chi phí thuế TNDN trừ đi chi phí thuế TNDN hiện hành)
Hạch toán năm 2013 như sau:
Nợ 8211: 6.000.000.000*20%=1.200.000.000
Có 3334:6.000.000.000*20%=1.200.000.000
Nợ 243: 400.000.000
Có 8212: 400.000.000
B – Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 như sau:
Tokhai20131.png

Tokhai20132.png

C – Năm 2014.
Sang Quý 2/2014 thì Công ty đã trúng được đơn đặt hàng với giá trị thuần có thể thực hiện được bằng giá vốn là 20 tỷ (Tức là giá bán bằng giá vốn) chưa thu tiền cho khách hàng A (Trường hợp mà giá bán Quý 2/2014 cao hơn 20 tỷ hoặc thấp hơn 20 tỷ thì cũng tương tự như giả thiết mà mình đưa ra, các bạn có thể xem phần Note bên dưới để thấy rõ vấn đề). Vậy năm 2014 Công ty tiến hành hạch toán như sau:
Bút toán 1:
Nợ 131:22.000.000.000
Có 511: 20.000.000.000
Có 3331: 2.000.000.000
Bút toán 2:
Nợ 632: 20.000.000.000
Có 156: 20.000.000.000
Bút toán 3: Hoàn nhập lại khoản lập dự phòng năm 2013, khi chúng ta bán được hàng
Nợ 159: 2.000.000.000
Có 632: 2.000.000.000
Giả sử lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2014 là 5 tỷ, thuế suất thuế TNDN là 20%. Kế toán tiến hành tính thuế TNDN năm 2014 như sau:
Chi phí thuế TNDN: 5.000.000.000*20%=1.000.000.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành: 5.000.000.000- 2.000.000.000=3.000.000.000*20%=600.000.000
(Giải thích 2 tỷ được trừ vào chi phí như sau: Lý do 2 tỷ này là năm 2013 khi làm quyết toán thuế TNDN chúng ta đã đã loại ra khỏi chi phí được trừ năm 2013 và sang năm 2014 thì phải chấp nhận là chi phí được trừ khi đã thực hiện xong việc bán hàng. Bởi vì giá vốn của hàng tồn kho luôn luôn là 20 tỷ khi chúng ta quyết toán thuế TNDN mà năm 2013 đã trích lập 2 tỷ nhưng khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 chúng ta đã loại trừ ra 2 tỷ. Vậy năm 2014 mặt dù giá vốn kế toán đã hạch toán là 18 tỷ nhưng khi quyết toán thuế chúng ta phải cộng vào thêm 2 tỷ vào tờ khai quyết toán thuế TNDN để cho phù hợp và 2 tỷ này chúng ta điều chỉnh ở chỉ tiêu B11 trong Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2014).
Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 1.000.000.000- 600.000.000=400.000.000 hoặc bằng 2.000.000.000*20%=400.000.000
Hạch toán kế toán năm 2014 như sau:
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Nợ 8211: 600.000.000
Có 3334: 600.000.000
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Nợ 8212: 400.000.000
Có 243: 400.000.000
Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2014, được trình bày như sau:
Tokhai20141.png

Note:
Giả sử với bài toán này luôn nhưng qua Quý 2 năm 2014 thì giá bán của hàng tồn kho này nhỏ hơn 20 tỷ mà giá vốn của kế toán hạch toán năm 2014 có 18 tỷ thì chúng ta cũng làm tương tư như trường hợp bán bằng 20 tỷ tức là Giá vốn được chấp nhận năm 2014 vẫn là 20 tỷ (Tức là chúng ta điều chỉnh chỉ tiêu 2 tỷ mà năm 2013 không chấp nhận vào chi phí được trừ năm 2013 vào chỉ tiêu B11 trong tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2014).
Giả sử sang Quý 2 năm 2014 chúng ta bán với giá bán còn cao hơn giá vốn thì cách làm chúng ta cũng làm tương tự cho năm 2013 tức là năm 2013 chúng ta đưa 2 tỷ dự phòng vào chi phí được trừ năm 2014. Điều này đồng nghĩa với việc Giá vốn theo thuế năm 2014 phải là 20 tỷ. Do năm 2014 khi xảy ra nghiệp vụ bán hàng thì giá vốn của kế toán chỉ có 18 tỷ (Bởi vì chúng ta đã có 1 bút toán hoàn nhập giá vốn là 2 tỷ).
Hoặc nếu đàm phán được với kiểm toán thì chúng ta có thể đưa bằng chứng cho kiểm toán để yêu cầu kiểm toán không điều chỉnh bút toán lập dự phòng năm 2013 nữa tức và chúng ta phải làm tờ khai thuế TNDN bổ sung năm 2013. Nếu làm theo cách này thì năm 2014 sẽ không có bút toán Nợ 159 có 632 nữa.
⇒ Từ bài toán này các anh bạn có thể vận dụng cho lập dự phòng nợ phải thu kho đòi nếu xảy ra trường hợp tương tự như trên
 
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
He he. Thế thì còn nói chuyện gì là khác biệt giữa thuế và kế toán nữa! Cơ quan thuế nào mà hiểu máy móc như vậy thì cũng bó tay luôn!
Sao lại là máy móc ạ, trích lập dự phòng đúng theo quy định mà a, quy định là quá hạn 6 -12 tháng 30%, 1-2 năm 50%, 2-3 năm 70% 3 năm trở lên 100%. Cứ theo các mốc đó mà tính vào chi phí từng năm chứ. Việc doanh nghiệp ko thu thập đủ là lỗi của doanh nghiệp trong việc quản lý công nợ. Không có lý nào lỗi quản lý của doanh nghiệp lại đẩy cho thuế chịu thiệt cả. Quy định rõ ràng như vậy sao lại bảo ng ta là máy móc?
 
ghet_that

ghet_that

Cao cấp
9/4/05
371
48
28
43
vietnam
Mình nghĩ khoản công nợ này là chắc hồ sơ chứng từ linh tinh, không có biên bản đối chiếu xác nhận ... nên bản thân nó dù có trích đúng quy định cũng không được trừ phí hợp lệ. Hoặc có thể là hóa đơn xuất khống phần gửi gắm chi phí và đơn vị và thuế đã thống nhất là loại vĩnh viễn. Chứ còn bản chất thì thuế tndn không đánh 2 lần, ghi nhận doanh thu đã chịu thuế, trích lập không đưa vào hợp lệ mà khi đòi đc lại tính doanh thu chịu thuế thì sạt nghiệp
 
  • Like
Reactions: lapbitas
cuthibichha

cuthibichha

Trung cấp
13/6/10
103
0
18
TP Vũng Tàu
XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH CHÊNH LỆCH TẠM THỜI ĐƯỢC KHẤU TRỪ VỀ LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN. (VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 17 TRONG BÀI TOÁN NÀY)

Hoặc nếu đàm phán được với kiểm toán thì chúng ta có thể đưa bằng chứng cho kiểm toán để yêu cầu kiểm toán không điều chỉnh bút toán lập dự phòng năm 2013 nữa tức và chúng ta phải làm tờ khai thuế TNDN bổ sung năm 2013. Nếu làm theo cách này thì năm 2014 sẽ không có bút toán Nợ 159 có 632 nữa.
⇒ Từ bài toán này các anh bạn có thể vận dụng cho lập dự phòng nợ phải thu kho đòi nếu xảy ra trường hợp tương tự như trên

Mình thắc mắc là niên độ cũ đã khóa sổ, kiểm toán vào đầu năm sau mới phát hiện thiếu sót, khi đó sổ năm cũ đã đóng, sao vẫn chỉnh thẳng vào Chi Phí được bạn? Mình chỉ có thể chỉnh trong niên độ hiện tại?

Nếu mình không chỉnh dự phòng thì tài khoản đó treo số dư hoài luôn hay sao bạn?
 
ghet_that

ghet_that

Cao cấp
9/4/05
371
48
28
43
vietnam
Nếu kiểm toán xong mà còn trong thời hạn nộp bctc thì bạn có thể hạch toán các điều chỉnh tăng giảm khớp luôn theo số của kiểm toán, nếu quá hạn nộp thì đành sửa lại bctc và nộp lại nếu liên quan đến thuế tndn

Số công nợ khó đòi thì phải nghĩ cách xử lý
- nếu công nợ hồ sơ đầy đủ trích lập dự phòng theo quy định đưa dần vào chi phí hợp lệ
- Nếu hồ sơ không có cơ sở thì trích lập cũng như không và cũng xác định không đòi được thì đưa luôn vào chi phí ko hợp lệ
- Nếu công nợ mà lâu dài vài năm nhưng cũng có thể đòi được hoặc không đòi đc và hồ sơ không hợp lệ thì chịu khó treo vài năm chờ xem tình hình. Như bản thân mình ngày trước cũng làm kiểu kết chuyển công nợ phải thu khó đòi sang các công nợ phải trả khách hàng gửi gắm, dù của các khách hàng khác nhau nhưng chưa bị thuế phát hiện :D chắc do vừa làm vừa lo chăm xóc chu đáo cán bộ thuế, chứ ko khéo .... rồi
 
  • Like
Reactions: lapbitas
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Sao lại là máy móc ạ, trích lập dự phòng đúng theo quy định mà a, quy định là quá hạn 6 -12 tháng 30%, 1-2 năm 50%, 2-3 năm 70% 3 năm trở lên 100%. Cứ theo các mốc đó mà tính vào chi phí từng năm chứ. Việc doanh nghiệp ko thu thập đủ là lỗi của doanh nghiệp trong việc quản lý công nợ. Không có lý nào lỗi quản lý của doanh nghiệp lại đẩy cho thuế chịu thiệt cả. Quy định rõ ràng như vậy sao lại bảo ng ta là máy móc?
Kế toán làm dựa trên các xét đoán của kế toán, thuế tính thuế dựa theo quy định của thuế. Khoản nợ có thể quá hạn 2 năm nhưng khả năng thu hồi 80% thì kế toán cũng chỉ lập dự phòng 20%. Khoản nợ quá hạn 1 tháng nhưng khả năng thu hồi chỉ 50% thì kế toán cần lập dự phòng 50%. Cái tỷ lệ kia chỉ là tính thuế thôi.

Ở các nước thậm chí thuế còn tính theo cash basic, không cho chi phí dự phòng là chi phí tính thuế mà tính trên cơ sở thực tế thiệt hạn. Bạn có thể đọc thêm ví dụ các sách giáo khoa nước ngoài hoặc các sách hướng dẫn IFRS về IAS 12 sẽ rõ hơn.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH CHÊNH LỆCH TẠM THỜI ĐƯỢC KHẤU TRỪ VỀ LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN. (VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 17 TRONG BÀI TOÁN NÀY)
Ví dụ:
Công ty ABC kinh doanh mặt hàng may mặc (sản xuất mặt hàng may mặc). Năm 2013 Công ty có kiểm toán cho niên độ kế thúc năm 2013, đến cuối năm thì có lượng hàng tồn kho thành phẩm của mặt hàng này là rất lớn với danh sách mặt hàng lên đến 500 mặt hàng trong đó có khoản 200 mặt hàng trị giá là 20 tỷ đã tồn kho từ năm 2012 và chưa bán được đã bị lỗi thời. Nhưng để xác định được giá trị thuần của từng mặt hàng trong danh sách 500 mặt hàng để có cơ sở trích lập dự phòng là rất khó nên kế toán không trích lập dự phòng theo hướng dẫn như thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009.
Kết quả là vào Quý 1 năm 2014, Công ty kiểm toán vào kiểm toán báo cáo tài chính 2013, Kiểm toán áp dụng nguyên tắc kế toán thận trọng yêu cầu Công ty trích lập 1 khoản dự phòng là 10% trên tổng giá trị của thành phẩm với giá trị là 2 tỷ và đây là 1 khoản trọng yếu nếu công ty muốn chấp nhận ra Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần thì phải trích lập dự phòng theo yêu cầu của kiểm toán. Và Công ty đã chấp nhận yêu cầu của kiểm toán và đã tiến hành điều chỉnh trích lập dự phòng trong năm 2013 với số tiền là 2 tỷ và hạch toán như sau:
Nợ 632: 2.000.000.000
Có 159: 2.000.000.000
A – Quyết toán thuế TNDN năm 2013
Khi làm quyết toán thuế TNDN năm 2013 thì Kế toán đã loại trừ khoản 2 tỷ dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (Ghi vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN) vì Cơ sở chứng từ là chưa đủ theo TT228 để được thuế chấp nhận là chi phí được trừ. Giả sử lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 là 4 tỷ. Giả sử thuế suất thuế TNDN là 20% thì kết quả hạch toán khi tính thuế TNDN như sau:
Chi phí thuế TNDN: 4.000.000.000*20%=800.000.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành: 6.000.000.000*20%=1.200.000.000
Chi phí thuế TNDN hoãn lại: (2.000.000.000) *20%=(400.000.000) (Hoặc bằng Chi phí thuế TNDN trừ đi chi phí thuế TNDN hiện hành)
Hạch toán năm 2013 như sau:
Nợ 8211: 6.000.000.000*20%=1.200.000.000
Có 3334:6.000.000.000*20%=1.200.000.000
Nợ 243: 400.000.000
Có 8212: 400.000.000
B – Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 như sau:
Tokhai20131.png

Tokhai20132.png

C – Năm 2014.
Sang Quý 2/2014 thì Công ty đã trúng được đơn đặt hàng với giá trị thuần có thể thực hiện được bằng giá vốn là 20 tỷ (Tức là giá bán bằng giá vốn) chưa thu tiền cho khách hàng A (Trường hợp mà giá bán Quý 2/2014 cao hơn 20 tỷ hoặc thấp hơn 20 tỷ thì cũng tương tự như giả thiết mà mình đưa ra, các bạn có thể xem phần Note bên dưới để thấy rõ vấn đề). Vậy năm 2014 Công ty tiến hành hạch toán như sau:
Bút toán 1:
Nợ 131:22.000.000.000
Có 511: 20.000.000.000
Có 3331: 2.000.000.000
Bút toán 2:
Nợ 632: 20.000.000.000
Có 156: 20.000.000.000
Bút toán 3: Hoàn nhập lại khoản lập dự phòng năm 2013, khi chúng ta bán được hàng
Nợ 159: 2.000.000.000
Có 632: 2.000.000.000
Giả sử lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2014 là 5 tỷ, thuế suất thuế TNDN là 20%. Kế toán tiến hành tính thuế TNDN năm 2014 như sau:
Chi phí thuế TNDN: 5.000.000.000*20%=1.000.000.000
Chi phí thuế TNDN hiện hành: 5.000.000.000- 2.000.000.000=3.000.000.000*20%=600.000.000
(Giải thích 2 tỷ được trừ vào chi phí như sau: Lý do 2 tỷ này là năm 2013 khi làm quyết toán thuế TNDN chúng ta đã đã loại ra khỏi chi phí được trừ năm 2013 và sang năm 2014 thì phải chấp nhận là chi phí được trừ khi đã thực hiện xong việc bán hàng. Bởi vì giá vốn của hàng tồn kho luôn luôn là 20 tỷ khi chúng ta quyết toán thuế TNDN mà năm 2013 đã trích lập 2 tỷ nhưng khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 chúng ta đã loại trừ ra 2 tỷ. Vậy năm 2014 mặt dù giá vốn kế toán đã hạch toán là 18 tỷ nhưng khi quyết toán thuế chúng ta phải cộng vào thêm 2 tỷ vào tờ khai quyết toán thuế TNDN để cho phù hợp và 2 tỷ này chúng ta điều chỉnh ở chỉ tiêu B11 trong Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2014).
Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 1.000.000.000- 600.000.000=400.000.000 hoặc bằng 2.000.000.000*20%=400.000.000
Hạch toán kế toán năm 2014 như sau:
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Nợ 8211: 600.000.000
Có 3334: 600.000.000
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Nợ 8212: 400.000.000
Có 243: 400.000.000
Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2014, được trình bày như sau:
Tokhai20141.png

Note:
Giả sử với bài toán này luôn nhưng qua Quý 2 năm 2014 thì giá bán của hàng tồn kho này nhỏ hơn 20 tỷ mà giá vốn của kế toán hạch toán năm 2014 có 18 tỷ thì chúng ta cũng làm tương tư như trường hợp bán bằng 20 tỷ tức là Giá vốn được chấp nhận năm 2014 vẫn là 20 tỷ (Tức là chúng ta điều chỉnh chỉ tiêu 2 tỷ mà năm 2013 không chấp nhận vào chi phí được trừ năm 2013 vào chỉ tiêu B11 trong tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2014).
Giả sử sang Quý 2 năm 2014 chúng ta bán với giá bán còn cao hơn giá vốn thì cách làm chúng ta cũng làm tương tự cho năm 2013 tức là năm 2013 chúng ta đưa 2 tỷ dự phòng vào chi phí được trừ năm 2014. Điều này đồng nghĩa với việc Giá vốn theo thuế năm 2014 phải là 20 tỷ. Do năm 2014 khi xảy ra nghiệp vụ bán hàng thì giá vốn của kế toán chỉ có 18 tỷ (Bởi vì chúng ta đã có 1 bút toán hoàn nhập giá vốn là 2 tỷ).
Hoặc nếu đàm phán được với kiểm toán thì chúng ta có thể đưa bằng chứng cho kiểm toán để yêu cầu kiểm toán không điều chỉnh bút toán lập dự phòng năm 2013 nữa tức và chúng ta phải làm tờ khai thuế TNDN bổ sung năm 2013. Nếu làm theo cách này thì năm 2014 sẽ không có bút toán Nợ 159 có 632 nữa.
⇒ Từ bài toán này các anh bạn có thể vận dụng cho lập dự phòng nợ phải thu kho đòi nếu xảy ra trường hợp tương tự như trên
Ví dụ này minh họa được ý tưởng về chênh lệch tạm thời nhưng không đúng chuẩn mực và chế độ kế toán!

Riêng với dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì VAS 2 và TT 228 đều quy định như nhau: Việc lập dự phòng là trên cơ sở từng mặt hàng, không thể trên cơ sở "bốc thuốc" một tỷ lệ cho toàn bộ các mặt hàng.

Với dự phòng nợ phải thu khó đòi thì trong thực tế thực hành các công ty có thể ước tính nợ khó đòi tỷ lệ % trên từng khoản phải thu, theo tuổi nợ, theo tổng số các khoản phải thu (thậm chí ở các nước có công ty còn dùng phương pháp ước tính chi phí nợ xấu trên doanh thu). Trong trường hợp ước tính % nợ khó đòi trên từng khoản phải thu, hoặc % trên tổng các khoản phải thu thì có thể khác giữa thuế và kế toán.
 
  • Like
Reactions: lapbitas
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Kế toán làm dựa trên các xét đoán của kế toán, thuế tính thuế dựa theo quy định của thuế. Khoản nợ có thể quá hạn 2 năm nhưng khả năng thu hồi 80% thì kế toán cũng chỉ lập dự phòng 20%. Khoản nợ quá hạn 1 tháng nhưng khả năng thu hồi chỉ 50% thì kế toán cần lập dự phòng 50%. Cái tỷ lệ kia chỉ là tính thuế thôi.

Ở các nước thậm chí thuế còn tính theo cash basic, không cho chi phí dự phòng là chi phí tính thuế mà tính trên cơ sở thực tế thiệt hạn. Bạn có thể đọc thêm ví dụ các sách giáo khoa nước ngoài hoặc các sách hướng dẫn IFRS về IAS 12 sẽ rõ hơn.
Bởi vì sao lại ra quy định như vậy, bởi mục đích quản lý của họ khác với mục đích quản lý của doanh nghiệp, thuế họ ko theo kế toán mà theo mục đích quản lý của họ để minh bạch và rõ ràng, họ muốn tạo ra 1 thước đo lường cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện hơn thì a lại bảo ng ta máy móc
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bởi vì sao lại ra quy định như vậy, bởi mục đích quản lý của họ khác với mục đích quản lý của doanh nghiệp, thuế họ ko theo kế toán mà theo mục đích quản lý của họ để minh bạch và rõ ràng, họ muốn tạo ra 1 thước đo lường cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện hơn thì a lại bảo ng ta máy móc
Quy định tính dự phòng theo thuế là TT 228, còn kế toán dựa theo chuẩn mực kế toán và xét đoán của kế toán. Nếu ông thuế không chấp nhận theo kế toán (do chênh lệch) thì chênh lệch này là chênh lệch tạm thời. Ông cán bộ thuế nào không hiểu thì bảo ông ấy đọc VAS 17 và thông lệ tính thuế trên thế giới (hệ thống thuế Việt Nam cũng được xây dựng theo thông lệ đó).
 
ghet_that

ghet_that

Cao cấp
9/4/05
371
48
28
43
vietnam
Mình đoán khoản dự phòng của bạn kia là không có hồ sơ, xác nhận, đòi nợ ... nên bị loại vĩnh viễn, khi đòi đc hoàn nhập thì có thể lại không chứng minh được là của khoản khó đòi kia nên lại bị ghi nhận doanh thu nộp thuế.

Nhà nước thì nhìn vào xử lý thực tế của 1 đơn vị (chúa mới hiểu quá trình làm việc rồi thống nhất với thuế các chi phí thế nào, có thể là thống nhất là loại 20 % chi phí đơn vị tự lựa chọn 20% thí tốt đi) nói là dự phòng bị loại năm nay thì năm sau không đc là chi phí nữa thì là không chuẩn, không đúng theo luật thuế mà cũng ko chuẩn theo kế toán. mình hồ sơ mấy ông khó đòi toàn đầy đủ hợp đồng, hóa đơn, đối chiếu, công văn thúc giục đòi nợ (tự in sửa vài câu, ngày tháng cứ 2,3 tháng lại xuất bản 1 công văn lưu lại ^ ^, thế mới diễn giải được đòi nợ khó đòi không được nên phải trích vào chi phí)
 
  • Like
Reactions: lapbitas

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA