Hỏi đáp : Cá nhân có thu nhập từ hai nơi trở lên

  • Thread starter The Hoang
  • Ngày gửi
L

lake

Guest
21/3/08
13
0
0
WWW.
Chào các bạn,
Mình có 1 thông tin muốn chia sẽ và cũng nhờ các bạn kiểm định lại tính chính xác thông tin mà mình nêu ra về thuế TNCN trường hợp có thu nhập cố định từ 2 nơi trở lên.
Theo TT62 thì:
"Trường hợp đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công thường xuyên, ổn định từ 02 nơi trở lên; hoặc vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công thường xuyên ổn định; hoặc có thu nhập từ kinh doanh thường xuyên ổn định từ 02 nơi trở lên thì đối tượng nộp thuế được lựa chọn nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh; cụ thể như sau:
- Về giảm trừ cho bản thân: đối tượng nộp thuế được lựa chọn khai giảm trừ cho bản thân ở một nơi phát sinh thu nhập; đồng thời phải thông báo cho đơn vị chi trả thu nhập khác hoặc cơ quan thuế (nơi có hoạt động kinh doanh khác) biết để không tính giảm trừ trùng
..."
Mình đã hỏi phòng tuyên truyền hổ trợ cục thuế TP. HCM thì được hướng dẫn chỉ trừ giảm trừ gia cảnh bản thân (4tr) tại 1 cty, những cty khác thì đưa toàn bộ thu nhập vào tính thuế theo biểu thuế lũy tiến luôn. Điều này chắc mọi người điều biết. Nhưng ở đây mình muốn đề cập là khi thực hiện như vậy thì bạn phải tự "để giành thêm 1 khoản thuế TNCN hàng tháng" để cuối năm phải nộp thêm trong trường hợp bạn có tổng thu nhập 2 nơi >9tr/tháng. Đây sẽ là 1 giánh nặng thuế cho cá nhân đó cuối năm nếu thu nhập càng cao.
Đây là 1 ví dụ mình tính thử: ông D có ký hợp đồng với cty A: 5tr/tháng, cty B 5tr/tháng. Tổng thu nhập 10tr (giả sử 10tr này đã trừ các khoản được trừ khi tính thuế TNCN & không có khai giảm trừ phụ thuộc)
*Tại cty A, ông D kê khai thuế bình thường có trừ giảm trừ gia cảnh bản thân. Thuế TNCN ông D bị trừ hàng tháng = (5tr-4tr) * 5% = 50.000vnd
*Tại cty B, ông D kê khai thuế không có trừ giảm trừ gia cảnh bản thân. Thuế TNCN ông D bị trừ hàng tháng = 5tr * 5% = 250.000vnd
--> tổng thuế trừ hàng tháng = 50.000 + 250.000 =300.000vnd (số thuế này được cấp chứng từ khấu trừ thuế tương ứng)
--> tổng thuế đã khấu trừ & nộp 1 năm là 300.000 * 12 = 3.600.000vnd
Đến cuối năm, ông D tự quyết toán thì thu nhập tính thuế bình quân tháng là 10tr - 4tr = 6tr
thuế TNCN bình quân tháng là (5tr*5%) + (1tr*10%) = 350.000vnd
--> thuế phải nộp năm là 350.000 *12 = 4.200.000vnd
Chênh lệch phải nộp thêm là 600.000vnd
Như vậy, tổng thu nhập hàng tháng càng cao thì cuối năm phải nộp thêm càng nhiều thuế. Đo đó, các bạn nào rơi vào trường hợp này thì nên chuẩn bị tinh thần & tiền nộp thuế nhé.

So với trước đây trừ 10% tại thu nhập từ nơi thứ 2 thì thường là cuối năm không phải nộp thêm thuế mà còn được hoàn thuế. Trường hợp trên là được hoàn lại 2,4tr vnd
Xin các bạn góp ý.

Đọc hết cả 8 trang vẫn không tìm được câu trả lời thỏa đáng cho việc tạm tính thuế TNCN ở cty thứ 2 (trong TH có thu nhập thường xuyên tại 2 nơi).

VD như 1 ông A độc thân không có giảm trừ đối với người phụ thuộc:

- Công ty thứ nhất hợp đồng lđ 12 tháng, có MST, đóng BHXH, giảm trừ bản thân, lương 5 tr, nhân viên--> nộp thuế 5%*(5.000.000-4.000.000)= 50.000đ

- Công ty thứ 2, lương 4tr, ăn trưa 200.000đ, xăng xe 250.000đ, giám đốc---> tính và nộp 10%* 4000.000= 400.000đ?

Nếu đọc kỹ TT 84 và TT62 sẽ thấy:

-TT 84:
"II. KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
...
1.2.7. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các Hiệp hội, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản lý; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; dịch vụ văn hoá; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
- Khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân đã có mã số thuế.
- Khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân không có mã số thuế."


---> Như vậy cái này không nằm trong diện có thu nhập thường xuyên ở 2 nơi với hợp đồng 12tháng trở lên

- Theo TT 62:
"Điều 2. Bổ sung hướng dẫn điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC về giảm trừ gia cảnh như sau:
3. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.8 như sau:

Trường hợp đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công thường xuyên, ổn định từ 02 nơi trở lên; hoặc vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công thường xuyên ổn định; hoặc có thu nhập từ kinh doanh thường xuyên ổn định từ 02 nơi trở lên thì đối tượng nộp thuế được lựa chọn nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh; cụ thể như sau:

- Về giảm trừ cho bản thân: đối tượng nộp thuế được lựa chọn khai giảm trừ cho bản thân ở một nơi phát sinh thu nhập; đồng thời phải thông báo cho đơn vị chi trả thu nhập khác hoặc cơ quan thuế (nơi có hoạt động kinh doanh khác) biết để không tính giảm trừ trùng.

- Về giảm trừ cho người phụ thuộc: trường hợp, đối tượng nộp thuế có nhiều người phụ thuộc, mà số người phụ thuộc tính giảm trừ ở một nơi phát sinh thu nhập không đủ giảm trừ thì được đăng ký số người phụ thuộc chưa giảm trừ hết vào nơi phát sinh thu nhập khác để được giảm trừ."

--> Cái này cũng không nói đến thuế suất nơi thứ 2 là 5% hay 10%

- Cũng theo TT62:
"...
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.2.7, khoản 1, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
...
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng và có hợp đồng lao động thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% theo từng lần chi trả thu nhập hoặc tổng thu nhập mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng."

---> Quan trọng nhất là chỗ màu đỏ đó ạ. Như vậy với hợp đồng lao động mà 3 tháng < thời hạn<12 tháng thì mới tính theo biểu lũy tiến tức 5%, còn lại phải tính theo 10%?

Tóm lại là em hỏi, với ông A ở trên, cả 2 nơi đều ký hợp đồng 12 tháng trở lên thì nơi thứ 2 tính thuế suất 5% hay 10% ạ?:wall:
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
The Hoang

The Hoang

Kế Toán Dạo
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
11/8/05
2,416
286
83
Sài Gòn - Phan Thiết
Đọc hết cả 8 trang vẫn không tìm được câu trả lời thỏa đáng cho việc tạm tính thuế TNCN ở cty thứ 2 (trong TH có thu nhập thường xuyên tại 2 nơi).

VD như 1 ông A độc thân không có giảm trừ đối với người phụ thuộc:

- Công ty thứ nhất hợp đồng lđ 12 tháng, có MST, đóng BHXH, giảm trừ bản thân, lương 5 tr, nhân viên--> nộp thuế 5%*(5.000.000-4.000.000)= 50.000đ

- Công ty thứ 2, lương 4tr, ăn trưa 200.000đ, xăng xe 250.000đ, giám đốc---> tính và nộp 10%* 4000.000= 400.000đ?

Nếu đọc kỹ TT 84 và TT62 sẽ thấy:

-TT 84:
"II. KHẤU TRỪ THUẾ, KHAI THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
...
1.2.7. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ mà không ký hợp đồng lao động như tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các Hiệp hội, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban quản lý; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật; dịch vụ văn hoá; thể dục thể thao; các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý có tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế trước khi trả cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
- Khấu trừ 10% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân đã có mã số thuế.
- Khấu trừ 20% trên thu nhập áp dụng đối với các cá nhân không có mã số thuế."


---> Như vậy cái này không nằm trong diện có thu nhập thường xuyên ở 2 nơi với hợp đồng 12tháng trở lên

- Theo TT 62:
"Điều 2. Bổ sung hướng dẫn điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC về giảm trừ gia cảnh như sau:
3. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.8 như sau:

Trường hợp đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công thường xuyên, ổn định từ 02 nơi trở lên; hoặc vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công thường xuyên ổn định; hoặc có thu nhập từ kinh doanh thường xuyên ổn định từ 02 nơi trở lên thì đối tượng nộp thuế được lựa chọn nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh; cụ thể như sau:

- Về giảm trừ cho bản thân: đối tượng nộp thuế được lựa chọn khai giảm trừ cho bản thân ở một nơi phát sinh thu nhập; đồng thời phải thông báo cho đơn vị chi trả thu nhập khác hoặc cơ quan thuế (nơi có hoạt động kinh doanh khác) biết để không tính giảm trừ trùng.

- Về giảm trừ cho người phụ thuộc: trường hợp, đối tượng nộp thuế có nhiều người phụ thuộc, mà số người phụ thuộc tính giảm trừ ở một nơi phát sinh thu nhập không đủ giảm trừ thì được đăng ký số người phụ thuộc chưa giảm trừ hết vào nơi phát sinh thu nhập khác để được giảm trừ."

--> Cái này cũng không nói đến thuế suất nơi thứ 2 là 5% hay 10%

- Cũng theo TT62:
"...
Điều 5. Sửa đổi, bổ sung tiết 1.2.7, khoản 1, Mục II, Phần D Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:
...
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng và có hợp đồng lao động thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% theo từng lần chi trả thu nhập hoặc tổng thu nhập mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng."

---> Quan trọng nhất là chỗ màu đỏ đó ạ. Như vậy với hợp đồng lao động mà 3 tháng < thời hạn<12 tháng thì mới tính theo biểu lũy tiến tức 5%, còn lại phải tính theo 10%?

Tóm lại là em hỏi, với ông A ở trên, cả 2 nơi đều ký hợp đồng 12 tháng trở lên thì nơi thứ 2 tính thuế suất 5% hay 10% ạ?:wall:

Chào bạn,
Bạn đọc nhưng có lẽ bạn chưa hiểu được cái nào áp dụng cho trường hợp bạn đang quan tâm (Sorry nếu mình nói sai)
Khi đã nói tới thu nhập thường xuyên ở 2 nơi trở lên thì cả tất cả các nơi đều áp dụng theo biểu thuế TNCN (đây là điểm bạn cần nhớ). Giảm trừ ở 1 nơi không hết thì có thể mang sang giảm trừ ở nhưng nơi khác.
Vì vậy, ở nơi thứ 2 thì cứ lấy tổng thu nhập tính thuế từ nơi thứ 2 đưa vào biểu thuế TNCN mà tính ra thôi.
Theo như ví dụ đơn giản của bạn thì nơi thứ 2 áp dụng mức thuế 5%.(Do mức thuế 5% áp dụng trong khoản từ 0 -5tr)
Hy vọng đã giúp được bạn.
Good luck
 
Sửa lần cuối:
R

redchilly

Guest
17/10/06
4
0
0
Ha noi
Theo mình được biết thì trường hợp này ông A có thể cam kết là tổng thu nhập của ông A không vượt quá 48tr/năm để tạm thời không bị khấu trừ 5% tại cty thứ 2.
Có thể tham khảo form cam kết này bạn nhé.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BẢN CAM KẾT


Kính gửi: CÔNG TY TNHH ....................

1. Tên tôi là: ........................................................
2. Mã số thuế TNCN (nếu có): .........................................-
3. Số CMND/hộ chiếu:......................... Ngày cấp:................... Nơi cấp: ..........................
4. Địa chỉ cư trú: .................................................................................................................
6. Nơi làm việc chính (nếu có): .........................................................................................
Hiện tôi đang thực hiện hợp đồng giao khoán số.........2010/KOTO-....... tại Công ty TNHH K......................................
Tôi cam kết rằng tổng thu nhập năm ............ của tôi không vượt quá .........(*) .............. triệu đồng (ghi bằng chữ.................................................................................................).
Tôi đề nghị Công ty TNHH .................. tạm thời chưa thực hiện khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin nêu trên.


Hà nội, ngày ...... tháng ...... năm..........
Người cam kết
(Ký, ghi rõ họ tên)
 
T

Taivucholon

Guest
24/12/14
2
0
1
51
Chào bạn Thế Hoàng và các bạn! cho mình hỏi, Mình làm nhân viên lâu năm tại 1 Cty Cổ Phần(Hđ kg xác định thời hạn, BHXH,YT...đầy đủ)lương 5tr (đã có đăng ký GTGC:2 người), giờ mình làm thêm phụ trách kế toán cho 1 Cty TNHH lương 3 triệu(cty này mới thành lập), vậy mình có cần phải làm hợp đồng giao khoán hay HĐLĐ thời vụ không và cuối năm có cần tự đi quyết toán hay Chỉ cần làm mẫu cam kết 23 theo tt119 (nộp cho cty TNHH và cuối năm ủy quyền cho Công ty Cổ Phần quyết toán thay). Mình đang lúng túng quá.Xin cả nhà chỉ giúp. Chân thành cảm ơn.
 
K

khanhlinh678

Sơ cấp
12/1/16
1
0
1
47
Bạn thehoang phân tích như vậy là chuẩn đấy. Người lao động phải hiểu rằng làm việc gì cũng có 2 mặt. Không phải nộp trước thì nộp sau hoặc nộp thừa thì được hoàn lại. Thà trừ trước từng lần ít còn hơn là không trừ rồi phải nộp 1 cục thì lúc đó có còn tiền để nộp ko? nên coi đó là khoản tiền đã dữ trữ và đóng thuế rồi đi. Nếu còn phải nộp thì nộp ít nữa ko sợ phải đi vay. Còn phần đã nộp rồi thì cuối năm quyết toán còn thừa thì đươc hoàn lại có mất đâu. Còn nếu nộp chậm thì còn bị phạt nữa. Tốt nhất thu nhập ở nơi thứ 2 người lao động nên để khấu trừ 10% là tốt nhất, cũng chẳng sai về luật đâu, mà đảm bảo về mặt chi phí. Vì vẫn được hoàn lại bằng tiền mà, người lao động không nên so đo lũy tiến hay thu 10%. Cuối cùng cùng phải quyết toán.
 

Similar threads

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA