P
Cung 21,4%.
Cầu 5%.
Đa số sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Một thực trạng đáng buồn.
Tôi theo học Đại Học Ngoại Thương Tp. HCM từ năm 2008 - 2012. Phần lớn bạn bè cùng lứa của tôi học kế toán, tài chính; mà tự do bản thân quyết định thì ít, do gia đình năn nỉ, khuyên răn, ép uổng thì nhiều.
Hầu hết số bạn đó đều học hành một cách uể oải, luôn "nung nấu" ý định chuyển ngành. Rốt cuộc họ cầm một tấm bằng "dở dở ương ương" ra trường, tìm một công việc kế toán kiếm tiền đủ sống (nếu may mắn) hoặc trở thành "cử nhân thất nghiệp" với nỗi chán nản về chính bản thân mình.
Lỗi thì do từ rất nhiều phía, nhưng ở đây tôi xin bỏ qua phần "xét lỗi đổ tội" bởi vì có rất nhiều người đã và đang rất hăng hái làm việc đó rồi. Tôi viết bài viết này với mục đích chia sẻ với các bạn học kế toán ý nghĩa và cơ hội rất lớn của bạn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện tại, mà tôi rút ra được sau khi theo đuổi khóa học Thạc sĩ Kế Toán tại Hoa Kỳ.
Thứ nhất, học kế toán giúp bạn có một nhận thức rõ ràng, hệ thống và thực tế về việc - kinh- doanh. Xin nhấn mạnh một lần nữa: rõ ràng, hệ thống và thực tế. Tôi tốt nghiệp quản trị kinh doanh và từng làm việc trong ngành marketing. Tôi biết được tâm lý của rất nhiều bạn làm kinh doanh là rất lý tưởng, rất bay bổng, cao xa lắm; còn tiền bạc là cái gì đó rất là "tầm thường". Xin thưa, không ai có thể vận hành một doanh nghiệp thành công nếu không có sự nhận thức rõ ràng, hệ thống và thực tế. Ở Hoa Kỳ, cái nôi của Marketing, nguyên tắc cơ bản để nhận xét mức độ thành công của một dự án là ROI- Return on investment, tức là thu nhập trên mỗi đồng mà bạn bỏ ra đầu tư cho dự án đó. Một cách đánh giá vô cùng "kế toán", cho nên vô cùng thực tế, cho nên Hoa Kỳ mới thành công về Marketing như vậy. Vì vậy tôi xin nhắn nhủ với những bạn chưa hài lòng với ngành kế toán của mình, và đang mong mỏi một điều gì "bay bổng, cao siêu" hơn (mà bạn cũng chưa biết là gì), hãy tìm cách vận dụng những kiến thức mình đã có trước đã. Đừng tự ti, đừng chán nản, những gì các bạn đang có rất giá trị, rất thực tế đấy. Hãy đánh giá đúng, đánh giá cao những gì các bạn đang có trong tay, và "đầu tư" một cách thích đáng.
Thứ hai, ngành kế toán không chỉ là "những con số". Bản chất của kế toán chỉ là việc hệ thống những thông tin trong doanh nghiệp, sao cho gọn gàng, thông suốt, trước là để dễ dàng theo dõi thông tin, để từ đó rút ra những nhận xét giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính việc rút ra nhận xét đó mới là những gì chúng ta cần phải làm, và phải làm giỏi. Bởi vì những công việc sắp xếp dữ liệu hiện nay hầu hết đều được tự động hóa bởi máy tính, và máy tính làm những công việc "nhàm chán" này giỏi hơn, rẻ hơn chúng ta rất nhiều. Đừng cạnh tranh với chúng làm gì, hãy tận dụng những chức năng đó để vận hành thông tin thật nhanh, thật hiệu quả.
Thứ ba, kế toán là yếu tố căn bản của việc trao đổi thông tin trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy thử tưởng tượng nếu trên đời không có cái gì gọi là báo cáo tài chính (financial reports), làm thế nào mà những công ty cách xa nhau hàng ngàn cây số có thể đánh giá, đầu tư, hợp tác với nhau? Báo cáo tài chính, "con đẻ" của hệ thống kế toán chính là bộ mặt của công ty trong nền kinh tế hiện đại. Hãy nhìn lại nền kinh tế Việt Nam, với những thông tin mập mờ, lộn xộn, không đáng tin cậy, thì ai mà dám đầu tư vào Việt Nam, giúp cho Việt Nam phát triển? Chúng ta, những người hoạt động trong ngành kế toán, đang đứng trước cơ hội rất lớn để sàng lọc, cải thiện và phát triển những thông tin đó.
Vậy mà, nhân lực vẫn thừa, nhu cầu vẫn thiếu và người lao động thì vẫn chán nản.
Hi vọng là mỗi người khi đọc được bài viết này, nếu đang học hoặc đang làm trong ngành kế toán, sẽ tự tin hơn, nỗ lực hơn để cải thiện tương lai của cả bản thân lẫn của đất nước. Hãy trở thành những "công nhân"chăm chỉ xây dựng một "hạ tầng thông tin" thật vững chắc, an toàn và đáng tin cậy, làm bàn đạp để phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Tương lai của chúng ta nằm trong tay chính chúng ta, hãy nắm bắt lấy nó, ngay bây giờ.
Nguồn số liệu:
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/top-6-nganh-dang-thua-lao-dong-2901827.html
Cầu 5%.
Đa số sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Một thực trạng đáng buồn.
Tôi theo học Đại Học Ngoại Thương Tp. HCM từ năm 2008 - 2012. Phần lớn bạn bè cùng lứa của tôi học kế toán, tài chính; mà tự do bản thân quyết định thì ít, do gia đình năn nỉ, khuyên răn, ép uổng thì nhiều.
Hầu hết số bạn đó đều học hành một cách uể oải, luôn "nung nấu" ý định chuyển ngành. Rốt cuộc họ cầm một tấm bằng "dở dở ương ương" ra trường, tìm một công việc kế toán kiếm tiền đủ sống (nếu may mắn) hoặc trở thành "cử nhân thất nghiệp" với nỗi chán nản về chính bản thân mình.
Lỗi thì do từ rất nhiều phía, nhưng ở đây tôi xin bỏ qua phần "xét lỗi đổ tội" bởi vì có rất nhiều người đã và đang rất hăng hái làm việc đó rồi. Tôi viết bài viết này với mục đích chia sẻ với các bạn học kế toán ý nghĩa và cơ hội rất lớn của bạn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện tại, mà tôi rút ra được sau khi theo đuổi khóa học Thạc sĩ Kế Toán tại Hoa Kỳ.
Thứ nhất, học kế toán giúp bạn có một nhận thức rõ ràng, hệ thống và thực tế về việc - kinh- doanh. Xin nhấn mạnh một lần nữa: rõ ràng, hệ thống và thực tế. Tôi tốt nghiệp quản trị kinh doanh và từng làm việc trong ngành marketing. Tôi biết được tâm lý của rất nhiều bạn làm kinh doanh là rất lý tưởng, rất bay bổng, cao xa lắm; còn tiền bạc là cái gì đó rất là "tầm thường". Xin thưa, không ai có thể vận hành một doanh nghiệp thành công nếu không có sự nhận thức rõ ràng, hệ thống và thực tế. Ở Hoa Kỳ, cái nôi của Marketing, nguyên tắc cơ bản để nhận xét mức độ thành công của một dự án là ROI- Return on investment, tức là thu nhập trên mỗi đồng mà bạn bỏ ra đầu tư cho dự án đó. Một cách đánh giá vô cùng "kế toán", cho nên vô cùng thực tế, cho nên Hoa Kỳ mới thành công về Marketing như vậy. Vì vậy tôi xin nhắn nhủ với những bạn chưa hài lòng với ngành kế toán của mình, và đang mong mỏi một điều gì "bay bổng, cao siêu" hơn (mà bạn cũng chưa biết là gì), hãy tìm cách vận dụng những kiến thức mình đã có trước đã. Đừng tự ti, đừng chán nản, những gì các bạn đang có rất giá trị, rất thực tế đấy. Hãy đánh giá đúng, đánh giá cao những gì các bạn đang có trong tay, và "đầu tư" một cách thích đáng.
Thứ hai, ngành kế toán không chỉ là "những con số". Bản chất của kế toán chỉ là việc hệ thống những thông tin trong doanh nghiệp, sao cho gọn gàng, thông suốt, trước là để dễ dàng theo dõi thông tin, để từ đó rút ra những nhận xét giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính việc rút ra nhận xét đó mới là những gì chúng ta cần phải làm, và phải làm giỏi. Bởi vì những công việc sắp xếp dữ liệu hiện nay hầu hết đều được tự động hóa bởi máy tính, và máy tính làm những công việc "nhàm chán" này giỏi hơn, rẻ hơn chúng ta rất nhiều. Đừng cạnh tranh với chúng làm gì, hãy tận dụng những chức năng đó để vận hành thông tin thật nhanh, thật hiệu quả.
Thứ ba, kế toán là yếu tố căn bản của việc trao đổi thông tin trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy thử tưởng tượng nếu trên đời không có cái gì gọi là báo cáo tài chính (financial reports), làm thế nào mà những công ty cách xa nhau hàng ngàn cây số có thể đánh giá, đầu tư, hợp tác với nhau? Báo cáo tài chính, "con đẻ" của hệ thống kế toán chính là bộ mặt của công ty trong nền kinh tế hiện đại. Hãy nhìn lại nền kinh tế Việt Nam, với những thông tin mập mờ, lộn xộn, không đáng tin cậy, thì ai mà dám đầu tư vào Việt Nam, giúp cho Việt Nam phát triển? Chúng ta, những người hoạt động trong ngành kế toán, đang đứng trước cơ hội rất lớn để sàng lọc, cải thiện và phát triển những thông tin đó.
Vậy mà, nhân lực vẫn thừa, nhu cầu vẫn thiếu và người lao động thì vẫn chán nản.
Hi vọng là mỗi người khi đọc được bài viết này, nếu đang học hoặc đang làm trong ngành kế toán, sẽ tự tin hơn, nỗ lực hơn để cải thiện tương lai của cả bản thân lẫn của đất nước. Hãy trở thành những "công nhân"chăm chỉ xây dựng một "hạ tầng thông tin" thật vững chắc, an toàn và đáng tin cậy, làm bàn đạp để phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Tương lai của chúng ta nằm trong tay chính chúng ta, hãy nắm bắt lấy nó, ngay bây giờ.
Nguồn số liệu:
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/top-6-nganh-dang-thua-lao-dong-2901827.html