so sánh thông tư 201 và chuẩn mưc kế toán vas10

  • Thread starter catus158
  • Ngày gửi
C

catus158

Guest
28/10/10
1
0
0
ha noi
2 everybody^^, e vừa tham gia diễn đàn, mong các anh chị giúp em so sánh thông tư 201 và chuẩn mực kế toán việt nam vas 10 về quy định xử lý ngoại tệ? e cám ơn nhìu
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hothongdiep

Guest
20/7/09
0
0
1
hn
Đây là hướng dẫn thay đổi cách hạch toán theo TT 201, ai có nhu cầu thì xem qua nhé

2 everybody^^, e vừa tham gia diễn đàn, mong các anh chị giúp em so sánh thông tư 201 và chuẩn mực kế toán việt nam vas 10 về quy định xử lý ngoại tệ? e cám ơn nhìu

Căn cứ thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 về việc hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp. Nội dung xử lý chênh lệch tỷ giá từng trường hợp được hướng dẫn cụ thể như sau:
2.1. Đối với đơn vị mới thành lập đang trong thời kỳ XDCB để hình thành TSCĐ:
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán (TK 413). Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
Bút toán hạch toán
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá sau khi đã bù trừ tăng giảm
Có TK 515 Thu nhập tài chính
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
Bút toán hạch toán
Nợ TK 635 Chi phí tài chính
Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá sau khi đã bù trừ tăng giảm
2.2. Đối với đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt Nam” theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 31/12/2009. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau:
2.2.1. Đối với các khoản nợ ngắn hạn và tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư.
Hạch toán như sau:
+ Trường hợp tỷ giá tăng (điều chỉnh tăng)
Nợ TK: 111, 112
Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá
+ Trường hợp tỷ giá giảm (điều chỉnh giảm)
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá
Có TK: 111, 112
+ Cuối kỳ không kết chuyển số dư trên tài khoản 413 mà để dư trên báo cáo tài chính. Sang đầu năm sau ghi bút toán ngược lại các bút toán trên để xoá số dư.
2.2.2. Đối với các khoản nợ dài hạn:
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau:
a. Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn:
Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng, được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm.
Bút toán hạch toán
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá sau khi đã bù trừ tăng giảm
Có TK 515 Thu nhập tài chính
- Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm.
Bút toán hạch toán
Nợ TK 635 Chi phí tài chính
Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá sau khi đã bù trừ tăng giảm
b. Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau:
- Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm.
Bút toán hạch toán
Nợ TK 635 Chi phí tài chính
Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá sau khi đã bù trừ tăng giảm
- Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.
Bút toán hạch toán
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá sau khi đã bù trừ tăng giảm
Có TK 515 Thu nhập tài chính
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Theo công văn của một Tập đoàn gửi cho BTC để hỏi và BTC trả lời (mình được biêt công văn đó), thì cái này áp dụng theo chuẩn mực chứ ko áp dụng cái TT201 nữa bạn à (về cái chênh lệch tỷ giá hạch toán gác lại đó)
 
D

dinhcong107

Sơ cấp
14/10/09
7
0
0
40
HCM
Tt 201

Năm 2009 BTC ra TT 201 rồi sau đó ra tiếp cái TT 177, hai cái này đá nhau quá trời. Năm 2010 ra cái CV 518 đã giải quyết vấn đề này rồi bạn ạ. Theo đó thì trước đây chỉ có nợ dài hạn thì mới cho vào thu nhập hoặc chi phí tài chính thôi còn bây giờ thì công nợ phải trả đánh giá lại cuối năm xử lý vào thu nhập hoặc chi phí tài chính mà không phân biệt là nợ ngắn hạn hay dài hạn nữa. Còn lại vẫn như TT 201 ban hành
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA