Văn bản mới phát hành tháng 10/2010

  • Thread starter Kế Toán Già Gân
  • Ngày gửi
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính Phủ Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2010 và thay thế cho Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ./.

Nghị định áp dụng đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức Đảng và của các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý và giải thể doanh nghiệp...

Nghị định quy định rõ về vốn điều lệ của công ty và số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần, ngành nghề bị cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và phải có vốn pháp định.

Nghị định cũng quy định về các quyền như đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, khởi kiện của thành viên đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng Giám đốc).

Ngoài ra, Nghị định quy định việc cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước để góp vốn, mua cổ phần và thành lập doanh nghiệp để thu lợi...

Nghị định còn quy định rõ các việc như thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thực hiện góp vốn và các quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chào bán cổ phần; chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên...

Quy định về cổ đông sáng lập:
Theo Nghị định mới, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền phát hành tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp phải thanh toán đủ số cổ phần đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, số phiếu biểu quyết của cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông được đăng ký mua.

Phương thức chào bán cổ phần

Một trong những điểm mới của Nghị định 102/2010/NĐ-CP là quy định cụ thể việc chào bán cổ phần. Theo đó, công ty cổ phần thực hiện chào bán cổ phần theo 1 trong 4 phương thức:
1- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả internet;
2- Chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
3- Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định;
4- Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư đã được xác định.

Sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phần, công ty đăng ký lại vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Phương thức chuyển công ty TNHH thành công ty cổ phần

Nghị định mới nêu rõ, công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo 3 phương thức:
1- Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm người khác cùng góp vốn cổ phần, không bán cổ phần hiện có cho người khác;
2- Chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp hợp với chào bán chứng khoán ra công chúng;
3- Chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp với chào bán cổ phần cho ít hơn 100 nhà đầu tư đã xác định.

Đối với công ty TNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách chào bán chứng khoán ra công chúng thì điều kiện chuyển đổi, trình tự, thủ tục và điều kiện chào bán chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Tải file tại webketoan.vn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010

Bộ Lao động-TBXH vừa ban hành Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010, thay thế cho Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.


Theo đó, người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật (tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó);

2. Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm (ngày thứ nhất trong mười lăm ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc). Ngày làm việc áp dụng cho tất cả các trường hợp trong Thông tư này là ngày làm việc từ ngày thứ hai đến hết ngày thứ sáu hằng tuần.

Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH cũng bổ sung quy định về giải quyết bảo hiểm thất nghiệp cho các trường hợp đăng ký và nộp hồ sơ quá hạn quy định. Cụ thể trường hợp đăng ký thất nghiệp quá bảy ngày, nhưng nhiều nhất không quá ba mươi ngày tính theo ngày dương lịch kể từ ngày hết hạn đăng ký thất nghiệp theo quy định, được đăng ký thất nghiệp và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
- Bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;
- Do thiên tai, dịch họa có xác nhận của chủ tịch UBND cấp xã theo đơn đề nghị của người lao động.

Nguồn: Văn phòng Sở Lao động-TBXH Tỉnh An Giang
Cổng thông tin điện tử Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội tỉnh An Giang


Điều 21. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 04/2009/TT- BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 34/2009/TT- BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

3. Đối với các doanh nghiệp nhà nước trong thời hạn chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thì thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành về bảo hiểm thất nghiệp.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để hướng dẫn, bổ sung kịp thời./.

 
N

native

Sơ cấp
20/9/10
16
0
1
Vô gia cư
Nghị định 106/2010/NĐ-CP về quản lý thuế và thuế TNCN

Ngày 28/10/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 106/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP về quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP về thuế thu nhập cá nhân. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011.

Một số thay đổi như sau:

1. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh đã có văn bản gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thì không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

2. Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai hoặc đề nghị hoàn số tiền thuế nộp thừa trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm.

3. Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Khai thuế môn bài theo năm trong trường hợp có sự thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.

4. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán thuế:

- Khai thuế theo năm áp dụng đối với hoạt động kinh doanh thường xuyên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
- Khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với hoạt động kinh doanh không thường xuyên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

5. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản mà người nộp thuế có trụ sở chính ở cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nơi cơ sở có hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển nhượng bất động sản là tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Cục thuế hoặc Chi Cục thuế) nơi có hoạt động khai thác tài nguyên, nơi chuyển nhượng bất động sản. Trường hợp người nộp thuế có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này nhưng có hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan quản lý thuế (Cục thuế hoặc Chi Cục thuế) nơi phát sinh hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển nhượng bất động sản.

6. Tổ chức chi trả thu nhập tiền lương, tiền công được cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế còn phải nộp, hoàn thuế cho cá nhân nộp thừa khi quyết toán thuế.

7. Đối với một số ngành nghề, hoạt động kinh doanh qua kiểm tra, thanh tra phát hiện có sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ không đầy đủ hoặc kê khai, tính thuế không đúng với thực tế thì cơ quan thuế ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng, tỷ lệ thu nhập tính trên doanh thu do Bộ Tài chính quy định áp dụng đối với từng ngành nghề, hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.

8. Tổ chức trả các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự tin chứng từ khấu trừ để cấp cho cá nhân bị khấu trừ thuế.

9. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế:

- Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân;
- Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.

10. Trường hợp việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính trên số thuế bị hoàn chậm và thời gian chậm hoàn thuế.
 

Đính kèm

  • ND 106-2010-CP ve quan ly thue va thue tncn.rar
    14.7 KB · Lượt xem: 210
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nghị định 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam

Tải Nghị định 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ bản có dấu đỏ






Nghị định 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

Tải Nghị định 108/2010/NĐ-CP





Mức lương tối thiểu cho lao động làm việc ở các đơn vị trên được chia theo 4 vùng. Cụ thể như sau:

twbek0fcebmdnmx.jpg


Mức lương tối thiểu vùng sắp tới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 100.000 - 370.000 đồng/tháng.


Khuyến khích doanh nghiệp trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền.

Đối với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức tiền lương thấp nhất phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Nghị định quy định thời gian bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được chia theo 2 địa bàn, với 2 mốc thời gian khác nhau là từ ngày 1/1/2011 và từ ngày 1/7/2011.

Theo Chinhphu.vn
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nghị định số: 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

CHÍNH PHỦ​

  • Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
  • Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động, gồm:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.
Các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này gọi chung là doanh nghiệp.​

Điều 2. Mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Nghị định này theo vùng như sau:
1. Mức 1.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
2. Mức 1.200.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
3. Mức 1.050.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
4. Mức 830.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.​


Điều 3. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này được lựa chọn mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại Điều 2 Nghị định này để tính đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương của thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và Kiểm soát viên chuyên trách nhưng phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

2. Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định này:

a) Áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định;

b) Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

c) Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

d) Căn cứ mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này, doanh nghiệp điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.​

Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này.

Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định này được áp dụng như sau:
a) Các địa bàn quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
b) Các địa bàn được điều chỉnh vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

2. Bãi bỏ Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.

3. Công ty mẹ - tập đoàn kinh tế nhà nước trong thời gian chưa xây dựng được hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty nhà nước chưa chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các tổ chức, đơn vị hiện đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty nhà nước tiếp tục áp dụng hệ số điều chỉnh tiền lương tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung để xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP, Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 và Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

PHỤ LỤC I
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG
TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ)​
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các huyện Phù Ninh, Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả và các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Thị xã Hương Thủy và các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Các huyện Thủ Thừa, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Các huyện Bình Minh, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thị xã Châu Đốc, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;
- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.


PHỤ LỤC II
DANH MỤC ĐỊA BÀN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH VÙNG ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 07 NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ)
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.

3. Vùng III, gồm các địa bàn: các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ thuộc tỉnh Long An./.

Tải file Word tại webketoan.vn

 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nghị định số: 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam

CHÍNH PHỦ

  • Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
  • Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,


NGHỊ ĐỊNH:​

Điều 1. Mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với lao động Việt Nam làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) theo vùng như sau:

1. Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

2. Mức 1.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

3. Mức 1.170.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

4. Mức 1.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.​

Điều 2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 3. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

2. Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này.

3. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này.

4. Căn cứ mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này, doanh nghiệp điều chỉnh lại tiền lương trong hợp đồng lao động cho phù hợp.​

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyên truyền, phổ biến đến người lao động, người sử dụng lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này.​

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 1 Nghị định này được áp dụng như sau:

a) Các địa bàn quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

b) Các địa bàn được điều chỉnh vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

2. Bãi bỏ Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

PHỤ LỤC I
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG
TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2011

(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ)​

1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.​

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

- Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Hạ Long, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.​

3. Vùng III, gồm các địa bàn:

- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thị xã Chí Linh và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các huyện Phù Ninh, Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Gia Bình, Thuận Thành, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả và các huyện Hoành Bồ, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Thị xã Tam Điệp và các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Thị xã Hương Thủy và các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Thị xã Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các thị xã Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Các huyện Thủ Thừa, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thị xã Gò Công và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Các huyện Bình Minh, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thị xã Hà Tiên và các huyện Kiên Lương, Phú Quốc, Kiên Hải, Giang Thành, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thị xã Châu Đốc, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang;
- Thị xã Ngã Bảy và các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.​

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.


PHỤ LỤC II
DANH MỤC ĐỊA BÀN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG
TỪ NGÀY 01 THÁNG 07 NĂM 2011

(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ)​

1. Vùng I, gồm các địa bàn:

- Các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

- Các huyện Định Quán, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.

3. Vùng III, gồm các địa bàn: các huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ thuộc tỉnh Long An./.

Tải file Word tại webketoan.vn

 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA