Chuẩn mực đạo đực nghề nghiệp Kiểm toán viên

  • Thread starter nedved
  • Ngày gửi
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
ngày 01/12/2005, BTC ban hành QĐ87 về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.

Chuẩn mực này là cái khung cho các hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Nó giúp cho các Kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề có một danh giới, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng
 

Đính kèm

  • Chuan muc Dao duc nghe nghiep.rar
    119.6 KB · Lượt xem: 736
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thainguyen

Guest
1/2/05
13
0
0
không biết
Chuẩn mực này không biết người làm kế toán có phải tuân thủ không nhỉ
 
S

Sangvo

Trung cấp
13/4/05
145
0
16
TP Ho Chi Minh
thainguyen nói:
Chuẩn mực này không biết người làm kế toán có phải tuân thủ không nhỉ
Mình nghĩ là kế toán thì có các chuẩn mực về kế toán và luật kế toán cũng đã qui định rồi.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Vậy cuối cùng nghề gì thì nghề cứ tuân thủ theo pháp luật là được .
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,975
12
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
thainguyen nói:
Chuẩn mực này không biết người làm kế toán có phải tuân thủ không nhỉ

a) Độc lập (áp dụng chủ yếu cho kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán);
b) Chính trực;
c) Khách quan;
d) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
e) Tính bảo mật;
f) Tư cách nghề nghiệp;
g) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.

Độc lập:
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán.
Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa.
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý diều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng.
Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Ngược lại, người làm dịch vụ kế toán không được làm kiểm toán cho cùng một khách hàng.
Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên hành nghề, người hành nghề kế toán phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không thể loại bỏ được thì phải nêu rõ điều này trong Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo dịch vụ kế toán.

Chính trực:
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng.

Khách quan:
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị.


Năng lực chuyên môn và tính thận trọng:
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán, kế toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc.

Tính bảo mật:
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán; không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.

Tư cách nghề nghiệp:
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.

Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn:
Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kế toán, kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành.
 
anhanhnt.98

anhanhnt.98

Sơ cấp
29/10/18
2
0
1
26
Mọi người giải đáp bài tập này giùm em với ạ. Cảm ơn mọi người nhiều!
Tình huống: Nam là kiểm toán viên phụ trách kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty A đồng thời Nam cũng phụ trách kiểm toán cho công ty B. Trong năm, 2 công ty này có giao dịch với nhau, A có thanh toán một khoản tiền phải trả cho B nhưng toàn bộ chứng từ đã bị thất lạc và B cho rằng A vẫn chưa thanh toán. Khi biết Nam phụ trách kiểm toán cho B , công ty A đã nhờ Nam đại diện cho A thảo luận vấn đề này với B VÀ nghiên cứu sổ sách của B về vấn đề này .
Cho em hỏi có thể kiểm toán 2 doanh nghiệp cùng lúc mà 2 doanh nghiệp này đang có giao dịch với nhau k ạ ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA