Lãi vay quá hạn ngân hàng

  • Thread starter DO PHUONG
  • Ngày gửi
T

TTRA

Guest
10/7/04
65
0
6
1. lãi phạt tính tối đa 150% lãi suất đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Lăn tăn gì ls cơ bản của NHNN ở đây?bạn nên nhớ quyết định 16 của NHNNVN về cơ chế điều hành ls theo ls cơ bản có hiệu lực từ ngày 19/5/08. Quyết định này ko mang tính hồi tố, tức là các hdtd ký kết trước khi nó có hiệu lực ko bị điều chỉnh bởi qd này.
2. lấy ls năm/12 tháng = ls tháng.
3.ls cơ bản của NHNN VN được công bố theo từng tháng và có thông báo cụ thể bạn chịu khó tìm đi.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,406
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Bác tính giúp em nghiệp vụ này để em hiểu rõ.
Em vay NH 499,457,810đ chậm trả lãi 19 ngày, lãi suất 1.1% mà NH tính lãi phạt là 1,043,867đ
Tính mãi ko ra.

Lãi suất kia là lãi suất theo năm hay theo tháng vậy pác
Theo cách tính em biết thì
1- pác đưa sai lãi suất
2- Ngân hàng tính sai ( cái nì hơi khó xẩy ra he he )

lãi quá hạn 19 ngày với lãi suất 1.1%/năm
= 499.457.810 x (1.1/100) x (19/365) =285.991 đ (quá nhỏ nên ko đúng)

Lãi quá hạn 19 ngày với lãi suất 1.1%/ tháng:
= 499.457.810 x(1.1/100) x (19/30)= 3.479.556 đ ( quá to nên cũng hem đúng)



.......

Nói túm lại pác ra ngân hàng hỏi thì biết liền hic hic hic hic
 
L
1. lãi phạt tính tối đa 150% lãi suất đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Lăn tăn gì ls cơ bản của NHNN ở đây?bạn nên nhớ quyết định 16 của NHNNVN về cơ chế điều hành ls theo ls cơ bản có hiệu lực từ ngày 19/5/08. Quyết định này ko mang tính hồi tố, tức là các hdtd ký kết trước khi nó có hiệu lực ko bị điều chỉnh bởi qd này.
2. lấy ls năm/12 tháng = ls tháng.
3.ls cơ bản của NHNN VN được công bố theo từng tháng và có thông báo cụ thể bạn chịu khó tìm đi.

Vụ liên quan đến LSCB là có đấy nhé!


Lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất ban đầu

Cập nhật: 17/07/2008 - 15:23 - Nguồn: VietNamNet.vn
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/07/794027/

- Ngày 16/7/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có công văn số 6486/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng về việc áp dụng lãi suất đối với khoản nợ gốc quá hạn. Theo đó, lãi suất đối với khoản nợ gốc quá hạn không quá 150% lãi suất đã ký kết.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất đối với các khoản nợ gốc quá hạn. Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

Nợ quá hạn chịu lãi suất tối đa 150% so với lãi suất ký kết. (Ảnh: minh hoạ)


Cũng trong ngày 16/7, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 6484/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thực hiện một số nội dung về cấp hạn mức cho vay ngoại tệ đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam căn cứ quy định hiện hành thực hiện việc cho vay ngoại tệ đối với các thành viên Tập đoàn Dệt may Việt Nam theo hạn mức cho vay ngoại tệ mà các ngân hàng đã cam kết.

Đối với số ngoại tệ còn thiếu, trên cơ sở đề nghị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam xác định hạn mức cho vay ngoại tệ bổ sung đối với từng doanh nghiệp trong tập đoàn.

Thống đốc cũng yêu cầu, các ngân hàng báo cáo tình hình xác định hạn mức cho vay ngoại tệ bổ sung đối với các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho Ngân hàng Nhà nước.

*
Phước Hà
 
T

TTRA

Guest
10/7/04
65
0
6
bạn letrans nên phân biệt về tính thời điểm của hợp đồng tín dụng nhé:
Trường hợp HĐTD được ký kết trước ngày 19/5/2008 thì (nếu cho vay ngắn hạn với ls cho vay vượt 150% lscb do SBV công bố thì vẫn được tiếp tục duy trì cho đến khi kết thúc hợp đồng, còn nếu món vay đó quá hạn ngân hàng vẫn tính ls quá hạn bằng 150% ls đã ký kết trong HĐTD; Trường hợp cho vay dài hạn ls thả nổi thì đến kỳ điều chỉnh ls theo thoả thuận trong hợp đồng ngân hàng vẫn phải điều chỉnh ls sao cho không vượt quá lscb*150%. còn nếu món vay đó quá hạn ngân hàng vẫn được áp dụng ls quá hạn = 150%*ls đã ký kết trong HĐTD ko care gì đến có vượt 150% lscb của SBV công bố hay ko.)
còn ký kết sau 19/5/2008 thì ls ký trong hợp đồng bắt buộc phải nhỏ hơn hoặc bằng 150% lscb của SBV công bố; lsquá hạn thì tối đa bằng 150%*ls ký kết trong hợp đồng. Các bạn nên nhớ tính ls quá hạn thì ko cần care gì đến lscb đâu.
 
phong_thu

phong_thu

Guest
19/4/06
79
0
0
Ha Noi
Nguyên văn bởi tai2k2003
Bác tính giúp em nghiệp vụ này để em hiểu rõ.
Em vay NH 499,457,810đ chậm trả lãi 19 ngày, lãi suất 1.1% mà NH tính lãi phạt là 1,043,867đ
Tính mãi ko ra.

Bạn cho mình hỏi là NH tính lãi phạt của bạn là phạt chậm trả lãi hay chậm trả gốc vậy?
Thông tin về bài bạn đưa ra không đủ. Không có chuyện NH tính sai lãi. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về lãi suất vay, ngày đến hạn, phương thích tính lãi của bạn là 1.1%/năm hay 1.1%/tháng?
Nếu như bạn nói là bạn chậm trả lãi thì số tiền phạt chậm trả của bạn sẽ được tính như sau:
- TH lãi suất tính theo tháng: (449.457.810 *lãi suất vay *số ngày trong tháng /30)*(1,1%*19/30)
- TH lãi suất tính theo năm: (449.457.810 *lãi suấy vay *số ngày trong tháng /360) *(1,1% *19/360)
 
L
bạn letrans nên phân biệt về tính thời điểm của hợp đồng tín dụng nhé:
Trường hợp HĐTD được ký kết trước ngày 19/5/2008 thì (nếu cho vay ngắn hạn với ls cho vay vượt 150% lscb do SBV công bố thì vẫn được tiếp tục duy trì cho đến khi kết thúc hợp đồng, còn nếu món vay đó quá hạn ngân hàng vẫn tính ls quá hạn bằng 150% ls đã ký kết trong HĐTD; Trường hợp cho vay dài hạn ls thả nổi thì đến kỳ điều chỉnh ls theo thoả thuận trong hợp đồng ngân hàng vẫn phải điều chỉnh ls sao cho không vượt quá lscb*150%. còn nếu món vay đó quá hạn ngân hàng vẫn được áp dụng ls quá hạn = 150%*ls đã ký kết trong HĐTD ko care gì đến có vượt 150% lscb của SBV công bố hay ko.)
còn ký kết sau 19/5/2008 thì ls ký trong hợp đồng bắt buộc phải nhỏ hơn hoặc bằng 150% lscb của SBV công bố; lsquá hạn thì tối đa bằng 150%*ls ký kết trong hợp đồng. Các bạn nên nhớ tính ls quá hạn thì ko cần care gì đến lscb đâu.

Văn bản liên quan:
http://72.14.235.104/search?q=cache...STT&hl=vi&ct=clnk&cd=1&gl=vn&client=firefox-a
 
H

hndh14

Guest
12/5/08
1
0
0
35
tphcm
Anh chị ơi cho em hỏi : khi một doanh nghiệp vay nợ ngân hàng mà ở kì 1 số dư tài khoản của Dn đó không đủ để trả lãi và gốc ở kì 1 cho ngân hàng . sang kì 2 số dư tài khoản của DN là 45trđ . vậy ngân hàng sẽ thu theo thứ tự như thế nào ,khoản tiền nào trước :
1)nợ quá hạn chưa trả hết ở kì 1
2)lãi quá hạn
3)lãi chưa trả hết ở kì 1
4)lãi kì 2
5)gốc kì 2
Giúp em dzí(^_^)?????
 
T

tung200808

Sơ cấp
22/2/09
13
5
3
bà rịa vũng tàu
Theo quy định mới tại thông tư 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007:

2.25. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

---------------------
Như vậy lãi vay quá hạn đã bị bỏ, thế bây giờ có thể tính lãi vay quá hạn vào chi phí được không? Nếu không được thì văn bản nào quy định không được? Mong các bác chỉ giúp
Lãi vay quá hạn ngân hàng không phải là vi phạm hành chính mà là vi phạm hợp đồng kinh tế thì đúng hơn
 
N

ngocbinhnokia

Sơ cấp
10/4/11
5
0
0
TRuc ninh, nam Dinh
Ở đây nay!
Lần mò làm gì nữa:
Vay 499.457.810 Lãi phạt là:1.043.867
Vậy quy ra là lãi phạt = 130% lãi suất trong hạn
Tổng lãi = 1.1%*130%
Lãi phạt = 1.1%*30% = 0.33%
499.457.810 * 0.33%/30*19
Lãi ngân hàng 1.1% thỉ chỉ có thể là lãi tháng chứ làm sao la lãi năm được.
Một năm mà là 1.1 thì ông ngân hàng đấy bị giở hơi!

Theo toi viec tinh l ãi phat thi da co khung roi.
Khong vuot qua 150% lai suat trong h ạn
C òn vi ec ap dung bao nhieu la tuy tung don vi, khong vuot qua quy dinh la duoc
 
Sửa lần cuối:
H

huongqb12

Guest
21/7/11
3
0
0
36
đà nẵng
nếu lãi vay ngân hàng quá hạn được tính vào chi phí thì hạch toán vào tài khoản nào
 
N

ninhtgc

Sơ cấp
22/3/12
37
0
0
35
Hà Nội
Ðề: Lãi vay quá hạn ngân hàng

Ôi, mình ko rõ cái này lắm, hix
 
T

tannguyen299

Guest
6/8/13
6
1
1
34
HN
1. Khoản phạt do thanh toán chậm hoặc thanh toán trước hạn đối với Ngân hàng hoặc với đối tác khác được coi là chi phí hợp lý vì:
- Việc vi phạm dẫn tới khoản phạt này không vi phạm các quy định của pháp luật hành chính (được nói trong khoản 2 điều 6 TT78/2014/TT-BTC). Thậm chí còn không hề vi phạm hợp đồng kinh tế vì trong điều khoản hợp đồng đã ghi rõ nếu thanh toán sớm, thanh toán quá hạn sẽ bị phạt, và công ty bạn nộp phạt tức là vẫn đang thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Khoản chi này thỏa mãn đúng theo khoản 1 điều 6 TT78/2014/TT-BTC.
2. Xét ví dụ dưới đây bạn sẽ thấy hợp lý:
- Công ty bạn vay ngân hàng có thời hạn 3 năm. Nhưng sau 2 năm bạn kinh doanh tốt nên đã đủ tiền trả nợ, bạn không muốn mất thêm khoản lãi 1 năm còn lại rất lớn nên bạn trả trước, thực hiện đúng hợp đồng đã ký với ngân hàng là bạn sẽ trả tiền phạt (đã quy định). Xét về lợi ích doanh nghiệp, bạn đỡ chi phí đi rất nhiều. Do đó không cớ gì cơ quan thuế nói khoản chi phạt này là không hợp lý cả.
- Công ty bạn đã đến hạn nhưng công ty bạn lại có 1 hợp đồng làm ăn lớn cần dùng số vốn đó. Sau khi tính toán lợi nhuận thu được thấy cao hơn tiền phạt thanh toán quá hạn. Bạn chấp nhận tiền phạt và chỉ trả sau khi thu hồi vốn lại từ hoạt động kinh doanh (thường là ngắn hạn). Sau hoạt động này, bạn được lợi 1 khoản. Vậy cơ quan thuế không thế nói khoản chi phạt này bất hợp lý được.
 
Đ

Đào Thị Hoàng Thi

Sơ cấp
19/10/18
2
0
1
31
vậy tóm lại , lãi trả chậm ( lãi quá hạn ) thì hạch toán vô đâu vậy các cao nhân .
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA