Có thể mọi người cũng không lạ gì tôi, đôi lúc cách trả lời của tôi vừa vui vừa mang tính dí dỏm để các bạn nhận xét thêm. Thế nên mới có bài của Thầy VTM đưa ra case study (tình huống) này.
Chúng ta không nên vì thế
để có được cơ hội đã làm bàn bờỉ những nút dislike vô bổ. Sao chúng ta không nghĩ đó là câu trả lời của Thầy mang tính hỏi tại sao ta phải làm như vậy? Có như thế các bạn sẽ nhớ được lâu. Giống như lúc học toán, có những câu thơ ví von mà Thầy giúp ta nhớ được các công thức toán nhanh chóng: Sin cos tang - Tan cốt xương!!!
Ẹc ẹc đành rằng, các quyết định 15, 48 có chỉ dẫn. Nhưng có ai đọc hiểu hết đâu, ngay cả tôi cũng phải mở sách ra đọc khi trả lời cho các bạn. Chắc kysuketoan2011 mới ra trường thì hông biết, hông tin thử hỏi bạn sinhvien1986 xem như thế nào về 1 thời tranh luận
Thông Tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp áp dụng cho QD 15 hay cả QD 48 nhé. Bạn biết hông, lúc đó cả diễn đàn sôi nổi, nghẽn mạch làm Admin phải di dời và tăng cường thêm 3 cái server để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và thành viên.
Trở lại vấn đề cần trao đổi đây:
Khi vận dụng hạch toán, có nhiều phần mềm cho ta xác định: 1 mã đối tượng công nơ xxxxxxxx nào đó có thể vừa là người mua và là người bán---> Lúc này sử dụng qua TK 131 hoặc ngược lại nếu người bán cũng có thể là người mua --->Lúc này sử dụng qua TK 331. Điều gì xảy ra:
tính chất của TK 131 và 331 lúc này sẽ không đúng. Đối với các chỉ tiêu phản ánh công nợ bao gồm: Phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán, phải trả cho ngưới bán, Người mua trả tiền trước
không được bù trừ mà phải lấy số liệu trên
sổ chi tiết của các tài khoản này để phản ánh
Tôi thì không làm thế, mỗi đối tượng công nợ với mã số yyyyy nào đó, tôi chỉ cần khai báo mã đối tượng công nợ với mã số yyyyy nào đó sẽ sử dụng những TK nào, ví dụ: Với mã số yyyyy này sẽ, các TK công nợ sẽ có: 131,331,138,338,...Khi tổng hợp mã số công nợ nào đó, nó sẽ hiển thị các nội dung của con nợ, chủ nợ đó để ta làm việc như lên biên bản đối chiếu công nợ, cấn trừ công nợ.
Và đến 1 lúc nào đó, các tài khoản công nợ này (nếu nợ lâu năm, quá hạn) khi lên bảng cân đối kế toán, các khoản công nợ có chu kỳ từ 1 năm trở lại thì nằm ở chỉ tiêu: Tài sản ngắn hạn còn trên 1 năm sẽ chuyển qua tài sản dài hạn. Hoặc Nợ phải trả ngắn hạn hoặc dài hàn.