F
Ngay cả khi bạn cho rằng mình sẽ chỉ “ngó” qua một cái, ngọn lửa “Tôi muốn” đang ngủ yên trong lòng bạn vẫn tự động thức giấc. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn kiềm chế trước cám dỗ này.
Trước khi internet mang tới cơ hội tiếp cận những gian hàng online, bạn có thể dễ dàng kiểm soát thú vui mua sắm bằng cách hạn chế ghé thăm các trung tâm thương mại hoặc thậm chí “tẩy chay” những quyển catalog quảng cáo. Chỉ đơn thuần nhìn ngắm những thứ mình không có dự định mua cũng có khả năng thúc đẩy ham muốn mua sắm của bạn.
Ngày này, các tín đồ mua sắm phải đối mặt với một thử thách còn nguy hiểm hơn, đó chính là những trang web mua bán qua mạng. Hạn chế mua sắm cũng giống như ăn kiêng, bạn sẽ chẳng thể kìm lòng nếu món tráng miệng hấp dẫn cứ bày ra trước mắt.
Tất nhiên là chúng ta vẫn có thể hoàn toàn cô lập bản thân với những cuối tuần miễn tiêu hay tháng không shopping. Thế nhưng cuối cùng thì ai cũng phải ghé qua cửa hàng ít nhất một lần.
Do vậy, sau đây là một số bí quyết giúp bạn chống chọi với cám dỗ trong khi cố gắng tiết kiệm
Xác định cái giá mà bạn thực sự phải trả
Một số người thích nghĩ tới những thứ mà họ có thể mua với số tiền sắp bỏ ra. Ví dụ như thay vì mua chiếc váy giá 1 triệu đồng, bạn có thể dành tiền mua quà cho ông xã hay đồ chơi cho con yêu.
Một số khác lại chú trọng tới việc thực hiện mục tiêu: liệu việc mua món đồ giúp họ tiến gần hơn hay xa hơn những gì họ thực sự mong muốn. Bạn có thể mường tượng cuộc sống tuyệt vời của mình khi tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu sớm thay vì chi tiêu hoang phí…
Hình dung
Sự tưởng tượng là một công cụ quan trọng đối với những người mua sắm. Bạn hãy thử hình dung mình rút tiền ra để thanh toán món đồ đang muốn mua. Tấm hóa đơn sẽ trông như thế nào? Bạn có thực sự cho rằng mình muốn rút tiền ra khỏi ví?
Ngoài ra bạn có thể áp dụng nguyên tắc “10 năm”. Hãy tưởng tượng xem 10 năm nữa mình sẽ như thế nào và bạn sẵn sàng chi tiền để mua về một kỉ niệm vô vị hay vẫn muốn giữ số tiền đó trong tài khoản.
Viết danh sách mơ ước
Bạn có thể tự tạo một file word hoặc viết vào một quyển sổ tay những gì bạn muốn mua và cho mình chút thời gian để bình tâm lại.
Ví dụ, một tuần sau khi lập xong danh sách, bạn phát hiện ra rằng mình muốn thay thế chiếc váy bằng đôi giày mới. Hãy để đôi giày nằm trong “dự án” ít nhất một tuần rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, bạn hãy tự hỏi xem mình có sử dụng những thứ đồ đó thường xuyên không và liệu mình có thể thay thế nó bằng bất cứ thứ gì sẵn có.
Trên thực tế, sự trì hoãn này không chỉ giúp bạn hóa giải bớt sự thôi thúc của ham muốn mua sắm mà còn tạo điều kiện để bạn tìm được mức giá cũng như nơi bán hàng tốt nhất.
Tìm kiếm giải pháp thay thế
Trước khi mua về bất cứ thứ gì hãy dành thời gian nhìn quanh nhà xem liệu bạn có thể tìm được món đồ thay thế hợp lý nào hay không. Thêm vào đó, bạn cũng nên tìm hiểu những cửa hàng đồ cũ để tiết kiệm chi phí.
Nếu tất cả những chiến thuật trên tỏ ra vô hiệu, hãy đi mua sắm
Bạn có thể cho những thứ mình muốn mua vào giỏ hàng trực tuyến hay trong siêu thị rồi tiếp tục đi dạo vòng quanh để cân nhắc. Đây là cách để bạn cảm thấy gánh nặng hữu hình và buộc mình phải chịu một chút áp lực nhằm xác định xem liệu mình có thực sự muốn mang tiến tới quầy thu ngân.
Bài viết lấy từ: Làm thế nào để hạn chế cám dỗ khi đi mua sắm
Trước khi internet mang tới cơ hội tiếp cận những gian hàng online, bạn có thể dễ dàng kiểm soát thú vui mua sắm bằng cách hạn chế ghé thăm các trung tâm thương mại hoặc thậm chí “tẩy chay” những quyển catalog quảng cáo. Chỉ đơn thuần nhìn ngắm những thứ mình không có dự định mua cũng có khả năng thúc đẩy ham muốn mua sắm của bạn.
Ngày này, các tín đồ mua sắm phải đối mặt với một thử thách còn nguy hiểm hơn, đó chính là những trang web mua bán qua mạng. Hạn chế mua sắm cũng giống như ăn kiêng, bạn sẽ chẳng thể kìm lòng nếu món tráng miệng hấp dẫn cứ bày ra trước mắt.
Tất nhiên là chúng ta vẫn có thể hoàn toàn cô lập bản thân với những cuối tuần miễn tiêu hay tháng không shopping. Thế nhưng cuối cùng thì ai cũng phải ghé qua cửa hàng ít nhất một lần.
Do vậy, sau đây là một số bí quyết giúp bạn chống chọi với cám dỗ trong khi cố gắng tiết kiệm
Xác định cái giá mà bạn thực sự phải trả
Một số người thích nghĩ tới những thứ mà họ có thể mua với số tiền sắp bỏ ra. Ví dụ như thay vì mua chiếc váy giá 1 triệu đồng, bạn có thể dành tiền mua quà cho ông xã hay đồ chơi cho con yêu.
Một số khác lại chú trọng tới việc thực hiện mục tiêu: liệu việc mua món đồ giúp họ tiến gần hơn hay xa hơn những gì họ thực sự mong muốn. Bạn có thể mường tượng cuộc sống tuyệt vời của mình khi tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu sớm thay vì chi tiêu hoang phí…
Hình dung
Sự tưởng tượng là một công cụ quan trọng đối với những người mua sắm. Bạn hãy thử hình dung mình rút tiền ra để thanh toán món đồ đang muốn mua. Tấm hóa đơn sẽ trông như thế nào? Bạn có thực sự cho rằng mình muốn rút tiền ra khỏi ví?
Ngoài ra bạn có thể áp dụng nguyên tắc “10 năm”. Hãy tưởng tượng xem 10 năm nữa mình sẽ như thế nào và bạn sẵn sàng chi tiền để mua về một kỉ niệm vô vị hay vẫn muốn giữ số tiền đó trong tài khoản.
Viết danh sách mơ ước
Bạn có thể tự tạo một file word hoặc viết vào một quyển sổ tay những gì bạn muốn mua và cho mình chút thời gian để bình tâm lại.
Ví dụ, một tuần sau khi lập xong danh sách, bạn phát hiện ra rằng mình muốn thay thế chiếc váy bằng đôi giày mới. Hãy để đôi giày nằm trong “dự án” ít nhất một tuần rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, bạn hãy tự hỏi xem mình có sử dụng những thứ đồ đó thường xuyên không và liệu mình có thể thay thế nó bằng bất cứ thứ gì sẵn có.
Trên thực tế, sự trì hoãn này không chỉ giúp bạn hóa giải bớt sự thôi thúc của ham muốn mua sắm mà còn tạo điều kiện để bạn tìm được mức giá cũng như nơi bán hàng tốt nhất.
Tìm kiếm giải pháp thay thế
Trước khi mua về bất cứ thứ gì hãy dành thời gian nhìn quanh nhà xem liệu bạn có thể tìm được món đồ thay thế hợp lý nào hay không. Thêm vào đó, bạn cũng nên tìm hiểu những cửa hàng đồ cũ để tiết kiệm chi phí.
Nếu tất cả những chiến thuật trên tỏ ra vô hiệu, hãy đi mua sắm
Bạn có thể cho những thứ mình muốn mua vào giỏ hàng trực tuyến hay trong siêu thị rồi tiếp tục đi dạo vòng quanh để cân nhắc. Đây là cách để bạn cảm thấy gánh nặng hữu hình và buộc mình phải chịu một chút áp lực nhằm xác định xem liệu mình có thực sự muốn mang tiến tới quầy thu ngân.
Bài viết lấy từ: Làm thế nào để hạn chế cám dỗ khi đi mua sắm