Trao đổi về một số chi phí bị loại trừ hơi bị vô lý.

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
L

longxu

Cao cấp
20/11/14
275
99
28
www.ketoan.biz
Về chi phí lương tháng 13, chưa một lảnh đạo cơ quan thuế nào xác nhận cách làm của cán bộ thuế khi loại trừ chi phí lương tháng 13 khi trong hdld có ghi rõ điều kiện và mức hưởng dù công ty đang lỗ. Và sáng nay tôi lại tiếp tục hỏi ý kiến một thanh tra của Cục Thuế TPHCM về điều này cũng vẫn khẳng định là như vậy. Tôi hỏi vậy tại sao một số đoàn thanh tra vẫn loại. Câu trả lời là nếu vậy thì cứ khiếu nại lên trên
xin chia sẻ 1 kinh nghiệm nhỏ khi quyết toán thuế.
Đối với những quy định lờ mờ của Thuế, chẳng hạn như lương tháng 13, gởi 1 cong văn len Tổng cục thuế (không nên gọi điện thoại hỏi ông này bà kia vì cải không lại can bộ thuế khi quyết toán đâu) hỏi điều kiện công nhân chi phí. Chỉ trong 1 tuần chắc chắn Tổng cuc thuế sẽ trả lời, đến thời điểm quyết toán thuế, nếu cán bộ thuế vẫn khăng khăng bác chi phí tháng 13 khi dn lỗ, "quăng" văn bản đó ra xem họ có dám phản bác ý kiến của "Thủ trưởng của nhũng thủ trưởng" của họ không?, nếu họ còn "cứng đầu" thì nói với họ cứ bác chi phí tháng 13, nhưng xác nhận lên văn bản trên là văn bản này sai luật (?).

Chứ làm viêc với thuế, nhất là cán bộ thuế các chi cục thuế, thực quyền thì ít mà hoạch họe thì nhiều, với lý sự cùn kiểu như "lãnh đạo quy đinh như thế ..." thì khó làm việc trực tiếp lắm ...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

Nguyencongthuy

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
25/11/11
982
243
43
Bienhoadongnai
Cái này mình không bàn đến nhe bạn, mình chỉ biết cái nào là đúng và thuyết phục được tất cả mọi người và không bị rủi ro vì trong đó có cái gì không phù hợp.
Tôi thì chỉ hài lòng với những câu trả lời phù hợp và logic, chứ tôi không hài lòng với những câu trả lời không phù hợp, không thuyết phục mà câu đó nhìn vào là tôi có lợi. Đơn giản là vì tôi không muốn tự lừa với chính mình, tôi không thích cài ảo giác, mà tôi chỉ nhắm đến kết quả cuối cùng. Giống như xây nhà, tôi không muốn xây để có căn nhà nhiều tầng mà không có móng vững chắc, vì tôi không muốn hưởng thụ được 1 thời gian rồi thì ngôi nhà đó sụp đổ, nếu may mắn thì mình không bị kẹt trong đó lúc nó sụp đổ, nhưng dù sao thì mình cũng phí tiền vào căn nhà đó mà còn phải lo xử lý hay gánh hậu quả cho cái quyết định xây nhà không có móng.
Yêu cầu quý bà (nếu có quyền lực ở web này) hoặc bqt web chuyển ý kiến của tôi sang box khác hoặc xoá (nếu vi phạm)!
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
xin chia sẻ 1 kinh nghiệm nhỏ khi quyết toán thuế.
Đối với những quy định lờ mờ của Thuế, chẳng hạn như lương tháng 13, gởi 1 cong văn len Tổng cục thuế (không nên gọi điện thoại hỏi ông này bà kia vì cải không lại can bộ thuế khi quyết toán đâu) hỏi điều kiện công nhân chi phí. Chỉ trong 1 tuần chắc chắn Tổng cuc thuế sẽ trả lời, đến thời điểm quyết toán thuế, nếu cán bộ thuế vẫn khăng khăng bác chi phí tháng 13 khi dn lỗ, "quăng" văn bản đó ra xem họ có dám phản bác ý kiến của "Thủ trưởng của nhũng thủ trưởng" của họ không?, nếu họ còn "cứng đầu" thì nói với họ cứ bác chi phí tháng 13, nhưng xác nhận lên văn bản trên là văn bản này sai luật (?).
Chứ làm viêc với thuế, nhất là cán bộ thuế các chi cục thuế, thực quyền thì ít mà hoạch họe thì nhiều, với lý sự cùn kiểu như "lãnh đạo quy đinh như thế ..." thì khó làm việc trực tiếp lắm ...

Kinh nghiệm của bạn hơi rắn. Theo mình thì DN, KT DN cần xác định: DN làm ăn lâu dài, thường xuyên có quan hệ với CQ thuế nơi DN đóng trụ sở vì vậy dù có bất đồng ý kiến khi CB thuế giãi quyết vấn đề nào đó chưa chuẩn thì KT DN phải thật bình tỉnh xem xét lại các văn bản, QĐ... và cách HT của mình, nếu thấy hợp lý thì tạo điều kiện, môi trường thân thiện, thuận tiện, tế nhị để trao đỗi, giãi trình, chứng minh, thuyết phục để CB thuế nhận ra rút lại ý kiến của họ là tốt nhất. Không nhất thiết phải văn bản này nọ khi mình chưa làm hết khả năng thuyết phục. Bạn xem lại ví dụ của mình ở trên . Tại sao GĐ lại không gữi văn bản kháng nghị ?? đó là 1 bài học lớn trong sự nghiệp KT của mình.
 
Sửa lần cuối:
vinhlong

vinhlong

Cao cấp
31/5/08
240
92
28
Vĩnh Long-Sài Gòn
Dưới đây là một số thắc mắc, tôi nêu ra đây để các bạn cùng trao đổi:

Câu hỏi 1:
Khi được kiểm tra quyết toán thuế DN đã bị loại chi phí tiền lương tháng 13 ra khỏi chi phí được trừ khi DN bị lỗ; với lập luận rằng: DN bị lỗ thì làm sao mà thưởng cho nhân viên được. Theo tôi đây là một lập luận nghe có lý nhưng sai hoàn toàn, vì:
1. Không có một văn bản nào quy định khi DN khi bị lỗ thì có quyền không thực hiện cam kết trong hợp đồng. Hợp đồng lao động là một cam kết thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện và số tiền tiền được hưởng của lương tháng 13 thì tại sao cơ quan thuế lại loại chi phí này. Lập luận này ở CCT Quận 1, Quận 5 đã lập luận như vậy.
2. Xét về ý nghĩa: tiền thưởng nhằm mục đích động viên, khuyến khích làm việc, đây không phải là chia lãi của DN nên không thể đợi khi nào có lãi mới có tiền thưởng.

Câu hỏi 2:
Đối với các khoản chi phí tiếp khách, ăn uống- một số cán bộ thuế cho rằng: nếu các hóa đơn này chỉ ghi là ăn uống, hoặc tiếp khách mà không liệt kê ra các món ăn, các thức uống thì sẽ không được tính vào chi phí được trừ, không được khấu trừ thuế GTGT.
Theo tôi đây là một " kỹ thuật" để loại trừ chi phí nhằm thu thuế - vì theo quy định thì bên bán sẽ phải kê chi tiết hàng hóa, việc kê hóa đơn chi tiết như vầy cũng được thực hiện ở nhiều nhà hàng có hệ thống quản lý và phát hành hóa đơn tốt. Còn đa số nhà hàng, quán ăn nhỏ thì không làm được điều này. Khi họ là người nộp thuế, họ bán ra ghi hóa đơn kiểu nào thì vẫn phải nộp thuế. Vì đây chỉ là thuế gián thu nên bản chất là đánh lên người tiêu dùng cuối cùng; khi DN sản xuất kinh doanh sử dụng thì đương nhiên DN chỉ là một người nộp thuế thay người tiêu dùng thôi nên đề nghị xem xét lại việc chấp nhận chi phí và thuế GTGT được khấu trừ trong trường hợp " Ăn uống, tiếp khách " như vầy.

Câu hỏi 3:
Trong các thông tư về thuế TNDN từ trước đến nay chưa có quy định nào bắt buộc phải có "cuốn vé" ( boarding pass) thì vé máy bay mới được tính vào chi phí được trừ. Chỉ đến TT 78 thì có quy định này đối với mua vé máy bay điện tử. Thế nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế thì cứ đòi hỏi phải có cuống vé dù bất cứ trường hợp nào, với lập luận: không có cuốn vé thì mua vé cho người ngoài đi rồi tính vào chi phí công ty sao?
Lập luận trên nghe có vẻ có lý nhưng không thuyết phục. Vì:
1. Luật không quy định nên không được bắt buộc. Vì nếu lập luận trên được chấp thuận thì có rất nhiều chi phí của công ty, có hóa đơn chứng từ, thực tế phát sinh, phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng phải được chấp thuận chi phí được trừ vì cái từ " không lẻ"- Nhưng luật đã quy định không được thì phải chấp nhận là không được, còn luật cho phép thì đừng suy luận theo cảm nhận để loại trừ.
2. Đây là lúc cơ quan thuế kiểm tra, nếu thực tế cán bộ thuế nghi ngờ đây là chi phí khống thi nên yêu cầu DN chứng minh chi phí này thực sự phát sinh, liên quan đến sản xuất kinh doanh của DN để quyết định chi phí đó có phải là chi phí của DN đúng theo quy định của luật thuế không chứ không nên phán theo kiểu chung chung như vậy.

Câu hỏi 4:
Liên quan đến chi phí BHXH, Kinh phí công đoàn- Đến thời điểm hiện tại, giữa cơ quan thuế và BHXH, Công Đoàn chưa có một quyết định thực hiện liên tịch nào để hướng dẫn chung cho DN thống nhất cách thực hiện. Đó là chi phí này có được tính vào chi phí được trừ không khi DN chưa đóng tiền BHXH, KP Công Đoàn.
Vì đây là nghĩa vụ phải trả của DN đối với các cơ quan này nên dù có nộp hay chưa thì đó cũng là khoản phải trả bắt buộc nên phải được tính vào chi phí được trừ. Tuy nhiên, một số DN thực tế đã lợi dụng việc này để kê khai thêm chi phí chứ thực tế không đóng, không kê khai nộp BHXH, nộp KPCĐ. Nên đề nghị Cục Thuế có sự chỉ đạo chung cho các cơ quan thuế để tránh khó khăn cho kế toán khi các sếp chủ DN so sánh "tay nghề" của kế toán về mức độ luồng lách này- Chẳn hạn: trong chúng từ để chấp nhận chi phí BHXH và KPCĐ thì DN phải có Danh sách đóng BHXH đến ngày 21 của tháng, như vậy là đủ để xác định chi phí và nghĩa vụ phải trả của DN rồi. Nếu DN không cũng cấp được cái này thì có cơ sở để loại trừ thuyết phục.


Còn đây là mục đích khi hỏi: Tuy nhiên, cũng nhờ Cục Thuế khi hướng dẫn thì chia từng giai đoạn xử lý cụ thể để DN và cán bộ thuế khi kiểm tra dể có sự thống nhất khi giải quyết.

Vì vậy khi trao đổi các bạn nên đưa ra lập luậ và đề xuất giải pháp phù hợp chứ đừng vào than phiền, chửi bới. Mình cần hướng đến việc xử lý đúng để khỏi khổ sở cho kế toán mình, và cũng không nên để cho ai làm rối một chuyện đơn giản rồi đưa nó về đúng tình trạng thực ban đầu lại được ca ngợi như siêu nhân.

Dear ms Thắm !
Em xin chia sẽ kinh nghiệm của em như sau:
Câu 1: Khiếu nại ok sẽ thắng nếu cty trình bày hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán lương tháng 13.

Câu 2: Cái này nếu đúng Luật là công ty sai, lý do: theo thông tư 64,39 về hoá đơn thì tên hàng hoá ko có tiếp khách hay ăn uống..==> hoá đơn ghi không đúng nội dung kinh tế...==> ko hợp pháp bị loại. Thường hoá đơn ghi ăn uống, tiếp khách phải kẹp tờ hoá đơn bán lẻ ghi ăn bao nhiêu con cá, uống bao nhiêu bia...Còn ko thì phải có Bác đi trước.

Câu 3: Cái này chị sai hoàn toàn hoặc có thể chị chưa đọc kỹ ngay Thông tư 123 cũng có nói rùi chư tới chi 78:
Tại khoản 2.8 Điều 6 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.”

Câu 4: Cái này khó nói lắm nên xin mạn phép ko trả lời.

Trân trọng./.
 
vinhlong

vinhlong

Cao cấp
31/5/08
240
92
28
Vĩnh Long-Sài Gòn
Dear ms Thắm !
Em xin chia sẽ kinh nghiệm của em như sau:
Câu 1: Khiếu nại ok sẽ thắng nếu cty trình bày hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán lương tháng 13.

Câu 2: Cái này nếu đúng Luật là công ty sai, lý do: theo thông tư 64,39 về hoá đơn thì tên hàng hoá ko có tiếp khách hay ăn uống..==> hoá đơn ghi không đúng nội dung kinh tế...==> ko hợp pháp bị loại. Thường hoá đơn ghi ăn uống, tiếp khách phải kẹp tờ hoá đơn bán lẻ ghi ăn bao nhiêu con cá, uống bao nhiêu bia...Còn ko thì phải có Bác đi trước.

Câu 3: Cái này chị sai hoàn toàn hoặc có thể chị chưa đọc kỹ ngay Thông tư 123 cũng có nói rùi chư tới chi 78:
Tại khoản 2.8 Điều 6 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.”

Câu 4: Cái này khó nói lắm nên xin mạn phép ko trả lời.

Trân trọng./.
Mình bổ sung thêm Câu 3:
Trường hợp Công ty có mua vé máy bay (trực tiếp tại các đại lý bán vé máy bay) cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có đầy đủ hóa đơn thu cước vận chuyển hàng không hợp pháp ghi tên địa chỉ và mã số thuế Công ty do các đại lý bán vé máy bay lập thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (không yêu cầu phải có thẻ lên máy bay (boarding pass)). Trường hợp Công ty mua vé máy bay thông qua website thương mại điện tử, nhưng mất thẻ lên máy bay (boarding pass) thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Đôi lời chia sẽ, mong ko bị ném đá./.
 
  • Like
Reactions: xuantham
ACC4RUM

ACC4RUM

Cao cấp
2/3/09
1,666
315
83
Đà Lạt
Thông tư sai! Phải sửa Thông tư thôi? --> Luật cũng sai! Phải sửa Luật thôi? Hay đợt đấy!!!
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Yêu cầu quý bà (nếu có quyền lực ở web này) hoặc bqt web chuyển ý kiến của tôi sang box khác hoặc xoá (nếu vi phạm)!
Dear ms Thắm !
Em xin chia sẽ kinh nghiệm của em như sau:
Câu 1: Khiếu nại ok sẽ thắng nếu cty trình bày hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán lương tháng 13.

Câu 2: Cái này nếu đúng Luật là công ty sai, lý do: theo thông tư 64,39 về hoá đơn thì tên hàng hoá ko có tiếp khách hay ăn uống..==> hoá đơn ghi không đúng nội dung kinh tế...==> ko hợp pháp bị loại. Thường hoá đơn ghi ăn uống, tiếp khách phải kẹp tờ hoá đơn bán lẻ ghi ăn bao nhiêu con cá, uống bao nhiêu bia...Còn ko thì phải có Bác đi trước.

Câu 3: Cái này chị sai hoàn toàn hoặc có thể chị chưa đọc kỹ ngay Thông tư 123 cũng có nói rùi chư tới chi 78:
Tại khoản 2.8 Điều 6 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.”

Câu 4: Cái này khó nói lắm nên xin mạn phép ko trả lời.

Trân trọng./.
Hehe. Chị chỉ muốn đưa vấn đề này ra để mọi người trao đổi và qua trao đổi sẽ hiểu và yên tâm hơn thôi.
Mấy cái này khi chị quyết toán chị đâu có nói nhiều như vầy đâu: Chỉ chỉ nói đơn giản: anh chị về xem văn bản lại đi cái này không thể loại được đâu, viết vào biên bản loại mấy cái này người ta đọc người ta cười chết. Rồi thì cán bộ thuế không lập lại việc loại chi phí kiểu như vầy nữa. Do đó chị lại nghĩ rằng, khi DN nói lại đã nói không đúng bản chất chi phí mình bị loại.
Giống như ngày xưa, chủ của chị rất thích ăn bánh piza, nên mua bánh piza ăn liên tục và lấy hóa đơn bánh piza bao la. Khi quyết toán bị loại ra. Anh ta ức lắm, gặp luật sư Trần Xoa nói rằng: chi phí tiếp khách của tôi có hóa đơn dàng hoàng mà CCT loại ra sạch, thế là anh Xoa kêu đi khiếu nại. Tới chứng nghe chị nói các hóa đơn đó ghi bánh piza, thêm vào đó doanh thu của cty là 100% xuất khẩu. Anh Xoa mới bật ngủa và nói rằng như vậy thì đúng rồi chứ oan ức gì nữa. Đó, qua câu chuyện này các bạn nên nhớ rằng bản chất mới có thể cải được

Hehe. Em lại sai be bét: câu 3: đem cái quy định dành cho mua vé máy bay điện từ vào để áp dụng tất cả cho mua vé tại quầy, tại đại lý mà còn nói chị sai.

@Nguyencongthuy :bạn tự ái hay cảm thấy mình sai? Nếu cảm thấy sai ở đây thì không đúng.
Tôi nói không bàn vì cái điều bạn nói không khéo sẽ kéo mọi người đi xa cái chủ đề của topic, hơn nữa cái nội dung của bạn nói thuộc về chiến lược riêng của người ta không thể bànđúng sai. Đừng tự ái hay bỏ cuộc khi biết rằng mình không sai.
 
Sửa lần cuối:
T

tcuongnd

Guest
5/3/08
26
10
3
37
Vietnam
xin chia sẻ 1 kinh nghiệm nhỏ khi quyết toán thuế.
Đối với những quy định lờ mờ của Thuế, chẳng hạn như lương tháng 13, gởi 1 cong văn len Tổng cục thuế (không nên gọi điện thoại hỏi ông này bà kia vì cải không lại can bộ thuế khi quyết toán đâu) hỏi điều kiện công nhân chi phí. Chỉ trong 1 tuần chắc chắn Tổng cuc thuế sẽ trả lời, đến thời điểm quyết toán thuế, nếu cán bộ thuế vẫn khăng khăng bác chi phí tháng 13 khi dn lỗ, "quăng" văn bản đó ra xem họ có dám phản bác ý kiến của "Thủ trưởng của nhũng thủ trưởng" của họ không?, nếu họ còn "cứng đầu" thì nói với họ cứ bác chi phí tháng 13, nhưng xác nhận lên văn bản trên là văn bản này sai luật (?).

Chứ làm viêc với thuế, nhất là cán bộ thuế các chi cục thuế, thực quyền thì ít mà hoạch họe thì nhiều, với lý sự cùn kiểu như "lãnh đạo quy đinh như thế ..." thì khó làm việc trực tiếp lắm ...

Bạn này làm căng quá, cách này cũng rất hiệu quả đấy nhưng căn bản bên DN không phải lúc nào cũng đúng 100%. Mình ăn thua đủ với bên thuế 1 vấn đề này họ sẽ moi 1 vấn đề khác của mình ra mà lẽ ra bình thường họ thường cho qua. Cơ quan mình có thuế vào là cứ phong bì trước cái đã rồi nói chuyện sau.

Câu 3:
1. Đây là đang nói về căn cứ Luật Thuế TNDN nhé. Bạn trích dẫn quy định dành cho cán bộ công chức nhà nước chi bằng ngân sách là không đúng nhé.
2. Bạn đọc không kỹ: "Thế nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế thì cứ đòi hỏi phải có cuống vé dù bất cứ trường hợp nào, với lập luận: không có cuốn vé thì mua vé cho người ngoài đi rồi tính vào chi phí công ty sao?"==> điều đó có nghĩa không phải là mua vé máy bay điện tử cũng đòi chứng từ bắt buộc là cuốn vé, mà yêu cầu như vậy là sai. Sai vì không quy định ở văn bản nào mà chỉ là tự suy luận và nói rằng " không lẻ" thôi.

Câu 4:
Nếu bạn nói như vậy , thì so sánh có giống cái trường hợp bán hàng mà chưa thu tiền không?
Coi như BHXH bán BHXH cho DN đi, BHXH chưa thu được tiền thì không tính vào quỹ BHXH, DN chưa được tính chi phí.

Vậy thì tại sao DN bán hàng chưa thu tiền, nhưng vẫn phải tính doanh thu và nộp thuế đầy đủ? Trong khi đó DN mua hàng không trả tiền lại được tính vào chi phí dù không trả tiền?

Chị xuantham cho em hỏi riêng về cái dòng chữ tô màu xanh. Doanh nghiệp của em là dạng doanh nghiệp hay xảy ra tình trạng không thu được tiền khách hàng rồi phải làm nợ khó đòi. Những khách hàng không thu được bọn em vẫn bị tính doanh thu và nộp VAT. Nhưng sao có doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực họ làm kiểu gì (hay xin được với bộ tài chính kiểu gì) mà họ chỉ phải báo cáo doanh thu và nộp thuế theo đúng thực tế thu tiền khách hàng của họ.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Bạn này làm căng quá, cách này cũng rất hiệu quả đấy nhưng căn bản bên DN không phải lúc nào cũng đúng 100%. Mình ăn thua đủ với bên thuế 1 vấn đề này họ sẽ moi 1 vấn đề khác của mình ra mà lẽ ra bình thường họ thường cho qua. Cơ quan mình có thuế vào là cứ phong bì trước cái đã rồi nói chuyện sau.



Chị xuantham cho em hỏi riêng về cái dòng chữ tô màu xanh. Doanh nghiệp của em là dạng doanh nghiệp hay xảy ra tình trạng không thu được tiền khách hàng rồi phải làm nợ khó đòi. Những khách hàng không thu được bọn em vẫn bị tính doanh thu và nộp VAT. Nhưng sao có doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực họ làm kiểu gì (hay xin được với bộ tài chính kiểu gì) mà họ chỉ phải báo cáo doanh thu và nộp thuế theo đúng thực tế thu tiền khách hàng của họ.

Có TT 228 về lập dự phòng phải thu khó đòi. Thì cuối cùng bản chất là chỉ nộp thuế TNDN theo khoản tiền thu được, trong đó gồm có tòa bộ tiền thuế GTGT theo doanh thu + tiền hàng thu được sau khi trừ đi khoản thuế GTGT của toàn bộ hàng bán ra.

Chị nói thật, chưa bào giờ chị quyết toán thuế mà căng thẳng với cán bộ thuế, đơn giản chị thấy chị nói đúng thì học công nhận, họ nói đúng thì chị công nhận. Chị nói bình thường và họ cũng thấy chị bình thường, họ cũng bình thường. Đối với chị khi quyết toán cứ như là cả 2 bên hợp tác với nhau làm cho xong một cách tốt nhất, nói đúng, nói ngắn gọn đúng chủ đề thôi, khỏi mất công cải qua cải lại. Đó là lý do chị muốn đưa nội dung này lên để nói. Mọi người không chịu tìm hiểu cái đúng để làm mà thích tìm hiểu coi người ta làm sai như thế nào rồi cho đó là lách luật, khen là kinh nghiệm thực tế. đến khi bị lật tẩy thì chửi người ta. Rõ ràng khi " nhịn" là vì đưa con tép nộp để khỏi phải nộp con tôm, chứ bản thân mình có đúng đâu. Còn khi mình đúng mà không dám hó hé bởi vì bản thân cũng không biết mình đúng hay sai
 
L

longxu

Cao cấp
20/11/14
275
99
28
www.ketoan.biz
Kinh nghiệm của bạn hơi rắn. Theo mình thì DN, KT DN cần xác định: DN làm ăn lâu dài, thường xuyên có quan hệ với CQ thuế nơi DN đóng trụ sở vì vậy dù có bất đồng ý kiến khi CB thuế giãi quyết vấn đề nào đó chưa chuẩn thì KT DN phải thật bình tỉnh xem xét lại các văn bản, QĐ... và cách HT của mình, nếu thấy hợp lý thì tạo điều kiện, môi trường thân thiện, thuận tiện, tế nhị để trao đỗi, giãi trình, chứng minh, thuyết phục để CB thuế nhận ra rút lại ý kiến của họ là tốt nhất. Không nhất thiết phải văn bản này nọ khi mình chưa làm hết khả năng thuyết phục. Bạn xem lại ví dụ của mình ở trên . Tại sao GĐ lại không gữi văn bản kháng nghị ?? đó là 1 bài học lớn trong sự nghiệp KT của mình.
Mình thấy đâu có gì mà các bạn nói "rắn", "căng" nhỉ? mình không biết thì gởi công văn hỏi Cục thuế để được hướng hướng dẫn hạch toán thôi, đó là việc làm rất công khai và chính đáng mà!

Đối với lương tháng 13, nếu là DN năm, bảy người thì ảnh hưởng thuế tndn không đáng là bao, không bằng 1 buổi nhậu của giám đốc. Nhưng nếu là DN có 7, 8 trăm nhân viên hoặc cả ngàn nhân viên thì đó là 1 khoản đáng kể, "xót" chứ; không như nhưng DN Nhà nước của bác @HO Anh Hue , tiền của Nhà nước, bỏ hay công nhận lương tháng 13, cũng không hề hấn gì!

Mình chưa nói gì về kiện tụng Thuế sau quyết toán, nhưng nếu có bất hợp lý thì kiện cũng có sao (sợ bị trù dập? đừng có lo lắng quá, DN 3-5 năm mới quyết toán 1 lần, lúc đó đội khác kiểm tra, hoặc do "ăn" quá nên bị đuổi khỏi ngành rồi cũng nên :D), thực tế nhiều DN kiện Thuế và đã thắng kiện. Im lặng không phải lúc nào cũng là vàng cả đâu, kế toán minh bạch thì không phải "tế nhị" với Thuế đâu nhỉ.

Quan điểrm của mình là làm việc, nhất là Thuế, kiểm toán trên cơ sở văn bản (Luật của VN dựa trên văn bản và hiệu lực bởi các văn bản dưới Luật đó sao).
 
Y

Yennamthien

Cao cấp
12/6/09
259
26
28
Hà Nội
Mâu thuẩn giữa thuế và doanh nghiệp là điều bình thường và tất yếu thôi, nó là mâu thuẩn đối kháng giữa 1 bên là tìm những sai sót so với quy định của pháp luật để không thất thu và tăng thu thuế với một bên là cố dấu, tránh những sai sót hoặc tìm kẻ hở của pháp luật để giảm hoặc nộp ít thuế nhất; tuy nhiên hầu hết các quy định hiện nay đã được luật hoá, dù là chưa toàn diện nhưng có lẽ đã đến thời kỳ các doanh nghiệp cẩn phải am hiểu luật pháp hơn để chấp hành cho đúng, hạn chế sai sót và có thể viện dẫn để chứng minh bằng pháp luật khi thuế kết luận chưa đúng luật; nếu chủ doanh nghiệp phải tập trung kinh doanh thì nên có chuyên gia pháp luật tư vấn cho mình - tất nhiên là phải chi trả tiền rồi, nhưng sẽ lợi hơn so với bị phạt vì sai sót.
Am hiểu luật đến đâu được khi thông tư thay đổi, mỗi chi cục hướng dẫn 1 kiểu, áp dùng cho công ty này thì quản lý công ty khác không chấp nhận, vì bảo hiểu sai thông tư hướng dẫn nhân viên kế toán cứ quay ra làm, nhiều khi do thưc tế khách quan đơn giản như nghiệm thu công trình khi ký phải xuất hóa đơn nhưng để trình xong bản nghiệm thu đến hàng tháng mới xong lúc đó mới xuất hóa đơn thì muộn với ngày nghiệm thu mà nhiều chủ đầu tư người nước ngoài họ không ký lại cho mình, khi thuế kiểm tra phạt hành chính 6 tr thế là tự nhiên mất tiền, vậy chống thất thu thuế nhưng doanh nghiệp thì khó khăn thì chỉ có sếp chịu sếp không chịu bắt nhân viên kế toán phải làm, nhân viên kế toán làm thì lại bị cơ quản quản lý kiểm tra moi ra, đó là cái vong tròn thôi, kế toán vẫn là người khổ nhất trên đe dưới búa.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Có TT 228 về lập dự phòng phải thu khó đòi. Thì cuối cùng bản chất là chỉ nộp thuế TNDN theo khoản tiền thu được, trong đó gồm có tòa bộ tiền thuế GTGT theo doanh thu + tiền hàng thu được sau khi trừ đi khoản thuế GTGT của toàn bộ hàng bán ra.
Chị nói thật, chưa bào giờ chị quyết toán thuế mà căng thẳng với cán bộ thuế, đơn giản chị thấy chị nói đúng thì học công nhận, họ nói đúng thì chị công nhận. Chị nói bình thường và họ cũng thấy chị bình thường, họ cũng bình thường. Đối với chị khi quyết toán cứ như là cả 2 bên hợp tác với nhau làm cho xong một cách tốt nhất, nói đúng, nói ngắn gọn đúng chủ đề thôi, khỏi mất công cải qua cải lại. Đó là lý do chị muốn đưa nội dung này lên để nói. Mọi người không chịu tìm hiểu cái đúng để làm mà thích tìm hiểu coi người ta làm sai như thế nào rồi cho đó là lách luật, khen là kinh nghiệm thực tế. đến khi bị lật tẩy thì chửi người ta. Rõ ràng khi " nhịn" là vì đưa con tép nộp để khỏi phải nộp con tôm, chứ bản thân mình có đúng đâu. Còn khi mình đúng mà không dám hó hé bởi vì bản thân cũng không biết mình đúng hay sai

Mình thấy bài của bạn rất bổ ích cho KT toán DN, đây phải là người có kinh nghiệm nhiều năm mới rút ra được.
- Điều đơn giản như bạn nói: ( .. chị thấy chị nói đúng thì học công nhận, họ nói đúng thì chị công nhận.. quyết toán cứ như là cả 2 bên hợp tác với nhau làm cho xong một cách tốt nhất, nói đúng, nói ngắn gọn đúng chủ đề thôi, khỏi mất công cải qua cải lại .. ) thì không phải cán bộ thuế nào cũng hiểu mà nhiều CB thuế cứ bắt DN phải hiểu theo ý của họ ( mặc dù ý họ chưa hợp lý ) mới gây ra bức xúc, tranh cải ...
- Điều bạn nói: ( ... là vì đưa con tép nộp để khỏi phải nộp con tôm, chứ bản thân mình có đúng đâu. Còn khi mình đúng mà không dám hó hé bởi vì bản thân cũng không biết mình đúng hay sai ... ) Cũng đúng 1 phần vì các cụ có câu ( nhân vô thập toàn ) cái này mình đúng nhưng ở chổ khác biết đâu ... Vì vậy dù kế toán DN có giỏi đến đâu vẫn phải để cữa cho thuế thu khi bị kiễm tra, việc này thì KT DN nào cũng cần biết !!!.
- Với Ý kiến bạn longxu ( ... sợ bị trù dập? đừng có lo lắng quá, DN 3-5 năm mới quyết toán 1 lần, lúc đó đội khác kiểm tra, hoặc do "ăn" quá nên bị đuổi khỏi ngành rồi... quan điểrm của mình là làm việc, nhất là Thuế, kiểm toán trên cơ sở văn bản (Luật của VN dựa trên văn bản và hiệu lực bởi các văn bản dưới Luật đó sao).
Thì theo mình cần xác định: Thuế là người bạn đồng hành của DN trong quá trình SX - KD và làm nghĩa vụ với nhà nước vì vậy DN cần thiết lập quan hệ bạn bè, hợp tác, góp ý giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành công việc chứ không phải ( ... sợ bị trù dập .. ) mặt khác ( .. Làm việc, nhất là Thuế, kiểm toán trên cơ sở văn bản Luật của VN dựa trên văn bản và hiệu lực bởi các văn bản dưới Luật đó sao ... ) thì mình đã nói: ( Nhân vô thập toàn ) Không phải lúc nào KT DN hay CB thuế đều làm đúng được, vì vậy cần phải có sự thông cảm, giúp đỡ góp ý cho nhau trong công việc. Công văn, kiện tụng ... là bất dắc dĩ khi các phương pháp khác không còn tác dụng vì vậy mình mới nói ( ... Không nhất thiết phải văn bản này nọ khi mình chưa làm hết khả năng thuyết phục. Bạn xem lại ví dụ của mình ở trên . Tại sao GĐ lại không gữi văn bản kháng nghị ?? đó là 1 bài học lớn trong sự nghiệp KT của mình. )
 
  • Like
Reactions: xuantham and Hien
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Công văn, kiện tụng ... là bất dắc dĩ khi các phương pháp khác không còn tác dụng vì vậy mình mới nói ( ... Không nhất thiết phải văn bản này nọ khi mình chưa làm hết khả năng thuyết phục. Bạn xem lại ví dụ của mình ở trên . Tại sao GĐ lại không gữi văn bản kháng nghị ?? đó là 1 bài học lớn trong sự nghiệp KT của mình. )

Em có đứa em mới được nhận làm kế toán ở 1 công ty TNHH về xây dựng. Sau đợt thanh tra BHXH nó được cơ quan Bảo hiểm "khen" vì không có bất kỳ một vi phạm nào. Nó được giao phần việc về lương + bảo hiểm (và nhiều việc khác), đứng ra làm việc với bảo hiểm khi thanh tra. Sau đợt thanh tra ông giám đốc thẳng thắn phê bình nó là lần sau phải để dành ra 1 ít sai để cơ quan bảo hiểm còn có chỗ ...
 
M

minh tuyet22

Guest
10/2/15
14
1
3
33
Em có đứa em mới được nhận làm kế toán ở 1 công ty TNHH về xây dựng. Sau đợt thanh tra BHXH nó được cơ quan Bảo hiểm "khen" vì không có bất kỳ một vi phạm nào. Nó được giao phần việc về lương + bảo hiểm (và nhiều việc khác), đứng ra làm việc với bảo hiểm khi thanh tra. Sau đợt thanh tra ông giám đốc thẳng thắn phê bình nó là lần sau phải để dành ra 1 ít sai để cơ quan bảo hiểm còn có chỗ ...
Vậy là ai sai (?)
- Ông giám đốc cũng có cái lý của ổng!
- Anh kế toán không sai.
- Vậy thì chắc chắn ông thầy dạy kế toán ở trường ĐH ... sai (!), kiểu này coi chừng các thầy mất ... dạy quá (?), kakaka
 
M

minh tuyet22

Guest
10/2/15
14
1
3
33
...
Mình lấy 1 ví dụ có thực: Cuối năm 1995 có đoàn thanh tra liên nghành ( Thanh tra tỉnh, Viện kiễm soát Tỉnh, Cục thuế, Công an, Tài chính ) về Thanh tra DN mình ( DN nhà nước ) thời gian trong QĐ 3 tháng, thanh tra số liệu 5 năm. DN bố trí 1 phòng riêng và cử CB trực tiếp làm việc với đoàn ( Cung cấp tài liệu và giải trình các vấn đề đoàn hỏi )
Hết 3 tháng thấy chưa đủ thời gian đoàn QĐ gia hạn thêm 3 tháng nữa. Sau khi hết 6 tháng đoàn ra QĐ thanh tra ngoài việc nhắc nhở DN trong việc sử dụng chứng từ, ghi chép sổ sách ... thì có điều quang trọng nhất: truy thu thuế hơn 120 triệu ( hình như lúc đó gọi: lợi tức, nay là TNDN ) lý do: năm 1992 C.ty bán 1 khu nhà tập thể 10 gian 2 tầng Phần chênh lệch giữa giá bán với giá trị còn lại DN không HT lãi mà HT tăng vốn DN nay phải điều chỉnh lại và nộp thuế. QĐ được gửi các ban, nghành và B/C UB Tỉnh.
Sau khi nhận được QĐ thanh tra GĐ giao cho mình xem và có ý kiến. Mình khẳng định HT không thể sai và kiễm tra lại tất cã các văn bản nhà nước ban hành thời điểm 1991 - 1993 ( Lúc đó DN chưa có vi tính, không có mạng để tra mà phải lục tìm trong các tập lưu VB nhà nước ) và tìm ra được thông tư 92 ( Mình không nhớ rõ )
Nội dung TT: Đồng ý cho DN khi thanh lý, bán TS .. phần chênh lệch giữa giá bán với giá trị còn lại được bổ sung vào vốn ... ) Mình lập tức làm kháng nghị gửi trả lời nhưng GĐ không đồng ý gửi mà chỉ đem nội dung C/V lên trao đỗi và mọi việc chìm trong quên lãng!!!
******
Kinh nghiệm của bạn hơi rắn. Theo mình thì DN, KT DN cần xác định: DN làm ăn lâu dài, thường xuyên có quan hệ với CQ thuế nơi DN đóng trụ sở vì vậy dù có bất đồng ý kiến khi CB thuế giãi quyết vấn đề nào đó chưa chuẩn thì KT DN phải thật bình tỉnh xem xét lại các văn bản, QĐ... và cách HT của mình, nếu thấy hợp lý thì tạo điều kiện, môi trường thân thiện, thuận tiện, tế nhị để trao đỗi, giãi trình, chứng minh, thuyết phục để CB thuế nhận ra rút lại ý kiến của họ là tốt nhất. Không nhất thiết phải văn bản này nọ khi mình chưa làm hết khả năng thuyết phục. Bạn xem lại ví dụ của mình ở trên . Tại sao GĐ lại không gữi văn bản kháng nghị ?? đó là 1 bài học lớn trong sự nghiệp KT của mình.

Mình không hiểu tại sao GĐ của bác không dám khiếu nại và nó trở thành "bài học lớn trong sự nghiệp KT" của bác?
Theo mình, thì:

1- Nói như @longxu, DN bác là DN nhà nước nên tiền đó (kiện hay không kiện) trước sau gì cũng thuộc Nhà nước(!)
2- Trường hợp 2 mình đoán là (nếu thấy hơp lý bác like mạnh cho em cái:D):
- DN bác là DN Nhà nước cùng lúc Thanh tra tỉnh, Viện kiễm soát Tỉnh, Cục thuế, Công an, Tài chính "ập" vào, mình đoán là DN của bác có dấu hiệu tham ô, hoặc làm thất thoát nghiêm trọng tiền của Nhà nước?
- Và như bác nói, "nếu thấy hợp lý thì tạo điều kiện, môi trường thân thiện, thuận tiện, tế nhị để trao đỗi, giãi trình, chứng minh, thuyết phục để CB thuế nhận ra rút lại ý kiến của họ là tốt nhất" nên chuyện nhỏ như con thỏ?
- Và đoàn thanh tra họ cũng khá ... tế nhị, nhưng phải tìm ra 1 sai sót nào để báo cáo "lên trên" chứ?
- Nếu vậy sếp của bác từ chối khiếu nại trong trường hợp này chắc chắc đúng!

P/S Bác không để số điện thoại sếp của bác nên em không thể xác minh. Tuy nhiên, em mới gọi điện cho bác Trần Văn Truyền- người có căn biệt thự bự nhất Bến Tre ấy (chắc cùng thời với sếp bác) thì được bác ấy xác minh rằng, trường họp 2 rất thực tế, rất hợp lý (!):D
 
Sửa lần cuối:
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Mình không hiểu tại sao GĐ của bác không dám khiếu nại và nó trở thành "bài học lớn trong sự nghiệp KT" của bác?
Theo mình, thì:
1- Nói như @longxu, DN bác là DN nhà nước nên tiền đó (kiện hay không kiện) trước sau gì cũng thuộc Nhà nước(!)
2- Trường hợp 2 mình đoán là (nếu thấy hơp lý bác like mạnh cho em cái:D):
- DN bác là DN Nhà nước cùng lúc Thanh tra tỉnh, Viện kiễm soát Tỉnh, Cục thuế, Công an, Tài chính "ập" vào, mình đoán là DN của bác có dấu hiệu tham ô, hoặc làm thất thoát nghiêm trọng tiền của Nhà nước?
- Và như bác nói, "nếu thấy hợp lý thì tạo điều kiện, môi trường thân thiện, thuận tiện, tế nhị để trao đỗi, giãi trình, chứng minh, thuyết phục để CB thuế nhận ra rút lại ý kiến của họ là tốt nhất" nên chuyện nhỏ như con thỏ?
- Và đoàn thanh tra họ cũng khá ... tế nhị, nhưng phải tìm ra 1 sai sót nào để báo cáo "lên trên" chứ?
- Nếu vậy sếp của bác từ chối khiếu nại trong trường hợp này chắc chắc đúng!
P/S Bác không để số điện thoại sếp của bác nên em không thể xác minh. Tuy nhiên, em mới gọi điện cho bác Trần Văn Truyền- người có căn biệt thự bự nhất Bến Tre ấy (chắc cùng thời với sếp bác) thì được bác ấy xác minh rằng, trường họp 2 rất thực tế, rất hợp lý (!):D

Không phải như bạn đoán ( ... mình đoán là DN của bác có dấu hiệu tham ô, hoặc làm thất thoát nghiêm trọng tiền của Nhà nước? ... )
Bạn đã nghe câu: ( Trâu bò đánh nhau ruồi muổi chết ) chưa ??? !!! Lúc đó mới tách Tỉnh được một thời gian Thanh tra liên nghành vào thanh tra theo thông báo là 3 tháng sau gia hạn thêm 3 tháng thành 6, như thế là biết mức độ căng thẳng thế nào rồi, may mà không như bạn nghỉ nếu không thì ....
Thời đó mới xóa bỏ bao cấp, cán bộ còn nghèo, các hiện tượng tiêu cực chưa phát triển nhiều như bây giờ. Đây là chuyện có thật 100%.Lúc mới tìm được văn bản mình ( Sướng ) lắm, hăng hái làm kháng nghị và nghỉ: phen này thì .... Nhưng sau đó nghe GĐ phân tích mình mới hiểu ra: DN Quan hệ với các cơ quan Nhà nước là lâu dài điều quan trọng nhất: Không phải thắng hay thua !!!
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Vậy là ai sai (?)
- Ông giám đốc cũng có cái lý của ổng!
- Anh kế toán không sai.
- Vậy thì chắc chắn ông thầy dạy kế toán ở trường ĐH ... sai (!), kiểu này coi chừng các thầy mất ... dạy quá (?), kakaka

Cái sai đây không phải do con người cụ thể làm ra cái sai đó, mà cái đó là hậu quả của cách làm việc không có chuẩn mực, không nghiêm minh sinh ra.
 
G

giauluu86

Guest
16/6/09
1
0
1
37
côn đảo
Mình bổ sung thêm Câu 3:
Trường hợp Công ty có mua vé máy bay (trực tiếp tại các đại lý bán vé máy bay) cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có đầy đủ hóa đơn thu cước vận chuyển hàng không hợp pháp ghi tên địa chỉ và mã số thuế Công ty do các đại lý bán vé máy bay lập thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (không yêu cầu phải có thẻ lên máy bay (boarding pass)). Trường hợp Công ty mua vé máy bay thông qua website thương mại điện tử, nhưng mất thẻ lên máy bay (boarding pass) thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Đôi lời chia sẽ, mong ko bị ném đá./.

Mình xin chia sẽ tiếp là: phải có giấy tờ chứng minh là người đó có đi phục vụ cho công việc kd - đây là yêu cầu của cb thuế mà bên mình bị ktra. Họ cứ bảo là nếu đi cho mục đích cá nhân thì sao? Ko cminh được thì họ loại trừ ra bớt nếu thấy ps liên tục. Mà chỉ cần loại trừ ra ít mục là dn bị phạt làm sai chế độ kt
 
vinhlong

vinhlong

Cao cấp
31/5/08
240
92
28
Vĩnh Long-Sài Gòn
Dear bạn GiauLuu86
Có gì khó đâu, bạn nói để bên cty tìm lại hồ sơ, mai hay gì bên cty bổ sung, chiều lại bạn làm hồ sơ cử đi công tác...dễ ẹt có gì khó đâu !!! Chán... hehe
Thân chào bạn.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Dear bạn GiauLuu86
Có gì khó đâu, bạn nói để bên cty tìm lại hồ sơ, mai hay gì bên cty bổ sung, chiều lại bạn làm hồ sơ cử đi công tác...dễ ẹt có gì khó đâu !!! Chán... hehe
Thân chào bạn.
Mình nghỉ không đơn giản: Đi công tác nước ngoài cần có nội dung, chương trình, thời gian, đối tác ... làm việc cụ thể, có QĐ cử ai đi ...
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA