Xử lý chênh lệch tỉ giá hiểu thế nào là đúng???

  • Thread starter 0123456789
  • Ngày gửi
0

0123456789

Sơ cấp
2/4/11
20
1
0
Đang tìm chỗ ở
Chu choa, mèn đéch ơi. Việc xử lý chênh lệch tỉ giá hiểu như thế nào là đúng đây? Đang đấu đây!!! Văn bản, thông tư hướng dẫn mỗi người đọc hiểu 1 cách khác nhau.

Ví dụ: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu với tỉ giá thời điểm: 12.000 đồng/USD. Khi thánh tóan lô hàng này cho nhà cung cấp, tỉ giá thời điểm có thể 15.000 đồng/USD hoặc 10.000 đồng/USD. Trong trường hợp này khả năng có thể ghi hạch toán vào TK 515 (nếu tỉ giá tăng) hoặc 635 (nếu tỉ giá giảm)

Cơ quan thuế duyệt quyết tóan, không đồng ý với cách hạch tóan trên.

Cơ quan thuế không chấp nhận cho người lái đò hạch tóan xử lý trong kỳ (từng tháng khi có nghiệp vụ phát sinh). Họ cho rằng, các vốn/công nợ có nguồn gốc ngọai tệ chỉ được điều chỉnh vào thời điểm cuối năm 31/12.


Sau bao nhiêu mong mỏi và bức xúc của các doanh nghiệp, Bộ Tài Chính đã ra thông tư 177/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 V/v Hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, theo đó các khoản chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ sẽ được tính vào chi phí và thu nhập doanh nghiệp.

Người lái đò kính mời các bác xem:

Các doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được tính vào chi phí hoặc thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.

Vậy các bác ơi, Xử lý chênh lệch tỉ giá hiểu thế nào là đúng đây??? Cầu ơn trên cho Người lái đò đấu tranh để tìm được chân lý giác ngộ sớm thành đạo. Mô Phật.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Sau bao nhiêu mong mỏi và bức xúc của các doanh nghiệp, Bộ Tài Chính đã ra thông tư 177/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 V/v Hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, theo đó các khoản chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ sẽ được tính vào chi phí và thu nhập doanh nghiệp.

Người lái đò kính mời các bác xem:

Các doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được tính vào chi phí hoặc thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.

Vậy các bác ơi, Xử lý chênh lệch tỉ giá hiểu thế nào là đúng đây??? Cầu ơn trên cho Người lái đò đấu tranh để tìm được chân lý giác ngộ sớm thành đạo. Mô Phật.

Bác kiểm tra lại nhé:
Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
- Thay thế bãi bỏ Thông tư 177/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009
 
kim dung nguyen

kim dung nguyen

Trung cấp
25/12/07
174
0
16
quang ngai - TpHCM
Hic. Nghe bạn nói thế mình cũng sợ. Cty mình cũng có phát sinh nhập khẩu, và trong tháng hạch toán lãi lổ tỷ giá luôn. Zị phải đưa cuối năm seo tời? đưa seo bi zờ?
 
0

0123456789

Sơ cấp
2/4/11
20
1
0
Đang tìm chỗ ở
Bác kiểm tra lại nhé:
Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
- Thay thế bãi bỏ Thông tư 177/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009

Cám ơn bác nhiều.
Cũng định nói như vậy nhưng cảm thấy mới vào diễn đàn webketoan.vn nên còn mắc cỡ, dè dặt thận trọng trong từng lời nói nên chưa mạnh dạn dơ tay phát biểu ý kiến.

Không hiểu tắc trách này thuộc về ai bác nhỉ? Đang đấu đây.

Hic. Nghe bạn nói thế mình cũng sợ. Cty mình cũng có phát sinh nhập khẩu, và trong tháng hạch toán lãi lổ tỷ giá luôn. Zị phải đưa cuối năm seo tời? đưa seo bi zờ?

Định gởi biếu tặng "Một số nguyên tắc hạch toán, Kết cấu và nội dung phản ảnh và Phương pháp hạch toán kế toán của TK 515 và 635" để cho họ về làm gối đầu giường bác ạ. Đang đi mạ vàng để đóng tư liệu này gởi free cho họ đây!!!
 
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
Chu choa, mèn đéch ơi. Việc xử lý chênh lệch tỉ giá hiểu như thế nào là đúng đây? Đang đấu đây!!! Văn bản, thông tư hướng dẫn mỗi người đọc hiểu 1 cách khác nhau.

Ví dụ: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu với tỉ giá thời điểm: 12.000 đồng/USD. Khi thánh tóan lô hàng này cho nhà cung cấp, tỉ giá thời điểm có thể 15.000 đồng/USD hoặc 10.000 đồng/USD. Trong trường hợp này khả năng có thể ghi hạch toán vào TK 515 (nếu tỉ giá tăng) hoặc 635 (nếu tỉ giá giảm)

Cơ quan thuế duyệt quyết tóan, không đồng ý với cách hạch tóan trên.

Cơ quan thuế không chấp nhận cho người lái đò hạch tóan xử lý trong kỳ (từng tháng khi có nghiệp vụ phát sinh). Họ cho rằng, các vốn/công nợ có nguồn gốc ngọai tệ chỉ được điều chỉnh vào thời điểm cuối năm 31/12.

.

Về hạch toán kế toán theo Luật Kế toán: Dựa vào chuẩn mực VAS 10 hoặc Quyết định 15 ---> Cho phép doanh nghiệp xác định TK 515 hoặc 635 trong các nghiệp vụ phát sinh chênh lệch tỷ giá trong kỳ.

Về quyết toán thuế: Dựa vào Thông tư 201 hoặc Thông tư 18. Thông tư 18 có đoạn như sau:
3. Xác định các khoản thu nhập.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm 6 mục V Phần C như sau:
- Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì được xác định như sau:
+ Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.
+ Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ nếu còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác, nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.
Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ mà TSCĐ này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh).

Theo đó, Thông tư 18 cũng cho phép tính những chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phép tính vào doanh thu hoặc chi phí ngay tại thời điểm phát sinh.
 
kim dung nguyen

kim dung nguyen

Trung cấp
25/12/07
174
0
16
quang ngai - TpHCM
Zị là mình không cần hạch toán vào cuối năm mà hạch toán thẳng trong tháng phát sinh luôn đúng hem bạn SV86?
 
K

ketban

Cao cấp
27/6/06
235
1
0
Hoàng Mai, Hà Nội
Mình cũng hạch toán luôn vào tháng phát sinh. Không hiểu như vậy có OK không.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
The Hoang

The Hoang

Kế Toán Dạo
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
11/8/05
2,416
286
83
Sài Gòn - Phan Thiết
Mình cũng hạch toán luôn vào tháng phát sinh. Không hiểu như vậy có OK không.

Zị là mình không cần hạch toán vào cuối năm mà hạch toán thẳng trong tháng phát sinh luôn đúng hem bạn SV86?

Chào bạn
Chênh lệch tỷ giá phát sinh & liên quan trong quá trình sản xuất kinh doanh thì được tính vào chi phí hoặc doanh thu HĐTC tại thời điểm phát sinh trong kỳ luôn nhé bạn. Cuối năm không đụng chạm gì tới nó nữa.
good luck
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA