TSCĐ thuê tài chính

  • Thread starter Hoanglong177
  • Ngày gửi
H

Hoanglong177

Guest
19/2/09
6
0
0
TP.HCM
Chào cả nhà, mình là thành viên mới, mình đang vướng mắc tí mong nhà mình giúp đỡ mình với hen. Công ty mình đi thuê tài chính xe đầu kéo, hàng tháng bên cho thuê gửi thông báo cho Cty mình chuyển tiền gốc và lãi của tháng đó. Nhưng hóa đơn thì 3 tháng mới xuất 1 lần (1 quý 1 lần). Mình định khoản như vậy k bt đúng hem:
- Hàng tháng dựa vào tờ thông báo:
+ Tiền gốc: N331/C112
+ Tiền lãi: N142/C112
- Cuối quý khi nhận hóa đơn:
+ Tiền gốc: N315/C331
+ Tiền lãi: N635/C142
Tiền lãi cuối quý mình mới đưa vào chi phí 1 lần như vậy có hợp lý k? Cả nhà giúp mình nha. Cảm ơn nhìu nhìu hen.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Khongchuyen

Khongchuyen

Cao cấp
Chào cả nhà, mình là thành viên mới, mình đang vướng mắc tí mong nhà mình giúp đỡ mình với hen. Công ty mình đi thuê tài chính xe đầu kéo, hàng tháng bên cho thuê gửi thông báo cho Cty mình chuyển tiền gốc và lãi của tháng đó. Nhưng hóa đơn thì 3 tháng mới xuất 1 lần (1 quý 1 lần). Mình định khoản như vậy k bt đúng hem:
- Hàng tháng dựa vào tờ thông báo:
+ Tiền gốc: N331/C112
+ Tiền lãi: N142/C112
- Cuối quý khi nhận hóa đơn:
+ Tiền gốc: N315/C331
+ Tiền lãi: N635/C142
Tiền lãi cuối quý mình mới đưa vào chi phí 1 lần như vậy có hợp lý k? Cả nhà giúp mình nha. Cảm ơn nhìu nhìu hen.

Bạn hạch toán như trên thì không được rồi!
Nếu các bạn cho phép, mình nêu quy trình hạch toán TSCĐ thuê tài chính để cả nhà tham khảo nhé!


1. Các chi phí phát sinh ban đầu
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 111, 112, 141,...

2. Khi chi tiền ứng trước khoản thuê tài chính, kỹ quỹ, đảm bảo việc thuê tài sản:
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (số tiền thuê trả trước nếu có)
Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 111, 112, 331...
3. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê
a) Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, căn cứ giá trị thuê tài sản và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị TSCĐ theo giá chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính (giá mua chưa có thuế GTGT)
Có TK 342 – Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản trừ Số nợ gốc phải trả kỳ này (hạch toán 315)
Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả (Số nợ gốc phải trả kỳ này.
b) Chi phí trực tiếp ban đầu:
Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142
Có TK 111, 112, 141….
c) Cuối niên độ kế toán, căn cứ hợp đồng thuê, xác định số nợ gốc đến hạn phải trả trong niên độ tiếp theo:
Nợ TK 342 – Nợ dài hạn
Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.
d) Định kỳ, nhận được hóa đơn thuê tài chính (giả định là TSCĐ dùng vào hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT còn trường hợp còn lại mình không nêu cụ thể vì dài dòng lắm!)
* Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi, thuế GTGT:
Nợ TK 635 – Lãi
Nợ TK 315 – Nợ gốc
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112…
* Khi nhận hóa dơn nhưng chưa thanh toán:
Nợ TK 635 – Lãi
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả.
4. Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua đã có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
a) Khi nhận TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212 – TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 138 – Phải thu khác (thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê TC)
Có TK 315 – Nợ phải trả kỳ này
Có TK 342 – Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý - Số nợ phải trả kỳ này + Số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê.
b) Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá:
Nợ TK 212
Có TK 142
Có TK 111, 112, 141…
c) Cuối niên độ xác định nợ đến hạn phải trả kỳ sau:
Nợ TK 342
Có TK 315
d) Định kỳ nhận hóa đơn thuê tài chính
* Thanh toán ngay:
Nợ TK 315
Nợ TK 635 (lãi)
Có TK 111, 112…
* Căn cứ hóa đơn cho thuê tài chính, phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê:
Nợ TK 1332
Có TK 138
* Nhận được hóa đơn nhưng chưa thanh toán:
Nợ TK 635 – Lãi
Có TK 315
Đồng thời, căn cứ hóa đơn, phản ánh số thuế GTGT giống như trên.

Về kế toán TSCĐ thuê tài chính thì nó hơi dài dòng. Bạn đọc xem tình huống của bạn thuộc trường hợp nào thì áp dụng nhé!

Hơi dài, cảm ơn các bạn đã đọc!
 
H

Hoanglong177

Guest
19/2/09
6
0
0
TP.HCM
Cảm ơn bạn đã đọc và trả lời tình huống của mình hen. Nhưng bạn ui, những phần bạn nêu mình đã ngâm cứu rất kỹ rùi nhưng mình vướng là trong trong lý thuyết chỉ nêu định kỳ nhận được hóa đơn và xảy ra 2 TH: thanh toán ngay và chưa thanh toán. Còn Cty mình là hàng tháng thanh toán trước rùi cuối quý Cty cho thuê tài chính mới xuất hóa đơn( tiền gốc và tiền lãi 3 tháng lun). Nên phần lãi mình không bt hạch toán sao cho hợp lý? cuối quý hạch toán 635 1 lần hay tiền lãi tháng nào hạch toán vào 635 tháng đó? mà hàng tháng mình chỉ có thông báo trả nợ ( gốc và lãi) thui. Bạn giúp dùm mình nha, cả nhà có ai đọc qua cũng giúp mình với hen.
thks tất cả mọi người (^_^)
 
Khongchuyen

Khongchuyen

Cao cấp
Bạn đọc kỹ rồi thì bạn hoàn toàn sử dụng những kiến thức đã đọc để làm được có gì là khó đâu?
Vấn hạch toán như mình nêu một cách bình thường cho dù bạn trả trước, trả đúng kỳ hay là trả sau không quan trọng lắm.
Riêng vấn đề lãi suất thì chỉ có thể căn cứ vào hóa đơn thì mới hạch toán được. Như vậy, khi nào có hóa đơn thì hạch toán bất chấp là hàng quý hay hàng tháng.
Quan trọng là hạch toán đúng, đủ là được.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA