Có chuẩn mực nào đề cập đến giá trị hợp lý không?

  • Thread starter anhchangtuongtu
  • Ngày gửi
A

anhchangtuongtu

Sơ cấp
4/4/11
5
0
0
hà nội
Anh chị cho em hỏi hiện tại hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam có chuẩn mực nào đề cập đến giá trị hợp lý và cách tính giá trị hợp lý k ah? em tìm kiếm nhiều mà không thấy. :wall: Mong các anh chị giúp đỡ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lyly3110

Guest
20/4/12
0
0
0
37
Ha Noi
Ðề: Có chuẩn mực nào đề cập đến giá trị hợp lý không?

Bạn có thể tham khảo ở những thông tin sau:


Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán. Các chuẩn mực kế toán (IAS) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) hiện hành đều sử dụng định nghĩa "Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá". Có thể khái quát việc sử dụng giá trị trong các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành theo một số khía cạnh nổi bật như sau:
Thứ nhất, giá trị hợp lý được sử dụng để đánh giá và ghi nhận ban đầu. Đây là cách sử dụng khá phổ biến trong các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế hiện hành. Việc sử dụng giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu cũng có những trường hợp khác nhau.
- Trong đa số các trường hợp, giá trị hợp lý được sử dụng để ghi nhận ban đầu tài sản được hình thành mà doanh nghiệp không phát sinh các chi phí thực tế để mua hoặc sản xuất. (Giá trị hợp lý trong trường hợp này được sử dụng là giá gốc khi nhận ban đầu). Các ví dụ điển hình cho trường hợp này là ghi nhận ban đầu "Nhà xưởng, máy móc, thiết bị"; "Bất động sản đầu tư"; "Tài sản sinh học"; "Tài sản thuê tài chính".
- Trong một số trường hợp, giá trị hợp lý được sử dụng để ghi nhận ban đầu tài sản ngay cả khi giá gốc của tài sản tồn tại trong giao dịch.
Khi đó, chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc được ghi nhận là lãi hoặc lỗ tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là ghi nhận tài sản tài chính theo giá trị hợp lý qua báo cáo lãi lỗ theo quy định của IAS 39- Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường.
Thứ hai, Giá trị hợp lý được sử dụng sau ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý được xác định tại mỗi thời điểm lập báo cáo tài chính. Việc sử dụng giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu có các phương án:
- Tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo (Ví dụ: Đánh giá sau khi nhận ban đầu đối với tài sản tài chính, bất động sản đầu tư)
- Tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí ước tính tại thời điểm bán (Ví dụ: Đánh giá và ghi nhận ban đầu đối với tài sản sinh học và sản phẩm thu được từ tài sản sinh học theo IAS 41 - Nông nghiệp).
- Giá trị hợp lý được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị đánh giá lại của tài sản sau ghi nhận ban đầu. (Ví dụ: Xác định giá trị đánh giá lại của nhà xưởng, máy móc thiết bị theo mô hình đánh giá lại của IAS 16, tài sản vô hình theo IAS 38).
Thứ ba, Ghi nhận chênh lệch phát sinh do sự biến động của giá trị hợp lý. Các khoản chênh lệch phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáo có thể được xử lý theo các phương án:
- Ghi nhận là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi, lỗ (Ví dụ: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý qua báo cáo lãi lỗ, bất động sản đầu tư, tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp).
- Ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán (Tài sản tài chính nắm giữ để bán).
Ngoài ra, các khoản chênh lệch giá đánh giá lại được tính trên cơ sở giá trị hợp lý (áp dụng với nhà xưởng máy móc thiết bị, tài sản vô hình) được xử lý theo nguyên tắc:
- Chênh lệch giá trị đánh giá lại của tài sản giảm (Do giá trị hợp lý giảm) được ghi nhận là chi phí trên báo cáo lãi, lỗ hoặc ghi giảm vốn chủ sở hữu nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá lại tăng đã được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.
- Chênh lệch giá đánh giá lại của tài sản tăng (Do giá trị hợp lý tăng) được ghi nhận tăng vốn chủ sở hữu hoặc ghi nhận vào thu nhập nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá đánh giá lại giảm đã được ghi nhận vào chi phí trên báo cáo lãi, lỗ.

Chúc bạn thành công!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA