Hạch toán khoản chi phí bị loại khi quyết tóan thuế TNDN

  • Thread starter RUOK
  • Ngày gửi
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
hat nói:
Trường hợp của Hoangloc cũng có thể có hướng xử lý khác mà không phải in lại báo cáo tài chính. Bạn có thể hiểu đơn giản như thế này: chi phí thuếchi phí Kế toán có thể khác nhau. Chi phí thuế chỉ dùng để xác định số thuế TNDN phải nộp, còn chi phí Kế toán thì đó là chi phí của cty bạn, bạn có quyền tính toán cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của cty bạn.
Chính vì lý do này mà sau khi quyết toán, nếu số thuế TNDN thay đổi bạn chỉ cần sử dụng bút toán điều chỉnh số thuế TNDN phải nộp và không cần phải thay đổi lại BCTC. Số chi phí thuế thay đổi này bạn sẽ điều chỉnh vào lần quyết toán thuế sau.
Bạn giải quyết vậy cũng là quyền của bạn, tuy nhiên nếu bạn làm vậy sẽ bị thiệt thòi cho doanh nghiệp.

Phần chi phí đưa vào hết thì bị loại, trong khi sang năm sau không dc đưa vào chi phí phần loại đó.

Do vậy phải làm điều chỉnh lại là tốt nhất HAT nhỉ, vì cũng đâu tốn thời gian bao nhiêu mà lại hợp lý nữa. Đồng ý không HAT?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
AC3K nói:
Bạn giải quyết vậy cũng là quyền của bạn, tuy nhiên nếu bạn làm vậy sẽ bị thiệt thòi cho doanh nghiệp.
Mình không đồng ý với bạn, cách làm của mình rất có lợi cho doanh nghiệp đấy chứ. Có thể bạn đọc nhưng chưa hiểu hết.
AC3K nói:
Phần chi phí đưa vào hết thì bị loại, trong khi sang năm sau không dc đưa vào chi phí phần loại đó.
Việc cán bộ thuế bảo phải in lại BCTC thì đúng cán bộ thuế phải xem lại trình độ đi.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
hat nói:
Việc cán bộ thuế bảo phải in lại BCTC thì đúng cán bộ thuế phải xem lại trình độ đi.
Anh hat ơi, theo như hoangloc nói thì:
hoangloc nói:
tuy nhiên, BCTC này ko cần nộp thuế mà chỉ lưu ở doanh nghiệp phục vụ cho lần quyết toán tiếp theo!
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
Mình hiểu Tú Anh à, nhưng bạn thử nghĩ xem trong 1 cty mà lưu hành 2 bộ BCTC, liệu về mặt pháp luật có ổn không. Đấy là mình còn chưa đề cập đến trường hợp BCTC do kiểm toán lập nữa.
 
S

Scorpio

Guest
30/12/04
144
0
0
43
Somewhere with U :)
hat nói:
Chính vì lý do này mà sau khi quyết toán, nếu số thuế TNDN thay đổi bạn chỉ cần sử dụng bút toán điều chỉnh số thuế TNDN phải nộp và không cần phải thay đổi lại BCTC. Số chi phí thuế thay đổi này bạn sẽ điều chỉnh vào lần quyết toán thuế sau.
Em nghĩ cách của bác HAT là đơn giản nhất. Cứ giữ nguyên BCTC và tất cả các thay đổi thì điều chỉnh vào năm sau.
Tuy nhiên, số thuế TNDN bị truy thu này, khi lên biểu "tình hình thực hiện nghĩa vụ với NN thì phải đưa vào cột "số còn phải nộp năm trước chuyển sang" phải không ạ?
Cảm ơn chị Tú Anh, anh VVNam, anh Hat, bạn AC3K và mọi người đã quan tâm đến câu hỏi của em!
 
Va Anh Toi

Va Anh Toi

Guest
hoangloc nói:
Em nghĩ cách của bác HAT là đơn giản nhất. Cứ giữ nguyên BCTC và tất cả các thay đổi thì điều chỉnh vào năm sau.

HAT nói như vậy là đúng đấy hoangloc à.

hoangloc nói:
Tuy nhiên, số thuế TNDN bị truy thu này, khi lên biểu "tình hình thực hiện nghĩa vụ với NN thì phải đưa vào cột "số còn phải nộp năm trước chuyển sang" phải không ạ?

Số thuế TNDN bị truy thu này được đưa vào cột "Số phải nộp trong năm nay" ở dưới có ghi chú là số thuế TNDN bị truy thu theo biên bản QTT, như vậy mới đúng vì biểu thuế có tính kế thừa, số cuối kỳ của năm trước chuyển sang là số đầu kỳ của năm sau.
 
S

Scorpio

Guest
30/12/04
144
0
0
43
Somewhere with U :)
Va Anh Toi nói:
Số thuế TNDN bị truy thu này được đưa vào cột "Số phải nộp trong năm nay" ở dưới có ghi chú là số thuế TNDN bị truy thu theo biên bản QTT, như vậy mới đúng vì biểu thuế có tính kế thừa, số cuối kỳ của năm trước chuyển sang là số đầu kỳ của năm sau.
Anh VAT ui, chính xác là có đến 3 người ở cục thuế HN nói với em: số thuế bị truy thu phải đưa vào cột "Số còn phải nộp năm trước chuyển sang". Họ giải thích: Thuế bị truy thu là thuế từ năm trước..
Hic, thế là thế "lào" nhỉ?
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
hat nói:
Mình hiểu Tú Anh à, nhưng bạn thử nghĩ xem trong 1 cty mà lưu hành 2 bộ BCTC, liệu về mặt pháp luật có ổn không. Đấy là mình còn chưa đề cập đến trường hợp BCTC do kiểm toán lập nữa.
Vậy khi bạn phân bổ những công cụ dụng cụ không tương xứng với doanh thu chi phí thì Kiểm Toán có yêu cầu bạn phân bổ lại không. Thuế yêu cầu phân bổ những công cụ dụng cụ này là đúng, đã xác nhận bởi tác giả (tức là tình hình thực tế tại doanh nghiệp).

Cái này không phải là hai bộ BCTC mà bổ sau điều chỉnh cho bộ trước thôi. Chẳng có gì là trái pluật cả,

Còn cách của bạn lợi cho công ty cái gì? ngoài việc kế toán khỏi làm gì, và ngồi chơi xơi nước???????
Mình ví dụ nhé:
Phần loại chi phí đó ra của thuế là 100TR. nếu không treo lại tài khoản 142 thì năm sau bạn lấy gì phân bổ cho khoản 100tr này. Như vậy nếu giả sử năm sau doanh nghiệp hoạt động hòa vốn thì phải đóng thuế 28triệu rồi
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
hoangloc nói:
Anh VAT ui, chính xác là có đến 3 người ở cục thuế HN nói với em: số thuế bị truy thu phải đưa vào cột "Số còn phải nộp năm trước chuyển sang". Họ giải thích: Thuế bị truy thu là thuế từ năm trước..
Hic, thế là thế "lào" nhỉ?
Thế là đúng đó bạn. Bạn mới hỏi có 3 ng thôi, chứ nếu hỏi 300 người thì câu trả lời vẫn vậy.
Nhưng vấn đề ko cần phải lập lại báo cáo tài chính làm gì. Có giải pháp điều chỉnh số liệu mà. Bận bịu gì cái con số đó đâu vì đó là số phận đã an bài rồi.
Căn cứ thông báo, bạn cứ nộp thuế, và hạch toán bình thường trong năm nay. trong báo cáo, bạn bổ xung giải trình là ổn mà.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
hat nói:
Mình hiểu Tú Anh à, nhưng bạn thử nghĩ xem trong 1 cty mà lưu hành 2 bộ BCTC, liệu về mặt pháp luật có ổn không. Đấy là mình còn chưa đề cập đến trường hợp BCTC do kiểm toán lập nữa.
Mình chỉ đồng ý với cách giải quyết của HAT trong trường hợp sau:

a/Số loại bỏ của phần công cụ đó không đáng kể (không trọng yếu). Nếu nó quá lớn mà không điều chỉnh sẽ thiệt thòi cho công ty.
b/ Do việc này phát sinh ở những năm quá xa mà năm này mới quyết toán, ví dụ phát sinh ở năm 2001 mà năm 2005 mới quyết toán.
c/ Nếu là phát sinh năm 2004 thì chỉ làm thêm một bút toán điều chỉnh của năm 2004 nữa sau đó đưa số đầu kỳ qua là ok. năm sau (2005) đc đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ số tiền công cụ dụng cụ rất lớn này
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Các anh chị và các bạn bàn luận sôi nổi quá nhỉ.

Bác VAT nói đích thị là đúng rồi, cái gì thì cũng có tính kế thừa của nó.

Các bạn đều biết, hiện nay, Chuẩn mực kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp đã ban hành. Chỉ có điều thông tư hướng dẫn chưa có nên các bạn ngại đọc đúng không. HÌnh như GDT đã tập huấn về vấn đề này rồi, phải không anh VAT? em không nhớ chính xác lắm.

Chỉ có điều sắp tới khi TT hướng dẫn ra đời (dự kiến cuối năm 2005 và đầu năm 2006), các bạn sẽ hạch toán thuế TNDN như thế này:

1> Trước tiên phải phân biệt mấy thuật Ngữ: Chênh lệch tạm thời, Chênh lệch vĩnh viễn, Tài sản Thuế thu nhập doanh nghiệp và Công nợ thuế thu nhập doanh nghiệp. CÁc bạn tìm đọc trong chuẩn mực có đấy.

Tôi chỉ cụ thể một chút:
- Chênh lệch tạm thời: Chênh lệch tạm thời thì phải, nó là khoản chênh lệch giữa chi phí thuế và chi phí kế toán do ảnh hưởng bởi chính sách của DN với quy định của luật thuế, như: chi phí khấu hao Dn trích Nhanh theo yêu cầu quản lý với quy định về Khấu hao của QĐ206 chẳng hạn.

- Chênh lệch vĩnh viễn: Chênh lệch vĩnh viễn, nó là khoản chênh lệch do Cơ quan thuế có thể không chấp nhận là chi phí hợp lý hợp lệ, như: thiếu hoá đơn chứng từ, chi vượt khung 10% chi phí quảng cáo, tiếp thị,...

Kết cấu bảng cân đối kế toán sẽ có thêm 2 mục: Tài sản và công nợ Thuế thu nhập hoãn lại.

2> Tôi lấy ví dụ về cách hạch toán:

Thuế phải nộp thực tế: (dự kiến quyết toán): 200
Thuế phải nộp theo kế toán: 250
Chênh lệch: 50

Nguyên nhân chênh lêch:
- Do chính sách khấu hao khiến cho chi phí khấu hao kế toán tăng: 20 (timing diff)
- Do chi phí tiếp thị vượt khung 10%: 30 (permanent diff)

DN hạch toán như sau:

Mục: CÁC khoản phải nộp NSNN: 250 (đúng theo số thực tế)
Trong đó bao gồm:
Thuế thu nhập kế toán: 200
Thuế thu nhập phải thu trong tương lai: 20
Thuế thu nhập phải trả do chênh lệch vĩnh viễn: 30

Mục: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: 20

Mục: Lợi nhuận chưa phân phối: (30)


3> Giải thích từng chỉ tiêu:

- Các khoản phải nộp NSNN: 250 - Đúng theo số thực tế cần phải nộp năm hiện hành, nghiệp vụ kế toán được phản ánh một cách trung thực.

- TS thuế thu nhập/tương ứng bên nguồn là Thuế thu nhập phải thu trong tương lai: 20 - Có nghĩa là, năm hiện tại do chính sách khấu hao nên bạn phải nộp thuế nhiều hơn so với số liệu kế toán, nhưng trong năm tới Chi phí khấu hao kế toán lại giảm so với Chi phí khấu hao của thuế nên các năm tới sẽ tiết kiệm được khoản thuế này. Và như thế nó có đặc điểm của một khoản tài sản và được trình bày trên BCĐKT.

- Chênh lệch vĩnh viễn: 30 - Được trừ vào Lợi nhuận chưa phân phối và tăng Khoản phải nộp NSNN.


Đấy là PP hạch toán sắp tới của các bạn. Còn bây giờ, khi phát sinh chênh lệch giữa số liệu kế toán và số liệu thuế, các bạn vẫn hạch toán Giảm lợi nhuận chưa phân phối / Tăng Khoản phải nộp. Chỉ có điều sẽ không thấy được những khoản nào DN bị mất vĩnh viễn, những khoản nào sẽ thu lại được trong kỳ tới. Và nếu hạch toán như vậy thì kế toán phải ảnh chưa trung thực và hợp lý rồi.

TRường hợp Chênh lệch thuế phải nộp giảm sẽ phát sinh ngược lại: sẽ xuất hiện Công nợ thuế thu nhập hoãn lại thay vì TS thuế thu nhập hoãn lại

Thân,
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
RUOK nói:
em nói ko rõ bác à. Bọn em bị loại chi phí khi họ xác định thu nhập chịu thuế. Em hiểu rồi, như vậy nếu những khoản chi phí mà các bác thuế loại ra là các chi phí hợp lý nhưng không hợp lệ thì em không phải hạch toán gì cả. Cám ơn các bác nhiều nha
Vấn đề là như thế này cơ mà!!!!!!!
Nếu bạn làm như thế này:
Còn cách của bạn lợi cho công ty cái gì? ngoài việc kế toán khỏi làm gì, và ngồi chơi xơi nước???????
Mình ví dụ nhé:
Phần loại chi phí đó ra của thuế là 100TR. nếu không treo lại tài khoản 142 thì năm sau bạn lấy gì phân bổ cho khoản 100tr này. Như vậy nếu giả sử năm sau doanh nghiệp hoạt động hòa vốn thì phải đóng thuế 28triệu rồi
thì năm tới lại bị loại như thường thôi mà. thà ngồi chơi xơi nước, hút thuốc lào còn hay hơn là làm rồi bị loại!
Xét về thời gian, nếu bạn làm theo cách này:
c/ Nếu là phát sinh năm 2004 thì chỉ làm thêm một bút toán điều chỉnh của năm 2004 nữa sau đó đưa số đầu kỳ qua là ok. năm sau (2005) đc đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ số tiền công cụ dụng cụ rất lớn này
thì là sai rồi, vì về nguyên tắc, thời gian không trở lại. Sổ sách kế toán có niên độ, và phải được chốt, chuyển sổ từ thời khắc cuối ngày 31/12 hàng năm rồi.
Kế toán hiện tại áp dụng chế độ kế toán máy, và ko làm đúng quy định về chế độ kế toán ( trong điều kiện chấp nhận được, vì báo cáo chưa nộp - chẳng hạn vậy) thì việc chữa sổ sách số liệu, sẽ làm sổ sách đẹp hơn thôi, chứ bản chất luộm thuộm số liệu đâu có sửa đổi được?
Đúng không bạn?
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Bathanh nói:
Vấn đề là như thế này cơ mà!!!!!!!
Nếu bạn làm như thế này:

thì năm tới lại bị loại như thường thôi mà. thà ngồi chơi xơi nước, hút thuốc lào còn hay hơn là làm rồi bị loại!
Xét về thời gian, nếu bạn làm theo cách này:

thì là sai rồi, vì về nguyên tắc, thời gian không trở lại. Sổ sách kế toán có niên độ, và phải được chốt, chuyển sổ từ thời khắc cuối ngày 31/12 hàng năm rồi.
Kế toán hiện tại áp dụng chế độ kế toán máy, và ko làm đúng quy định về chế độ kế toán ( trong điều kiện chấp nhận được, vì báo cáo chưa nộp - chẳng hạn vậy) thì việc chữa sổ sách số liệu, sẽ làm sổ sách đẹp hơn thôi, chứ bản chất luộm thuộm số liệu đâu có sửa đổi được?
Đúng không bạn?
Mình không đồng ý một chút nào. Công cụ dụng cụ khi thuế xác định là không đc phân bổ hết vào năm quyết toán. Thì phần để lại vào năm sau sao lại không được, không văn bản nào hoặc công văn nào nói là không được cả, bạn xem lại vấn đề này nhé.

Thuế không chấp nhận chi phí năm quyết toán chứ đâu phải không chấp nhận chi phí năm sau. Nếu bạn có quyết định của thuế loại chi phí 50% CCDC đã phân bổ vào năm quyết toán ra, thì chi phí này phải là chi phí hợp lý hợp lệ vào năm sau chứ.

Mình ví dụ. Năm 2004 số liệu phân bổ dụng cụ là 500 triệu. Nhưng thuế chỉ chấp nhận cho bạn là 250 triệu. (giả sử BCTC của năm 2004 đang hòa vốn). Tức là bạn phải nộp thuế TNDN thêm 250*28% = 70triệu.

Do đó sang năm 2005 bạn điều chỉnh phần nộp thuế thêm, 70 triệu, mình không có gì bàn cãi chuyện này.

Nhưng bạn chỉ làm tới đó mà chấm dứt. Thì Chi phí 250 triệu thuế loại ra thì cty bạn tiêu mất vì sạt nghiệp.

Vì mình ví dụ trong năm 2005 bạn tiếp tục lời. Thì bạn tiếp tục đóng thuế, trong khi đó chi phí 250 triệu thì lại không đưa vào chi phí hợp lý thì ôi thôi chết......chết ....chết ngắc cho các doanh nghiệp.

Mình nói vậy mà các bạn không hiểu nữa thì...........
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Hic!
Bạn nói thế này:
c/ Nếu là phát sinh năm 2004 thì chỉ làm thêm một bút toán điều chỉnh của năm 2004 nữa sau đó đưa số đầu kỳ qua là ok.
mà khi CQ Thuế tới ĐV quyết toán, nếu nhanh cũng là Quý 2/2005. và biên bản kiểm tra quyết toán được lập vào cuối đợt kiểm tra, 2 bên cùng ký vào đó.
nếu ĐV sửa lại số liệu vào thời điểm 31/12/2004 thì BB Kiểm tra là thế nào?
Nói chính xác, và làm chính xác là:
Căn cứ biên bản kiểm tra, và hướng dẫn bút toán điều chỉnh trong biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Đoàn kiểm tra. Kế toán tiến hành thực hiện các bút toán điều chỉnh có liên quan ( và đương nhiên phải sau ngày kiểm tra, trong năm 2005 rồi):
- Nhóm bút toán 1: Nợ 3334 - Có 421 -
- Nhóm bút toán 2: Nợ 15/Nợ 2 - Có 421 -

Bạn nedved trình bày bằng thuật ngữ tiếng Anh, mình thực sự ko hiểu, nhưng:

Còn bây giờ, khi phát sinh chênh lệch giữa số liệu kế toán và số liệu thuế, các bạn vẫn hạch toán Giảm lợi nhuận chưa phân phối / Tăng Khoản phải nộp
Cũng không đúng.
Có những khoản bị loại khỏi thu nhập tính thuế TNDN vẫn được hồi trở về TK theo dõi ban đầu ( như các bạn đã ví dụ: Khấu hao, phân bổ sai tỷ lệ v.v). Bút toán điều chỉnh vẫn ghi tăng các TS này, giảm hao mòn và tăng lợi nhuận .
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Bathanh nói:
Có những khoản bị loại khỏi thu nhập tính thuế TNDN vẫn được hồi trở về TK theo dõi ban đầu ( như các bạn đã ví dụ: Khấu hao, phân bổ sai tỷ lệ v.v). Bút toán điều chỉnh vẫn ghi tăng các TS này, giảm hao mòn và tăng lợi nhuận .

Thế này thì mọi người vẫn chưa lĩnh hội được vấn đề rồi. Thật đáng buồn. Tôi sẽ dịch lại mấy chữ tiếng Anh ở trên để dễ theo dõi hơn. Nhưng thực ra dịch sang tiếng Việt theo Chuẩn mực sẽ làm giảm nghĩa gốc đi rất nhiều.

Các bạn cần phải hiểu rằng, chi phí thuế chỉ là một số dùng để áp thuế. Chi phí kế toán mới là chi phí thực của DN.

Vậy thì, Khi chi phí Khấu hao không được chấp nhận do Khấu hao nhanh chẳng hạn chúng ta lại thực hiện điều chỉnh Giảm chi phí/Giảm Khấu hao thì có phải là chúng ta không coi đó thực sự là chi phí của DN rồi còn gì. Nếu mà điều chỉnh như thế thì tại sao chúng ta không làm theo Khung của Thuế ngay từ đầu có phải đơn giản không. Tôi dám chắc rằng bất kỳ ai trong số chúng ta đều có thể biết chắc chắn Chi phí nào hợp lệ, chi phí nào không hợp lệ.

Do vậy, chênh lệch nó thực sự chỉ liên quan đến thuế phải nộp và lợi nhuận còn lại thôi. Thực ra, Thế giới người ta coi Thuế là một khoản chi phí từ lâu rồi, xét trên góc độ tài chính.

Ví dụ:

Lợi nhuận trước thuế: 100
Thuế kế toán: 28
Thuế theo quyết toán (dự kiến): 32

Lợi nhuận thực tế: 68

Đơn giản là ta chỉ cần tăng chi phí thuế lên, giảm lợi nhuận xuống là xong. CÁC khoản chi phí khác đã được ghi nhận vào chi phí trong kỳ rồi, không phải điều chỉnh. Có điều chỉnh chăng chỉ là: Tài sản và công nợ thuế thu nhập doanh nghiệp (xem bài trên để biết thêm)
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
À mà còn một ý nữa tôi thấy mọi người tranh luận rất hăng. Đó là điều chỉnh vào thời điểm nào. CÁC bạn đọc Chuẩn mực kế toán đợt 4 về Sự kiện sau ngày khoá sổ và Chuẩn mực Thuế thu nhập doanh nghiệp. TRong đó có nói về các trường hợp điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh hồi tố như thế nào.

Việc khoá sổ kế toán là việc được thực hiện tại thời điểm khoá sổ. Tuy nhiên, việc lập báo cáo được thực hiện sau ngày khoá sổ và kèm theo nó là rất nhiều các bút toán điều chỉnh có liên quan đến báo cáo tài chính. CÁc bạn cũng nên nhớ rằng, những bút toán này mới là bút toán điều chỉnh, chứ không phải mấy cái bút toán sửa sai mà chúng ta vẫn làm hàng ngày.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Theo em, TH bác nedved trình bày chỉ mới là chênh lệch do sự khác nhau giữa luật thuế và chính sách kế tóan. Còn nếu đơn vị áp dụng sai nguyên tắc kế tóan, giả sử như TH pbổ CCDC ở đây thì phải sửa vào các tài khoản liên quan ngay khi phát hiện (phát hiện có thể là DN hoặc QTT) vào BCTC cho năm đấy (tất nhiên BCTC đã nộp cho các cơ quan chức năng thì không thể điều chỉnh, trừ khi bạn được phép và nộp lại cho tất cả các cơ quan trên).

To bác ned, nếu sai sót xảy ra trước thời điểm nộp BCTC thì đơn giản quá rồi.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Bathanh nói:
Hic!
Bạn nói thế này:

mà khi CQ Thuế tới ĐV quyết toán, nếu nhanh cũng là Quý 2/2005. và biên bản kiểm tra quyết toán được lập vào cuối đợt kiểm tra, 2 bên cùng ký vào đó.
nếu ĐV sửa lại số liệu vào thời điểm 31/12/2004 thì BB Kiểm tra là thế nào?
Nói chính xác, và làm chính xác là:
Căn cứ biên bản kiểm tra, và hướng dẫn bút toán điều chỉnh trong biên bản kiểm tra quyết toán thuế của Đoàn kiểm tra. Kế toán tiến hành thực hiện các bút toán điều chỉnh có liên quan ( và đương nhiên phải sau ngày kiểm tra, trong năm 2005 rồi):
- Nhóm bút toán 1: Nợ 3334 - Có 421 -
- Nhóm bút toán 2: Nợ 15/Nợ 2 - Có 421 -

Bạn nedved trình bày bằng thuật ngữ tiếng Anh, mình thực sự ko hiểu, nhưng:


Cũng không đúng.
Có những khoản bị loại khỏi thu nhập tính thuế TNDN vẫn được hồi trở về TK theo dõi ban đầu ( như các bạn đã ví dụ: Khấu hao, phân bổ sai tỷ lệ v.v). Bút toán điều chỉnh vẫn ghi tăng các TS này, giảm hao mòn và tăng lợi nhuận .
Như vậy là bạn đã đồng ý làm bút toán thứ 2, . Nếu vậy thì bạn xem lại cách trả lời của HAT. và nếu như bạn nói như thế từ đầu thì mình cũng không nói làm gì.

Nói tóm lại bạn điều chỉnh lại bút toán về khấu hao hay công cụ gì đó lại theo quy định.

Còn lúc nào điều chỉnh thì NEDVED cũng đã đề cập, mình cũng chẳng đề cấp làm gì.

Nếu vậy thì bạn đừng nói là " ngồi xơi chơi nước và hút thuốc lào" cho sướng nữa nhé. Mà phải bắt tay vào làm rồi.
 
B

bichdn77

Guest
26/9/05
8
0
0
46
Ha noi
Bluehn nói:
Mình cũng muốn đưa ra một trường hợp: Khi qtoán, doanh nghiệp bị gạt chi phí ko hợp lệ như RUOK hỏi và kế toán điều chỉnh Nợ TK 421- Có TK 3334
Thế nhưng đấy là trường hợp công ty kinh doanh có lãi. Còn trường hợp đến thời điểm qtoán mà công ty vẫn lỗ thì sẽ điều chỉnh như thế nào? Các bạn cho ý kiến nhé.
Mình thấy lỗ hay lãi có quan trọng đâu nhỉ? Nếu đang lỗ, điều chỉnh tăng tiếp TK3334 thì càng lỗ nặng hơn thôi mà
 

Similar threads

M
Trả lời
1
Lượt xem
17K
Thuế TNDN
Viet Huong
Viet Huong
hoathachthao0910
Trả lời
1
Lượt xem
10K
Thuế TNDN
Viet Huong
Viet Huong
Phần mềm BRAVO
Trả lời
0
Lượt xem
23K
Thuế TNDN
Phần mềm BRAVO
Phần mềm BRAVO

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA