Chi phí hợp lý khi trích khấu hao nhanh?

  • Thread starter cachep87
  • Ngày gửi
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Thông tư 203/2009/TT-BTC có hướng dẫn cách tính khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh:

II. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

1. Nội dung của phương pháp:

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:

- Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định X Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh(%) =Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh

Anh chị cho em hỏi: Hệ số điều chỉnh này có ảnh hưởng tới chi phí hợp lý khi thực hiện khấu hao nhanh không a? Em cảm ơn nhiều!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Thông tư 203/2009/TT-BTC nói:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

Thực sự vấn đề này em rất băn khoăn, Vì hệ số điều chỉnh có 3 mức chính là:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định | Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm                          ( t = 4 năm)|1,5
Trên 4 đến 6 năm           (4 năm < t = 6 năm)|2,0
Trên 6 năm                          (t > 6 năm)|2,5

Nếu TSCĐ sử dụng trên 6 năm thì hệ số TSCĐ là 2,5 thì Tỷ lệ khấu khao nhanh(%) sẽ vượt quá 2 lần => Chi phí vượt quá đó không được tính vào chi phí hợp lý sao?:wall:
 
170987

170987

最後まで希望を捨ててはいけない
19/7/10
285
3
18
37
cạnh nhà hàng xóm
Em cũng đang thắc mắt về vấn đề này mong mọi người cho biết ý kiến ạh !!!
 
Hoa Anh Tuc

Hoa Anh Tuc

Nữ Nhi Hương
26/11/10
157
0
16
Thảo nguyên
Thông tư 130/2008/TT-BTC nêu: d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp doanh nghiệp có lãi, có nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phần trích khấu hao vượt quá mức khấu hao nhanh theo quy định.. Trong khi đó, quy định hiện hành là TT203, do vậy phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

Bạn đọc lại bài của chủ topic. Đúng là vượt quá 2 lần sẽ không được tính vào chi phí, nhưng ở đây những TSCĐ trên 6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2,5. Vậy thì những TSCĐ có thời gian trên 6 năm khi trích khấu hao nhanh sẽ bị loại mất chi phí này.Cơ quan thuế sẽ có lợi?
 
M

minhphamwse

Guest
11/7/06
33
0
6
47
HCM
Mình cũng đang gặp vấn đề với các phương pháp khấu hao nhanh của BTC nhà ta đây. Nhưng có 1 điều mình xin lưu ý là cái mục d) mà các bạn trích dẫn nó lại không nằm tại phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, mà nó nằm ở đoạn cuối của phương pháp đường thẳng, do vậy khi mình hỏi công ty tư vấn thì họ cho rằng áp dụng mức khấu hao nhanh không quá 2 lần theo đường thẳng, có nghĩa là 1 TS có thể khấu hao trong 6 năm (theo khung), nhưng doanh nghiệp được phép chỉ khấu hao trong 3 năm nếu đáp ứng đủ các đk trên.
Không biết ý kiến của các bạn ntn?
 
170987

170987

最後まで希望を捨ててはいけない
19/7/10
285
3
18
37
cạnh nhà hàng xóm
Mình cũng đang gặp vấn đề với các phương pháp khấu hao nhanh của BTC nhà ta đây. Nhưng có 1 điều mình xin lưu ý là cái mục d) mà các bạn trích dẫn nó lại không nằm tại phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, mà nó nằm ở đoạn cuối của phương pháp đường thẳng, do vậy khi mình hỏi công ty tư vấn thì họ cho rằng áp dụng mức khấu hao nhanh không quá 2 lần theo đường thẳng, có nghĩa là 1 TS có thể khấu hao trong 6 năm (theo khung), nhưng doanh nghiệp được phép chỉ khấu hao trong 3 năm nếu đáp ứng đủ các đk trên.Không biết ý kiến của các bạn ntn?
Bạn có thể cho mình biết có văn quy định về việc "TS có thể khấu hao trong 6 năm (theo khung), nhưng doanh nghiệp được phép chỉ khấu hao trong 3 năm nếu đáp ứng đủ các đk trên."
và có thể nói rõ hơn cho mình biết " đáp ứng đủ các đk trên" là điều kiền gì ko ?
 
B

buinguyenco

Sơ cấp
7/7/09
25
0
0
41
tp.hcm
Thực sự vấn đề này em rất băn khoăn, Vì hệ số điều chỉnh có 3 mức chính là:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định | Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm                          ( t = 4 năm)|1,5
Trên 4 đến 6 năm           (4 năm < t = 6 năm)|2,0
Trên 6 năm                          (t > 6 năm)|2,5

Nếu TSCĐ sử dụng trên 6 năm thì hệ số TSCĐ là 2,5 thì Tỷ lệ khấu khao nhanh(%) sẽ vượt quá 2 lần => Chi phí vượt quá đó không được tính vào chi phí hợp lý sao?:wall:

Bạn nên đọc kỹ lại,
- Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC quy định rõ, việc trích khấu hao nhanh chỉ áp dụng cho PP đuờng thẳng thôi.
- Còn việc hệ số điều chỉnh chỉ áp dụng cho việc trích khấu hao theo PP số dư giảm dần => không áp dụng cho KH theo PP đường thẳng.
Mình có vài ý kiến như vậy, mong các bạn góp ý kiến!
 
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Bạn nên đọc kỹ lại,
- Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC quy định rõ, việc trích khấu hao nhanh chỉ áp dụng cho PP đuờng thẳng thôi.
- Còn việc hệ số điều chỉnh chỉ áp dụng cho việc trích khấu hao theo PP số dư giảm dần => không áp dụng cho KH theo PP đường thẳng.
Mình có vài ý kiến như vậy, mong các bạn góp ý kiến!

1./ Khấu hao TSCĐ có 3 phương pháp chính:

+ Khấu hao theo đường thẳng

+ Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

2./ Nói đến phương pháp khấu hao nhanh

Một số phương pháp khấu hao có mức khấu hao rất lớn trong những năm đầu của thời gian hữu dụng của TSCĐ và càng về những năm sau thì mức khấu hao càng giảm dần. các phương pháp này gọi là phương pháp khấu hao nhanh. (Trong đó phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là 1 trong những phương pháp khấu hao nhanh.)
 
B

buinguyenco

Sơ cấp
7/7/09
25
0
0
41
tp.hcm
1./ Khấu hao TSCĐ có 3 phương pháp chính:

+ Khấu hao theo đường thẳng

+ Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

2./ Nói đến phương pháp khấu hao nhanh

Một số phương pháp khấu hao có mức khấu hao rất lớn trong những năm đầu của thời gian hữu dụng của TSCĐ và càng về những năm sau thì mức khấu hao càng giảm dần. các phương pháp này gọi là phương pháp khấu hao nhanh. (Trong đó phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là 1 trong những phương pháp khấu hao nhanh.)

Ý bạn muốn nói là gì, mình chưa hiểu? Mong bạn đọc kỹ lại vấn đề đuợc đề cập trong phần trích dẫn của mình.
 
C

cabasa

Cao cấp
Điều 13:
4. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Theo điểm trên thì Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao và áp dụng nhất quán phương pháp này trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Như vậy nghĩa là gì? là trong quá trình sử dụng tài sản cố định mình chỉ được sử dụng một phương pháp trích khấu hao mà thôi trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của bên Thuế.
Với việc sử dụng một phương pháp khấu hao thì điều kiện để sử dụng các phương pháp khấu hao trong thông tư đã nêu rất rõ ràng:
+ Nếu sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng thì mình được quyền trích khấu hao nhanh (nhưng không quá 2 lần mức quy định) cho tất cả các tài sản quy định được trích khấu hao nhanh như nêu ở các bài trên.

+ Còn doanh nghiệp nếu được phép áp dụng phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh thì việc áp dụng các hệ số điều chỉnh quy định cho các loại tài sản để trích khấu hao là hoàn toàn hợp lý và không trái với quy định của pháp luật về trích khấu hao... kể cả là mức điều chỉnh 2,5 (vì chỉ có theo phương pháp này tài sản mới có hệ số điều chỉnh tuỳ thuộc năm sử dụng)

Vậy thì cách trích khấu hao ra sao tuỳ thuộc việc lựa chọn áp dụng phương pháp khấu hao nào? từ đó mới có cách tính cho hợp lý, và hệ số điều chỉnh 2,5 ở đây không liên quan gì đến việc áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng... vì nếu chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng rồi thì không thể nào sử dụng hệ số điều chỉnh để tính khấu hao nhanh...

Các bạn trao đổi thêm nhé!
 
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Ý bạn muốn nói là gì, mình chưa hiểu? Mong bạn đọc kỹ lại vấn đề đuợc đề cập trong phần trích dẫn của mình.

Bạn đọc lại bài của mình nhé! khi chuyển sàng phương pháp khấu hao nhanh thì cách tính khấu hao nhanh sẽ như thế nào? (pp khấu hao nhanh?). Như bài mình nói ở trên thì Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần chính là 1 trong những PP khấu hao nhanh đó Bạn.

cabasa nói:
+ Còn doanh nghiệp nếu được phép áp dụng phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh thì việc áp dụng các hệ số điều chỉnh quy định cho các loại tài sản để trích khấu hao là hoàn toàn hợp lý và không trái với quy định của pháp luật về trích khấu hao... kể cả là mức điều chỉnh 2,5 (vì chỉ có theo phương pháp này tài sản mới có hệ số điều chỉnh tuỳ thuộc năm sử dụng)

1/ E cũng đồng ý với đoạn này. Khi bắt đầu sử dụng TSCĐ thì nếu áp dụng theo PP số dư giảm dần có điều chỉnh thì hệ số sẽ không ảnh hưởng đến chi phí hợp lý.

2/ Còn khi đang dùng PP đường thẳng mà chuyển sang khấu hao nhanh: Nếu TSCĐ sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2.5 khi đó phần chi phí vượt ra ngoài sẽ không được vào chi phí hợp lý?
 
C

cabasa

Cao cấp
Bạn đọc lại bài của mình nhé! khi chuyển sàng phương pháp khấu hao nhanh thì cách tính khấu hao nhanh sẽ như thế nào? (pp khấu hao nhanh?). Như bài mình nói ở trên thì Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần chính là 1 trong những PP khấu hao nhanh đó Bạn.



1/ E cũng đồng ý với đoạn này. Khi bắt đầu sử dụng TSCĐ thì nếu áp dụng theo PP số dư giảm dần có điều chỉnh thì hệ số sẽ không ảnh hưởng đến chi phí hợp lý.

2/ Còn khi đang dùng PP đường thẳng mà chuyển sang khấu hao nhanh: Nếu TSCĐ sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2.5 khi đó phần chi phí vượt ra ngoài sẽ không được vào chi phí hợp lý?

Chép à: Em hiểu đơn thuần đoạn 2 của em thế này thôi: Khi doanh nghiệp đăng ký trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng tức là tính mức khấu hao trung bình hàng năm, nhưng khi cảm thấy làm ăn hiệu quả thì nhóm tài sản được phép trích khấu hao nhanh sẽ được trích khấu hao nhanh nhưng không quá 2 lần theo phương pháp đường thẳng. điều này có nghĩa là em có thể tăng gấp đôi số khấu hao em được trích trong một năm, Việc tăng mức trích khấu hao này như là a x2 vậy.

Đối với các tài sản có khung thời gian sử dụng 6 năm trở lên khi sử dụng phương pháp đường thẳng thì cũng tính bình quân khấu hao năm. khi trích khấu hao nhanh cũng chỉ nhân 2 lần. còn nếu em dùng hệ số điều chỉnh ở phương pháp số dư giảm dần áp dụng cho phương pháp này thì đương nhiên mức điều chỉnh 2,5 kia khi tính mà vượt quá 2 lần mức quy định phần vượt này sẽ không được coi là hợp lý rồi.

Việc sử dụng nhất quán một phương pháp ở đây được thể hiện như thế đấy..
 
cachep87

cachep87

chief accounting
6/3/10
1,210
22
38
TP Hà Nội
www.ketoanxanh.com
Chép à: Em hiểu đơn thuần đoạn 2 của em thế này thôi: Khi doanh nghiệp đăng ký trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng tức là tính mức khấu hao trung bình hàng năm, nhưng khi cảm thấy làm ăn hiệu quả thì nhóm tài sản được phép trích khấu hao nhanh sẽ được trích khấu hao nhanh nhưng không quá 2 lần theo phương pháp đường thẳng. điều này có nghĩa là em có thể tăng gấp đôi số khấu hao em được trích trong một năm, Việc tăng mức trích khấu hao này như là a x2 vậy.

Đối với các tài sản có khung thời gian sử dụng 6 năm trở lên khi sử dụng phương pháp đường thẳng thì cũng tính bình quân khấu hao năm. khi trích khấu hao nhanh cũng chỉ nhân 2 lần. còn nếu em dùng hệ số điều chỉnh ở phương pháp số dư giảm dần áp dụng cho phương pháp này thì đương nhiên mức điều chỉnh 2,5 kia khi tính mà vượt quá 2 lần mức quy định phần vượt này sẽ không được coi là hợp lý rồi.

Việc sử dụng nhất quán một phương pháp ở đây được thể hiện như thế đấy..

1. Nếu Bác nói khi mình chuyển đổi PP khấu hao (khấu hao nhanh) có thể tăng gấp đôi số khấu hao được trích trong một năm, Việc tăng mức trích khấu hao này như là a x2 ==> Thời gian trích khấu hao sẽ giảm??? Khái niệm về khấu hao nhanh em đã trình bày rõ ở bài trước, Bác xem lại nhé!

2. Nói đến tính nhất quán thì thông tư 203/2009/TT-BTC đã nêu rõ:

Thông tư 203/2009/TT-BTC nói:
4. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ và thay đổi về cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp đối với TSCĐ cần thay đổi phương pháp khấu hao và mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao tối đa không quá hai lần trong quá trình sử dụng và phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

==> Khi cần trích khấu hao nhanh thì vẫn được thay đổi PP khấu hao, nhưng việc thay đổi đó không quá 2 lần.
 
Sửa lần cuối:
C

cabasa

Cao cấp
1. Nếu Bác nói khi mình chuyển đổi PP khấu hao (khấu hao nhanh) có thể tăng gấp đôi số khấu hao được trích trong một năm, Việc tăng mức trích khấu hao này như là a x2 ==> Thời gian trích khấu hao sẽ giảm??? Khái niệm về khấu hao nhanh em đã trình bày rõ ở bài trước, Bác xem lại nhé!

2. Nói đến tính nhất quán thì thông tư 203/2009/TT-BTC đã nêu rõ:



==> Khi cần trích khấu hao nhanh thì vẫn được thay đổi PP khấu hao, nhưng việc thay đổi đó không quá 2 lần.

Vậy mình trao đổi theo hướng này đi, trong phương pháp đường thẳng có cho trích khấu hao nhanh để nhanh chóng đổi mới công nghệ điều này có nghĩa là gì? là có thể rút ngắn thời gian khấu hao xuống vậy.
Em vẫn đang lẫn giữa 2 cách thức thực hiện giữa khấu hao nhanh khi áp dung phương pháp đường thẳng và khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần.
Vấn đề đặt ra ở đây là gì nếu tài sản của em được phép sử dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần thì cho dù tài sản của em có ở khung thời gian từ 6 năm trở lên thì cũng được tính vào chi phí hợp lý, vậy nhưng tài sản không được phép sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần thì sao? nên nhớ điều kiện áp dụng phương pháp này phải thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau: 1. - Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
2. - Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Như vậy nếu trong quá trình em sử dụng tài sản em đã đưa vào trích khấu hao thì tài sản của em có đáp ứng điều kiện 1. để thực hiện khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần hay không? (điều này chắc chắn không. vì là đầu tư mới chưa qua sử dụng cơ mà, nhưng máy móc của em đang được sử dụng và khấu hao).

Vậy, phương pháp khấu hao nhanh của em muốn nói ở đây để áp dụng cho việc khấu hao nhanh các máy móc khi làm ăn có hiệu quả thì là phương pháp nào? Trừ trường hợp với các tài sản thuộc diện được áp dụng phương pháp số dư giảm dần thì việc trích khấu hao sẽ được tính ngay khi bắt đầu sử dụng, và cũng trừ luôn đi trường hợp đặc biệt mà thông tư có nói ở trên nếu được sự đồng ý từ bên thuế.

Như thế tức là khi em đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để khấu hao tài sản cố định, làm ăn hiệu quả, bây giờ khấu hao nhanh thì mức vựơt quá 2 lần mức khấu hao đường thẳng thì phần vượt quá đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý.
Còn nếu được phép áp dụng phương pháp sô dư giảm dần thì hệ số điều chỉnh của em là 2,5 thì vẫn được tính vào chi phí hợp lý.
Trừ trường hợp đặc biết theo thông tư nhé (cái này còn phải xét nữa mới biết được xem nó đặc biệt ở đây là gì?)
 
Hoa Anh Tuc

Hoa Anh Tuc

Nữ Nhi Hương
26/11/10
157
0
16
Thảo nguyên
Mỗi người hiểu theo một ý khác nhau:

+ cabasa: khi chuyển sang trích khấu hao nhanh thì tăng mức trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao giảm

+ cachep87: khi chuyển sang trích khấu hao nhanh thì áp dụng 1 trong các phươn pháp khấu hao nhanh (pp khấu hao số dư có điều chỉnh), thời gian khấu hao vẫn giữ nguyên (chỉ thay đổi mức khấu hao)

==> Hiểu theo cách nào đúng???:wall:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA