L
Đi theo quốc lộ 4D về hướng Đông Nam, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8 km du khách sẽ đến làng Tả Van Giáy. Ngôi làng nằm trong địa phận của Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Đến Tả Van, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống của người Giáy vừa truyền thống vừa hiện đại.
Đường vào Tả Van Giáy rất khó đi, bởi nó là đường đất lại nhỏ và hẹp. Nhưng khi bạn đã đặt chân đến đất Tả Van rồi thì bao mệt nhọc sẽ tan biến và chỉ có sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình dị, mộc mạc pha lẫn vẻ khang trang, lịch sự của những ngôi nhà trong thôn. Trước đây, Thôn Tả Van Giáy được hình thành dựa trên những phong tục, tập quán và sinh hoạt đặc trưng của người Giáy ở Lào Cai.
Tả Van Giáy là tên gọi ngày nay, còn dân địa phương ở Lào Cai và dân tộc Giáy ở Lai Châu chỉ quen gọi là “Mướng Và”, tên gọi này gọi chệch từ “Mướng Vá” theo âm của tiếng Tày. Nghĩa của từ “Mướng Vá” theo tiếng Tày là “sải tay”. Tương truyền rằng, ngôi làng này ngày xưa là làng của người Tày nên mới có tên gọi như vậy. Thực tế cũng có những dấu tích để khẳng định người Tày đã từng sinh sống ở đây. Thứ nhất, dựa vào tên gọi của làng từ xa xưa, dấu tích thứ hai là thần mà làng đang thờ là người Tày với họ “Mào” – họ này chỉ có ở người Tày và người Thái; dấu tích thứ ba khi cúng thần làng thầy cúng mặc áo dài như người đàn ông Tày, Thái vẫn mặc trong dịp lễ tết, khi khấn những thầy cúng này vẫn dùng tiếng Tày ; bốn là hiện nay ở đền Trung Đô (Bắc Hà) có gia phả lấy từ Mướng Và sang thờ; dấu tích thứ năm đó là ở trong làng có một mỏm đồi được dân làng gọi tên là “Pỏm mò dà táy” nghĩa là đồi mộ bà Tày.
Làng Tả Van Giáy sống tập trung dưới chân núi trên diện tịch khá bằng phẳng rộng chừng 9.466 ha, gồm 110 hộ dân với 550 nhân khẩu. Tả Van Giáy có địa thế đẹp, lưng dựa vào núi, trước mặt quang, thoáng với cánh đồng lúa và con suối ôm làng. Ngang mặt là con đường trục chính từ Sa Pa- Thanh Phú và thông ra Bến Đền. Với địa hình đa dạng gồm những dãy núi cao xen lẫn thung lũng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát mẻ… thuận lợi cho du lịch leo núi,mạo hiểm, nghỉ mát, ngắm cảnh… Bên cạnh đó, điều kiện về kinh tế, xã hội cũng phát triển và ổn định, tạo môi trường thuận lợi để làng Tả Van Giáy phát triển du lịch.
Đến với Tả Van khách du lịch vừa được chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp, sự trong lành của không khí, hòa mình trong bản sắc dân tộc, thưởng thức nghệ thuât ẩm thực truyền thống, văn nghệ dân gian độc đáo với những điệu múa, câu hát của những chàng trai, cô gái dân tộc Giáy, tham gia những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc…
Cùng với sự gia tăng của khách du lịch, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng được mở rộng. Trước đây, Tả Van chỉ có dịch vụ nhà nghỉ nhưng hiện nay đã có nhiều loại hình dịch vụ. Trước hết phải kể đến là dịch vụ Homestay – dịch vụ nghỉ tại các hộ gia đình. Khách du lịch có thể lựa chọn các hộ gia đình người Giáy làm địa điểm lưu trú qua đêm. Tại đây họ sẽ tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc, mặt khác nhà ở của người Giáy thoáng mát, sạch sẽ, sinh hoạt, ăn ở đảm bảo vệ sinh và cách cư xử của người Giáy dễ gây thiện cảm.
Có dịp đến Tả Van Giáy, du khách sẽ được thưởng thức một số món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc do người Giáy chế biến như: cá suối nướng Mường Hum, thắng cố thịt ngựa Mường Khương, thịt lợn cắp nách Bắc Hà, xôi nếp ngũ sắc Văn Bàn..., được hòa mình trong không khí lễ hội, các trò chơi dân gian của người Giáy như; lễ Nào Cống, Roóng Poọc (xuống đồng), ném còn, đánh yến... và cùng tham gia các tour du lịch bản làng.
Với nét văn hoá mang đậm bản sắc phong phú của đồng bào, cộng với khí hậu thiên nhiên trong lành, Tả Van Giáy đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.
Đường vào Tả Van Giáy rất khó đi, bởi nó là đường đất lại nhỏ và hẹp. Nhưng khi bạn đã đặt chân đến đất Tả Van rồi thì bao mệt nhọc sẽ tan biến và chỉ có sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bình dị, mộc mạc pha lẫn vẻ khang trang, lịch sự của những ngôi nhà trong thôn. Trước đây, Thôn Tả Van Giáy được hình thành dựa trên những phong tục, tập quán và sinh hoạt đặc trưng của người Giáy ở Lào Cai.
Tả Van Giáy là tên gọi ngày nay, còn dân địa phương ở Lào Cai và dân tộc Giáy ở Lai Châu chỉ quen gọi là “Mướng Và”, tên gọi này gọi chệch từ “Mướng Vá” theo âm của tiếng Tày. Nghĩa của từ “Mướng Vá” theo tiếng Tày là “sải tay”. Tương truyền rằng, ngôi làng này ngày xưa là làng của người Tày nên mới có tên gọi như vậy. Thực tế cũng có những dấu tích để khẳng định người Tày đã từng sinh sống ở đây. Thứ nhất, dựa vào tên gọi của làng từ xa xưa, dấu tích thứ hai là thần mà làng đang thờ là người Tày với họ “Mào” – họ này chỉ có ở người Tày và người Thái; dấu tích thứ ba khi cúng thần làng thầy cúng mặc áo dài như người đàn ông Tày, Thái vẫn mặc trong dịp lễ tết, khi khấn những thầy cúng này vẫn dùng tiếng Tày ; bốn là hiện nay ở đền Trung Đô (Bắc Hà) có gia phả lấy từ Mướng Và sang thờ; dấu tích thứ năm đó là ở trong làng có một mỏm đồi được dân làng gọi tên là “Pỏm mò dà táy” nghĩa là đồi mộ bà Tày.
Làng Tả Van Giáy sống tập trung dưới chân núi trên diện tịch khá bằng phẳng rộng chừng 9.466 ha, gồm 110 hộ dân với 550 nhân khẩu. Tả Van Giáy có địa thế đẹp, lưng dựa vào núi, trước mặt quang, thoáng với cánh đồng lúa và con suối ôm làng. Ngang mặt là con đường trục chính từ Sa Pa- Thanh Phú và thông ra Bến Đền. Với địa hình đa dạng gồm những dãy núi cao xen lẫn thung lũng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát mẻ… thuận lợi cho du lịch leo núi,mạo hiểm, nghỉ mát, ngắm cảnh… Bên cạnh đó, điều kiện về kinh tế, xã hội cũng phát triển và ổn định, tạo môi trường thuận lợi để làng Tả Van Giáy phát triển du lịch.
Đến với Tả Van khách du lịch vừa được chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp, sự trong lành của không khí, hòa mình trong bản sắc dân tộc, thưởng thức nghệ thuât ẩm thực truyền thống, văn nghệ dân gian độc đáo với những điệu múa, câu hát của những chàng trai, cô gái dân tộc Giáy, tham gia những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc…
Cùng với sự gia tăng của khách du lịch, các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng được mở rộng. Trước đây, Tả Van chỉ có dịch vụ nhà nghỉ nhưng hiện nay đã có nhiều loại hình dịch vụ. Trước hết phải kể đến là dịch vụ Homestay – dịch vụ nghỉ tại các hộ gia đình. Khách du lịch có thể lựa chọn các hộ gia đình người Giáy làm địa điểm lưu trú qua đêm. Tại đây họ sẽ tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc, mặt khác nhà ở của người Giáy thoáng mát, sạch sẽ, sinh hoạt, ăn ở đảm bảo vệ sinh và cách cư xử của người Giáy dễ gây thiện cảm.
Có dịp đến Tả Van Giáy, du khách sẽ được thưởng thức một số món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc do người Giáy chế biến như: cá suối nướng Mường Hum, thắng cố thịt ngựa Mường Khương, thịt lợn cắp nách Bắc Hà, xôi nếp ngũ sắc Văn Bàn..., được hòa mình trong không khí lễ hội, các trò chơi dân gian của người Giáy như; lễ Nào Cống, Roóng Poọc (xuống đồng), ném còn, đánh yến... và cùng tham gia các tour du lịch bản làng.
Với nét văn hoá mang đậm bản sắc phong phú của đồng bào, cộng với khí hậu thiên nhiên trong lành, Tả Van Giáy đang là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.