B
Nguyên tắc chung:
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Về chứng từ hạch toán
Chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào bao gồm: hóa đơn, bảng kê, chứng từ đặc thù. Số thuế GTGT được hạch toán vào TK133:
Số ghi trên dòng thuế GTGT nếu là hóa đơn GTGT.
Tỷ lệ 1% trên giá mua nếu là hóa đơn bán hàng của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Tỷ lệ 1% trên giá trị hàng hóa mua vào theo Bảng kê đối với hàng hóa là nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến: đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không có hóa đơn.
Được quy đổi từ giá thanh toán (giá đã có thuế GTGT) nếu là chứng từ đặc thù theo công thức.
Cách hạch toán
- Hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua vào.
- Nếu không tách riêng được, thì cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.
Cấn trừ 133-3331
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định
- Đối với cơ sở kinh doanh theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Về chứng từ hạch toán
Chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào bao gồm: hóa đơn, bảng kê, chứng từ đặc thù. Số thuế GTGT được hạch toán vào TK133:
Số ghi trên dòng thuế GTGT nếu là hóa đơn GTGT.
Tỷ lệ 1% trên giá mua nếu là hóa đơn bán hàng của cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Tỷ lệ 1% trên giá trị hàng hóa mua vào theo Bảng kê đối với hàng hóa là nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến: đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không có hóa đơn.
Được quy đổi từ giá thanh toán (giá đã có thuế GTGT) nếu là chứng từ đặc thù theo công thức.
Cách hạch toán
- Hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua vào.
- Nếu không tách riêng được, thì cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra trong kỳ.
Cấn trừ 133-3331
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định
- Đối với cơ sở kinh doanh theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)