Khai trương thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ

  • Thread starter iupehal
  • Ngày gửi
I

iupehal

Sơ cấp
21/7/11
0
0
0
37
tp.Hồ Chí Minh
Ðề: Khai trương thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ

Sáng 3-9 (giờ Mỹ) doanh nhân Phạm Đình Nguyên cùng cựu thị trưởng Don Sammons đã chính thức khai trương thị trấn cà phê Việt PhinDeli đầu tiên trên đất Mỹ thông qua việc đổi tên thị trấn có tên lâu đời Bufford thành PhinDeli.
654246.jpg


“Khó mà có thể diễn tả được cảm xúc của tôi lúc này. Tôi cảm thấy rất tự hào, có một thị trấn cà phê Việt ngay trên đất Mỹ, lại do chính người Việt sở hữu”, ông Nguyên chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ qua điện thoại ít phút trước khi buổi lễ diễn ra.
Theo ông Nguyên, việc đổi tên Bufford thành PhinDeli - ngoài mục tiêu tổ chức kinh doanh thương hiệu cà phê PhinDeli được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam, cũng như quảng bá đến tận tay người tiêu dùng Mỹ sản phẩm cà phê Việt theo phong cách thưởng thức của người Việt - “PhinDeli còn là bàn đạp cho chúng tôi xâm nhập vào thị trường Mỹ. Dù không đơn giản nhưng tôi có một niềm tin mãnh liệt vào cuộc chinh phục đầy thử thách này”.
Ngay trong ngày thị trấn có tên mới, quán cà phê PhinDeli cũng được khai trương ngay chính tại cửa hàng tiện lợi duy nhất có mặt ở thị trấn, với điểm nhấn là một bức tranh vẽ trên tường dài 10m, thể hiện chi tiết các hoạt động trồng, thu hoạch, chế biến và thưởng thức cà phê hoàn toàn thuần theo phong cách Việt, nhằm giới thiệu cho khách ghé thăm hiểu rõ thêm quy trình sản xuất, chế biến cà phê tại Việt Nam.
Đồng thời, để quảng bá thêm các sản phẩm hàng Việt khác với khách đến tham gia buổi tiệc, ông Nguyên cho biết đã đặt tiệc trưa của chuỗi nhà hàng, khách sạn Little America phục vụ, trong đó có một số món Việt như chả giò, thịt xiên nướng. Từ đây, một số sản phẩm Việt đặc trưng như gốm sứ Minh Long, nước mắm Thuận Phát (ăn cùng với chả giò), sữa đặc có đường Vinamilk (pha cùng với cà phê), đĩa nhạc Chopin: Complete Mazurkas của Đặng Thái Sơn biểu diễn (do Phương Nam phát hành) cũng đã được giới thiệu đến khách tham dự.

654249.jpg


654250.jpg


654253.jpg


http://tuoitre.vn/Kinh-te/566967/kh...̀-phê-việt-trên-dất-mỹ.html#ad-image-0

Đại gia Việt Nam đổi tên thị trấn của Mỹ

Ngày 3-9, Thị trưởng người Việt Nam Phạm Đình Nguyên chính thức đổi tên thị trấn lâu đời Buford thuộc bang Wyoming (Mỹ), đồng thời ra mắt sản phẩm cà phê thuần Việt thương hiệu PhinDeli ngay trên thị trấn này.


Từng có 2 đời chủ trước đây, Buford sau khi “rơi” vào tay thị trưởng người Việt Nam chỉ chưa đầy 16 tháng đã được thay tên đổi họ. Thị trưởng Nguyên cho biết đã đầu tư vài trăm ngàn USD vào đây nhưng việc “đầu tư” là đóng góp lớn nhất mà ông làm cho thị trấn này. Tất cả các bảng tên đường dẫn vào thị trấn, bảng hiệu đều đổi thành Buford PhinDeli.

Buford-1.jpg

Một góc thị trấn Buford - Ảnh: Reuters​

Thị trấn “Cà phê phin ngon”

“Đổi tên thị trấn có thể có người thích người không thích, người ủng hộ người phản đối nhưng tạo sự tò mò. Có thể người Mỹ ghé lại chỉ để coi thằng cha dở hơi người Việt làm ăn ra sao trên thị trấn này. Tất cả các việc đó dù tốt dù xấu đều tạo sự chú ý rất lớn cho thị trấn này. Đấy mới là khởi đầu để tiếp thị hàng Việt”, ông Nguyên chia sẻ. Cũng theo ông Nguyên, việc đổi tên thị trấn và ra mắt cà phê PhinDeli với hy vọng cả nước Mỹ biết đến cà phê Việt Nam khi đây là thị trấn có được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế. Vì vậy, “mình làm gì trên thị trấn này truyền thông Mỹ, quốc tế đưa tin, nhiều người biết được. Đổi tên thị trấn là cách giới thiệu cà phê PhinDeli ra thị trường Mỹ rẻ nhất, hiệu quả nhất”, ông Nguyên nói.

Buford-2.jpg

Phạm Đình Nguyên
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên tại lễ ra mắt thương hiệu cà phê PhinDeli và công bố đổi tên thị trấn Buford - Ảnh: C.T.V​

Theo Thị trưởng Phạm Đình Nguyên, cà phê PhinDeli là sản phẩm thuần Việt. Ông giải thích thêm rằng chữ "Phin" trong PhinDeli là cái phin để pha cà phê, biểu tượng của cách chế cà phê độc đáo chỉ có ở Việt Nam. "Deli" là chữ viết tắt của "Delicious", nghĩa là ngon. Ghép lại có nghĩa là “cà phê phin ngon”.

Sở dĩ, ông không chọn tên rặt "Tây" vì sẽ không mất ý nghĩa về nguồn gốc cà phê Việt. Tuy nhiên, chọn tên thuần Việt thì người Mỹ, người châu Âu khó đọc, khó nhớ. Vì vậy, ông đã tìm cách "liên thông" cả Việt lẫn Mỹ và cái tên PhinDeli được chọn.

“Ý tưởng điên”

Lâu nay, không ít người cho rằng ông Nguyên bỏ ra 900.000 USD mua thị trấn Buford chỉ vì chiếc “thẻ xanh” định cư tại Mỹ hoặc đơn thuần là chơi trội. Quả thật, việc đấu giá thành công vào tháng 4.2012 để trở thành ông chủ của Buford đã giúp tên tuổi Phạm Đình Nguyên được nhắc đến rộng rãi hơn rất nhiều. Và nay, tiếng tăm còn vang xa hơn khi “thay tên đổi họ” thị trấn Buford. Chia sẻ về việc này, ông Nguyên thẳng thắn cho biết mình mua Buford ngay trong lần đầu đến Mỹ và lúc đó cũng chưa biết thẻ xanh, thẻ đỏ là gì. “Thị trấn Buford đã làm tài sản chung của doanh nhân Việt Nam, có giá trị tinh thần rất lớn nên dù có lời cũng không bán. Trên thực tế có người hỏi mua lại nhưng tôi không bán. Tôi muốn biến nơi đây thành showroom hàng Việt, làm bàn đạp tinh thần cho hàng Việt tấn công thị trường Mỹ”, vị thị trưởng này khẳng định.

Tuy nhiên, Thị trưởng Nguyên cho biết cũng đang chịu áp lực không kém. Ông bị bạn bè nói “điên" khi mượn tiền mua thị trấn và ôm “cục nợ”. Họ hỏi ông có thu lại được đồng nào chưa? Có cho thuê, có phân lô bán nền thị trấn Mỹ chưa? Ngay cả ý tưởng biến nơi “khỉ ho cò gáy” Buford thành “căn cứ” để hàng Việt tấn công thị trường Mỹ cũng bị chê là... điên.

Buford-3.jpg

Thị trưởng Phạm Đình Nguyên (bìa phải) trả lời phỏng vấn xung quanh việc đổi tên thị trấn Buford - Ảnh: C.T.V​

“Nhiều doanh nhân gặp bàn chuyện đưa hàng Việt qua Mỹ nhưng họ không có niềm tin ở tôi. Họ nghĩ ông này chỉ nói mà không làm, nên tôi phải làm để cho họ thấy. Ngay cả khi đưa ra ý tưởng đổi tên thị trấn Buford, rất nhiều ý kiến phản đối, nghi ngờ, cho là “bất khả thi” nhưng tôi đã làm được. Điều này cho thấy tinh thần doanh nhân Việt Nam không gì là không thể. Và việc ra mắt cà phê PhinDeli tại Mỹ là khởi đầu cho việc khẳng định hàng Việt trên đất Mỹ, tạo niềm tin cho doanh nhân Việt Nam, đồng thời chứng minh “tôi nói được làm được chứ không phải nổ!”, ông Nguyên quyết tâm.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130902/dai-gia-viet-nam-doi-ten-thi-tran-cua-my.aspx
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
I

iupehal

Sơ cấp
21/7/11
0
0
0
37
tp.Hồ Chí Minh
Ðề: Khai trương thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ

THƯỞNG THỨC “HƯƠNG VỊ VIỆT” TẠI THỊ TRẤN PHINDELI

Được cắn một chiếc chả giò chiên vàng ruộm, chấm với nước mắm Phú Quốc Thuận Phát, hay được thưởng thức hương vị cà phê siêu sạch PhinDeli trong chiếc cốc sứ Minh Long… chính là niềm hạnh phúc khó diễn tả hết đối với những người Việt tại Mỹ, trong buổi lễ đổi tên thị trấn Buford thành thị trấn PhinDeli sáng 3/9 vừa qua.


bT0NePNEqT1gw14NRmV2J_9xMx0WuekTfUApz8R9Y30=w328-h218-p-no

Chị Rosie Trần (hiện đang sống ở Texas) không giấu cảm giác xúc động khi cầm trên tay những hương vị Việt chính gốc quê nhà. Mang về được chai nước mắm Phú Quốc Thuận Phát ngay tại showroom hàng Việt vào ngày khai trương, chị chia sẻ: “Hồi còn ở Việt Nam, gia đình tôi luôn dùng nước mắm Phú Quốc Thuận Phát cũng như những sản phẩm gia vị khác của thương hiệu này. Đi xa, có thế nào thì vẫn nhớ hương vị của những món ăn, món uống Việt Nam nhiều lắm. Thấy các sản phẩm Thuận Phát thân quen trong Lễ ra mắt thị trấn PhinDeli - tôi rất vui!”.

UJglHlBitF5CEf7EWwmnzHAdZoDvTD5VBRWxK1MroF0=w337-h224-p-no

Không phải chỉ có chị Rosie mà rất nhiều người xa quê - đặc biệt là những phụ nữ - vẫn luôn nỗ lực tìm mọi cách để giữ gìn “hương vị Việt” trong gian bếp nhỏ của mình. Một món cá kho tộ, thịt heo luộc chấm nước mắm… sẽ thêm ngon, thêm đậm đà khi có được những giọt nước mắm chính gốc Phú Quốc như Thuận Phát nêm nếm. Nhu cầu cho loại nước chấm, gia vị hương vị truyền thống rất lớn ở Mỹ. Tuy nhiên, để vào được thị trường Mỹ là một thử thách rất lớn với các thương hiệu Việt.

Các quy định của FDA rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn như doanh nghiệp bắt buộc phải có đại diện của mình ở tại nước Mỹ, để trả lời ngay bất cứ khi nào FDA có câu hỏi. Thiết kế hộp, nhãn, thông tin sản phẩm phải tuân thủ theo các quy định của FDA. Chỉ cần nhãn sản phẩm không hợp chuẩn cũng dẫn đến việc hàng hóa bị tạm giữ hoặc cấm nhập khẩu vào Mỹ.

Bắt đầu từ năm 2002, nước Mỹ càng tăng cường các quy định mới nghiêm ngặt hơn về thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ, được cụ thể hóa trong đạo luật Chống Khủng Bố Sinh Học 2002. Đạo luật này đưa ra rất nhiều yêu cầu mới đối với các Nhà sản xuất thực phẩm, bao gồm đăng ký với FDA các thông tin chi tiết về công ty và sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển cần được thông tin rõ ràng và minh bạch với Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA (Food & Drug Administration). FDA có toàn quyền kiểm tra các cơ sở sản xuất các thực phẩm tiêu dùng có bán hàng tại Mỹ bất kỳ lúc nào, kể cả các cơ sở sản xuất nằm bên ngoài nước Mỹ.

Cũng cần nói thêm rằng tại các siêu thị ở Mỹ, những loại nước mắm chủ yếu được sản xuất tại Thái Lan hay Hong Kong – cũng ghi nước mắm nhĩ, hoặc là Phú Quốc nhưng thật ra lại không phải như vậy. Việc xuất hiện một thương hiệu nước mắm Phú Quốc chính gốc như Thuận Phát trên các kệ hàng siêu thị tại Mỹ là một niềm vui không hề nhỏ với người Việt – đặc biệt là những người phụ nữ mong giữ gìn, chăm chút hương vị quê nhà.

YVdAn0QVh5uvgt7XgnzUxhNDGqkVs49dtbRZMti2Ads=w311-h207-p-no

Bà Nguyễn Thị Thu Trinh (đại diện công ty Thuận Phát) cho biết: “Thuận Phát là thương hiệu nước mắm lâu đời và lớn nhất tại Phú Quốc với phương pháp ủ chượp truyền thống, Nước Mắm Phú Quốc Thuận Phát có những ưu điểm vượt trội như: Thành phần tự nhiên 100% từ các cơm tươi Phú Quốc, đạm cao nguyên chất, đóng chai ngay tại huyện đảo Phú Quốc”. Bà Trinh cho biết: “Chúng tôi hiện đang xúc tiến nhanh đưa hàng sang Mỹ. Cũng là một số sản phẩm hiện đang bán chạy nhất ở Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, sa-tế….”

Về phần mình, thị trưởng Phạm Đình Nguyên cũng chia sẻ thêm: “Buổi ra mắt thị trấn mới PhinDeli Town Buford không chỉ giới thiệu tinh hoa cà phê Việt mà còn trình làng một số sản phẩm vốn là quốc hồn quốc túy của Việt Nam như gốm sứ Minh Long, nước mắm Phú Quốc Thuận Phát… Có thể xem đây là câu trả lời của tôi vào thời điểm vừa trở thành Thị trưởng Buford. Khi ấy, mọi người hỏi tôi là sẽ làm gì với thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ này? Và đây: Tôi muốn Buford trở thành showroom hàng Việt, đưa những hương vị tinh hoa Việt Nam bước ra thế giới”.

PHINDELI CHÍNH THỨC TUNG HÀNG TẠI MỸ

Sau giai đoạn “làm mưa làm gió” tại Việt Nam kể từ hôm 30/7 đến nay, sáng ngày 3/9/2013, thương hiệu cà phê Việt PhinDeli đã chính thức tung hàng tại Mỹ sau buổi lễ Đổi tên thị trấn đầy trang trọng. Như vậy, kể từ thời điểm này, thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ mang tên một vị danh tướng – Buford sẽ được mang cái tên mới: PhinDeli Town.

Kr_eNxbpztmpzFMHqTptoJKD-aqHDp-ZvCjU8M9v5Hg=w640-h426-no


Xúc động chia sẻ tại buổi lễ đổi tên thị trấn, ông Phạm Đình Nguyên – chủ sở hữu thị trấn Buford (nay là PhinDeli Town) cho biết: “Khó mà có thể diễn tả được cảm xúc của tôi lúc này. Tôi cảm thấy rất tự hào, có một thị trấn cà phê Việt ngay trên đất Mỹ, lại do chính người Việt sở hữu”.

phindeli-pham-dinh-nguyen-cafe-phindeli-PhinDeli-Town-Buford+120.JPG

Theo kế hoạch của công ty, từ ngày 3/9 trở đi, khách hàng tại Mỹ có thể đặt mua các sản phẩm PhinDeli qua trang web Amazon. Ngoài ra, công ty cũng đang nỗ lực hoàn tất những thủ tục để đưa sản phẩm cà phê Việt này vào được các siêu thị lớn tại Mỹ. Được FDA chứng nhận vào Mỹ là thành công bước đầu cho thương hiệu cà phê Việt PhinDeli. Điều này cũng là một minh chứng rõ rệt khẳng định chất lượng và độ an toàn tuyệt đối của sản phẩm: Không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào để tạo mùi, tạo màu, tạo độ sánh, đen…

phindeli-pham-dinh-nguyen-cafe-phindeli-PhinDeli-Town-Buford+98.JPG

Ông Đỗ Quốc Tuấn, TGĐ công ty PhinDeli cũng đã dí dỏm khi chia sẻ vè cà phê Việt: “Các bạn uống cà phê nhiều hơn là uống Coke. Sau thị trường Mỹ, chúng tôi sẽ mở ra ra phần còn lại của thế giới!
 
T

tiennx89

Guest
13/9/13
1
0
0
34
hanoi
Ðề: Khai trương thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ

Mình ở Việt Nam sao đi sang đó mà uống được, cửa hàng có ở Hà Nội không?
 
F

freelancer

Trung cấp
8/8/11
192
1
18
46
Tp.HCM
Ðề: Khai trương thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ

Mình ở Việt Nam sao đi sang đó mà uống được, cửa hàng có ở Hà Nội không?

Cách này là tiếp thị thương hiệu Việt trên đất Mỹ như Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ đã từng làm Cà phê Trung Nguyên trước kia. Bạn mua vé sang Mỹ vừa du lịch vừa uống cho biết đi.
 
I

iupehal

Sơ cấp
21/7/11
0
0
0
37
tp.Hồ Chí Minh
Ðề: Khai trương thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ

Một số hình ảnh xung quanh sự kiện khai trương thị trấn PhinDeli

Đúng 11g sáng ngày 3/9 (20g Việt Nam cùng ngày), Thị trưởng Phạm Đình Nguyên đã chính thức khai trương thị trấn PhinDeli, được xem là Thánh địa cà phê Việt trên đất Mỹ, đồng thời chính thức giới thiệu thương hiệu cà phê Việt PhinDeli tại thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới này.

Sau đây là một số hình ảnh xung quanh sự kiện mang tính lịch sử này.
1.PhinDeli-0ee3e.JPG
MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã được báo chí Mỹ săn đón, và được một số người xin được chụp hình vì bộ áo dài cô mặc. Khi được hỏi ý kiến về cà phê, cô cho biết: “Nước Mỹ rất đa dạng về chủng tộc, văn hóa cũng như phong cách thưởng thức cà phê. Cơ hội cho cà phê Việt trên đất Mỹ là hoàn toàn có. Có một thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ, do người Việt sở hữu sẽ giúp quảng bá cà phê Việt được tốt hơn!”

2.PhinDeli-0ee3e.JPG

Thị trưởng Phạm Đình Nguyên đã đọc bài phát biểu, trả lời cho câu hỏi mà nhiều người trên thế giới cũng như người dân Mỹ đặt ra: “Ông sẽ làm gì với Buford?”. Ông Nguyên cho biết: cà phê Việt rất độc đáo ở cách pha cũng như cách thưởng thức. Nước Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới. Với những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn FDA (Cục quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ), PhinDeli hy vọng sẽ được khách hàng biết đến thông qua “thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ” Buford.”

3.PhinDeli-0ee3e.JPG

Các gia đình sống cạnh thị trấn đã đến chúc mừng thị trưởng thị trấn mới PhinDeli. Họ mong ông Nguyên tiếp tục gìn giữ những di sản vốn đã làm nên tên tuổi của thị trấn 147 năm lịch sử này. Trong bài phát biểu, ông Nguyên nhấn mạnh: “Một điều chắc chắn rằng, chúng tôi rất trân trọng những gì đã làm rạng danh cho thị trấn Buford như ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục viết tiếp những trang sử mới cho thị trấn lịch sử này.”

4.PhinDeli-0ee3e.JPG

Đây là sự kiện được đông đảo báo chí Mỹ hết sức quan tâm. Vì thế, thị trưởng Phạm Đình Nguyên đã được đông đảo báo chí “xếp hàng’ phỏng vấn ngay sau buổi lễ. Các đài lớn của Mỹ như CBS, ABC, PBS cũng như những tờ báo lớn như New York Times, The New Yorker, LA Times, Telegraph (Anh) cũng đã viết bài đưa tin.

5.PhinDeli-0ee3e.JPG

Tiệc buffet được đầu bếp nhà hàng của khách sạn Little America đảm nhận mà thực đơn còn có một số món Việt như chả giò, bì cuốn, thịt xiên… Một số sản phẩm Việt gắn kết với ẩm thực như nước mắm Phú Quốc Thuận Phát cũng đã được “trình làng”. Đầu bếp phụ trách tiệc Buffet đã ngỏ ý xin được thọ giáo một số đầu Việt để có thể thực hiện nhiều món Việt hơn, đồng thời xin một số sản phẩm nước chấm, gia vị Thuận Phát để về “ngâm cứu”

6.PhinDeli-0ee3e.JPG

Hai Phó cảnh sát trưởng của Hạt Albany đã được điều đến để hỗ trợ cho Buổi lễ. Tướng đô như Lý Đức, nai nịch gọn gàng, súng ống đầy đủ - cả hai cũng đã tranh thủ thưởng thức cà phê Việt PhinDeli và cho biết: “Cà phê Mỹ rất là nhạt, vì vậy chúng tôi thường uống thay nước. Cà phê Việt màu đen hơn, vị thơm và mạnh”. Cả hai cũng được tặng túi quà gồm có 2 hộp cà phê PhinDeli, cái phin, áo thun, ca sứ, post-cards. Tất cả đều thể hiện hình ảnh cà phê Việt!’

7.PhinDeli-0ee3e.jpg

Các quan chức, chính trị gia Bang Wyoming đã rất quan tâm đến sự kiện này. Hai ông thượng nghị sĩ và một bà Hạ nghị sĩ đã gởi tổng cộng 8 người đại diện đến dự. Thượng nghị sĩ Mike Enzi còn viết thư cho đại diện mang đến trao tận tay ông Nguyên trước giờ làm lễ. Trong thư, ông thượng nghị sĩ viết: “Đã từng là chủ doanh nghiệp nhỏ, tôi biết, ông sẽ gặp nhiều khó khăn mới có thể tồn tại. Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào của bang hoặc cấp liên bang, ông cứ liên hệ trực tiếp với tôi. Tôi cam kết sẽ làm những gì có thể…”.
 
I

iupehal

Sơ cấp
21/7/11
0
0
0
37
tp.Hồ Chí Minh
Ðề: Khai trương thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ

MC Kỳ Duyên chia sẻ cảm xúc về thị trấn Việt trên đất Mỹ

Buổi lễ ra mắt thị trấn PhinDeli tại Mỹ thành công ngoài mong đợi bởi sự đóng góp của nhiều người Mỹ gốc Việt trong đó phải kể đến vai trò của MC Kỳ Duyên.

1.thi.tran.phindeli.JPG

Lúc trên xe đi ngang qua chỗ này, ấn tượng đầu tiên của Duyên là: “Ủa trời ơi, thị trấn có vầy thôi đó hả? Thị trấn nhỏ thật! Duyên thấy ý tưởng về việc kinh doanh cà phê Việt rất tuyệt. Những sản phẩm đều rất đậm chất Việt Nam. Cũng giống như Starbucks mang cafe từ Ý vào Mỹ, nay mình đem cà phê từ Việt Nam vào thị trường Mỹ!”

2.thi.tran.phindeli.JPG

Đây là tấm hình đầu tiên được truyền đi của Kỳ Duyên trên trang facebook của mình có hơn 130 ngàn bạn, sau đó đã trở thành 10 tấm ảnh hot nhất trong ngày. Hơn 3.000 like ngay trong giờ đầu tiên. Chú thích ảnh rất hóm hỉnh của Kỳ Duyên đã được nhiều người chia sẻ: "Hôm nay đến thăm một thành phố lớn nhất Hoa Kỳ PhinDeli Buford với dân số... 1 người, he he".

3.thi.tran.phindeli.JPG

Mặc dù không có trong kịch bản MC, nhưng khi mở đầu chương trình Kỳ Duyên đã làm nhiều người bật cười: “Xin chào mừng quý vị đến với thị trấn lớn nhất nước Mỹ với…. 1 cư dân!”. Ông Don Sammons, hiện là đồng thị trưởng đứng gần đó cũng không nhịn được cười. Buổi lễ diễn ra trong một không khí trang trọng nhưng rất là thân tình.

4.thi.tran.phindeli.jpg

Kỳ Duyên đã được nhiều báo chí Mỹ "săn đón". Ê-kíp làm phim 30 phút về thị trấn PhinDeli đã phỏng vấn Kỳ Duyên rất nhiều. “Nước Mỹ rất đa dạng về chủng tộc, văn hóa cũng như phong cách thưởng thức cà phê, cơ hội cho cà phê Việt trên đất Mỹ là hoàn toàn có. Có một thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ do người Việt sở hữu sẽ giúp quảng bá cà phê Việt được tốt hơn!”

5.thi.tran.phindeli.JPG

Nhiều khách Mỹ cũng tranh thủ chụp hình kỷ niệm với Kỳ Duyên khi thấy cô duyên dáng trong bộ áo dài truyền thống mà nhiều người cho biết là không hiểu vô tình hay cố ý, bộ áo dài rất hợp với logo màu xanh của thị trấn PhinDeli. “Duyên rất ấn tượng với cách tổ chức buổi lễ"

6.thi.tran.phindeli.JPG

Là tín đồ của cà phê, Kỳ Duyên cho biết: “Duyên rất thích uống cafe và đặc biệt là cà phê Việt Nam, vừa đậm đà vừa thơm ngon. Duyên đã bất ngờ khi biết có cả một thị trấn để giới thiệu những phẩm từ Việt Nam như gốm sứ Minh Long, nước mắm Phú Quốc Thuận Phát, sữa đặc có đường Vinamilk, đĩa nhạc Đặng Thái Sơn…

Nguồn: nguoiduatin.vn
 
I

iupehal

Sơ cấp
21/7/11
0
0
0
37
tp.Hồ Chí Minh
Ðề: Khai trương thị trấn cà phê Việt trên đất Mỹ

Cơ hội cho cà phê Việt trên đất Mỹ...
PhinDeli_1379383798.jpg


Ông Kip Cheroutes, giảng viên PR/quan hệ chính phủ, trường Đại học Denver, là một trong những khách mời danh dự cho buổi lễ ra mắt thị trấn PhinDeli. Sau đây là bài viết nhận xét của ông về ý tưởng thị trấn cà phê Việt PhinDeli.

Người ta thường gọi Wyoming, một tiểu bang ở miền Tây nước Mỹ là “Xứ Sở Bầu Trời Rộng Lớn”. Cả một vùng đất mênh mông bạt ngàn, không có cây cao, vì vậy bạn có thể phóng tầm mắt ra tận xa tít tắp. Một bầu trời xanh biếc, những con đường với đồng cỏ ngút ngàn. Quả thật, đó là một “bầu trời rộng lớn” trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên đã nhìn thấy cơ hội của mình chính ở thị trấn có lịch sử 147 năm nơi “Xứ Sở Bầu Trời Rộng Lớn” đó. Điều này thoạt nghe có vẻ lạ, khi mà thị trấn nhỏ này chỉ có 1 công dân, và không phải là nơi sầm uất cho những ý tưởng kinh doanh. Nhưng vị doanh nhân trẻ này và thương hiệu cà phê Việt PhinDeli lại không xem đó là vấn đề.

PhinDeli1-ID2770.jpg

Ông Kip Cheroutes, giảng viên PR/quan hệ chính phủ, trường Đại học Denver

Vị trí là một ưu thế đặc biệt của thị trấn PhinDeli. Trước đây, khi ông Nguyên quyết định mua thị trấn, nhiều ý kiến đã nghi hoặc cho rằng thị trấn này nằm ở nơi quá “hẻo lánh” cho việc mua bán và tiếp thị, nhất là khi nó chỉ có 1 công dân. Tuy nhiên, họ đã không để ý rằng thị trấn PhinDeli nằm trên con đường quốc lộ 80, con đường huyết mạch nối liền các tiểu bang lớn. Hàng ngày, có hàng ngàn tài xế và hành khách chạy qua đây.

Và họ sẽ làm gì với thị trấn PhinDeli? Câu trả lời chắc chắn là sẽ xem đây như một trạm dừng chân, nghỉ ngơi và mua cho mình một số đồ dùng lặt vặt. Một lý do khác để họ dừng lại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ là vì tò mò. Từ trên đường cao tốc, các tài xế đã có thể dễ dàng nhìn thấy những tấm panô lớn đầy vẻ mời gọi, về một Thị trấn Cà phê Việt. Đó là một chiến lược tiếp thị thông minh và đầy ắp các yếu tố bất ngờ. Không dễ có một thương hiệu Việt Nam, mới ra đời đã thu hút truyền thông và khiến những khách hàng từ khắp nước Mỹ phải dừng chân tìm hiểu, thưởng thức thử, quan tâm một cách đặc biệt như vậy.

Cơ hội đến với ông Phạm Đình Nguyên vào thời điểm tháng 4 năm ngoái, khi tình cờ đọc được thông tin về việc bán đấu giá thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với chỉ 1 công dân. Với tầm nhìn và sự táo bạo của mình, ông Nguyên nhận ra đây là một cơ hội lớn, vì Buford - mang lịch sử 147 năm và là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ - vốn có sự thu hút đặc biệt với giới báo chí, truyền thông.

Chiến thắng trong cuộc đấu giá và trở thành chủ nhân người Việt đầu tiên của một thị trấn trên đất Mỹ, ông Nguyên nhận biết cơ hội để mình thâm nhập vào thị trường nước Mỹ đã mở ra. Sau một năm trời chuẩn bị, cuối cùng, ông đã quyết định chọn sản phẩm cà phê – một sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

PhinDeli3-ID2770.JPG


Phạm Đình Nguyên Để gây sự thu hút lớn với công chúng, ông Nguyên đã thực hiện một hình thức tiếp thị có khả năng “gây sốc” với nhiều người: Đổi tên thị trấn Buford thành PhinDeli - tên thương hiệu cà phê của mình.

Ông cũng cho sửa sang, hiện đại hóa trạm xăng, cửa hàng tiện ích, xây dựng góc cà phê PhinDeli để mọi khách dừng chân có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt miễn phí. Tại đây, một bức tranh khổng lồ dài hơn 10m cũng được thực hiện một cách công phu để tái hiện toàn bộ cảnh trồng trọt, thu hoạch, chế biến cà phê ở Việt Nam. Không chỉ có thể thưởng thức cà phê tại chỗ, khách dừng chân còn có thể mua PhinDeli và một số quà lưu niệm có in hình PhinDeli, như áo thun, cốc uống cà phê…

Công ty PhinDeli có kế hoạch phân phối đầy tham vọng. Sản phẩm cũng đã được bán trên trang Amazon.com từ ngày 3/9, giúp những khách hàng của PhinDeli có thể thưởng thức hương vị cà phê Việt Nam từ khắp mọi nơi trên toàn nước Mỹ. Ông Phạm Đình Nguyên cũng chia sẻ tham vọng sẽ đưa được PhinDeli vào hệ thống các siêu thị lớn, đặc biệt là ở những tiểu bang có đông cộng đồng người Việt sinh sống.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau Braxin. Khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam giúp những hạt cà phê mang hương vị thơm ngon và đậm đà đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay, cà phê Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu nào thật sự có chỗ đứng trên thị trường nước Mỹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao thương hiệu PhinDeli trở thành một hiện tượng độc đáo, được giới báo chí, truyền thông cả tại Mỹ lẫn Việt Nam dành nhiều quan tâm.

Cũng phải nói thêm rằng việc PhinDeli có thể cho ra đời những sản phẩm cà phê siêu sạch, vượt qua những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Mỹ, mở rộng chuỗi phân phối tại cả Việt Nam và Mỹ, thiết lập kế hoạch tiếp thị, truyền thông rầm rộ chỉ trong vòng hơn 8 tháng là một nỗ lực phi thường. Một khi thương hiệu cà phê PhinDeli được thành lập và tạo được những thành công, các công ty Việt Nam khác có thể thêm tự tin để nhìn thấy những cơ hội cho mình, ở thị trường rộng lớn như nước Mỹ.

Sẽ có những thách thức không nhỏ cho PhinDeli. Đầu tiên là giá cả. PhinDeli cần được bán với giá thật sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc mở rộng hệ thống phân phối, cung ứng cần được thực hiện ráo riết hơn nữa. Người Mỹ có thể tò mò mua PhinDeli thông qua trang mạng Amazon.com bước đầu. Nhưng về lâu dài, họ luôn kỳ vọng có thể mua được sản phẩm nhanh chóng khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các hệ thống siêu thị lớn.

PhinDeli2-ID2770.JPG

Chiếc cốc cà phê đặc trưng của PhinDeli là một trong số quà lưu niệm của thị trấn

Một vấn đề không đơn giản khác là sẽ có những ngày, thị trấn PhinDeli chịu ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, điều mà một thị trưởng người Việt Nam như ông Phạm Đình Nguyên có thể chưa từng trải nghiệm. Giữ cho thị trấn và cửa hàng mở cửa liên tục, kể cả trong những ngày này là một việc cũng cần chú ý.

Một vấn đề khác tôi muốn đặt ra: Liệu những tổn thương trong quá khứ giữa Mỹ và Việt Nam có thể gây khó khăn cho sự phát triển của PhinDeli trên đất Mỹ? Thật ra, từ những phân tích của mình, tôi cho rằng đây không phải là một vấn đề cần dành nhiều lo lắng. Gần 40 năm đã trôi qua và những năm tháng chiến tranh đã mờ dần trong ký ức của nhiều người. Thế hệ “uống cà phê” ở Mỹ lại là một thế hệ trẻ, độ tuổi tập trung từ 20-40, vốn là những người không “dính” nhiều đến chiến tranh. Họ sẽ nghĩ đến Việt Nam như một nơi có những kỳ nghỉ, những bãi biển, nơi có hương vị cà phê ngon tuyệt hảo xếp vào nhóm hàng đầu thế giới.

Cụ thể, trong ngày khai trương thị trấn 3/9 vừa qua, hơn 150 khách mời, là những quan chức người Mỹ và cả những gia đình người Mỹ gốc Việt đã dành thời gian đến với thị trấn này. Những tình cảm cởi mở, thân tình, những sự đón nhận nồng nhiệt đã được dành cho thị trấn. Ngay cả trên các trang mạng, cũng có thể tìm được không ít lời chúc mừng từ cả những công dân người Mỹ và những người Mỹ gốc Việt ở mọi độ tuổi khác nhau.

Như bất kỳ doanh nhân nào, Phạm Đình Nguyên biết rằng con đường để đưa được thương hiệu PhinDeli vào nước Mỹ vẫn đầy thử thách. Với cuộc ra mắt ấn tượng bằng phương thức tiếp cận đầy táo bạo này, cơ hội thành công cho cà phê Việt PhinDeli trên đất Mỹ là rất lớn…

Nguồn: Breands Vietnam
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA