10 năm liên tục báo cáo thua lỗ, trong khi vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh; những lời giải thích của Coca-cola sau những sự vụ bất thường đó đã không thuyết phục được dư luận.Báo cáo hoạt động kinh doanh tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, công ty Coca-cola lập danh sách doanh thu thua lỗ qua từng năm kể từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, Coca-cola báo cáo vào năm 2006 đã lỗ đến 253 tỉ đồng trong tổng doanh thu trên 1.025 tỉ đồng. Đến năm 2007 công ty này tiếp tục lỗ 198 tỷ đồng và đến năm 2010 lỗ tiếp 188 tỉ đồng, dù doanh thu lên đến 2.529 tỷ đồng (!?).
Cũng theo Coca-cola, nếu tính cả số lỗ của năm 2011 (39 tỷ) thì lũy kế đến nay công ty này đã lỗ tổng cộng gần 3.770 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng. Theo những thống kê này thì tính trung bình theo từng năm Coca-cola lỗ khoảng 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Lê Duy Minh, Trưởng phòng Kiểm tra thuế số 1 (Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh), dù Coca-cola Việt Nam liên tục báo thua lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn thực hiện việc mở rộng sản xuất là dấu hiệu bất bình thường. Trong đó, Coca - cola giải thích lý do thua lỗ cao là do phát sinh chi phí nguyên phụ liệu. Trong đó, mức chi phí nguyên phụ liệu trung bình chiếm trên 70% giá vốn, thậm chí có năm tăng lên đến 80-85% giá vốn (2006-2007).
Với cách đặt vấn đề như vậy của Coca-cola Việt Nam, suốt nhiều năm cơ quan thuế TP. Hồ Chí Minh rất khó khăn trong công tác xác minh báo cáo của Coca-cola. Theo ông Lê Duy Minh, rất nhiều lần Cục Thuế thành phố yêu cầu công ty này làm việc và có giải trình lý do bằng hóa đơn cụ thể về nguyên phụ liệu nhập khẩu, tuy nhiên đại diện Coca-cola vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu. Trong khi tính đến nay, Coca-cola chỉ phải đóng một số khoản thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài thấp hơn rất nhiều so với hàng trăm tỷ đồng nghi là "trốn thuế” qua hàng chục năm.
Cho đến nay, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã xác định được các hoạt động mở rộng sản xuất của Coca-cola, dù đơn vị này liên tục "than” thua lỗ. Cụ thể, cuối tháng 10-2012, đại diện Coca-Cola tuyên bố rót thêm 300 triệu USD vào công ty ở Việt Nam trong 3 năm tiếp theo.
Với những dấu hiệu bất thường, không ngoại trừ có khả năng một khoản lợi nhuận khổng lồ từ Coca-cola đã "chảy” về túi của công ty mẹ ở chính quốc, dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu.
(http://www.vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=control&f=control_detail&idinfo=3096&idtype=91)
Vào VN kinh doanh, tận dụng các lợi thế, ưu đãi nguồn lực của VN nhưng chẳng đóng góp gì. Tẩy chay sử dụng sản phẩm coca-cola đi là vừa. Hãy trở thành người tiêu dùng yêu nước các bạn ạh.