Tạo diễn đàn về ERP

  • Thread starter boyhappy
  • Ngày gửi
B

boyhappy

Guest
10/5/04
19
0
0
1. Những khái niệm chung về quản lý theo mô hình ERP

ERP (Enterprise Resources Planning) hay còn gọi là Quản lý tài nguyên doanh nghiệp, là phần mềm hợp nhất thông tin của nhiều bộ phận của một tổ chức trong một hệ thống máy tính thống nhất. Thay vì việc sử dụng các cơ sở dữ liệu tách biệt của các bộ phận, phòng ban khác nhau để quản lý thông tin như nhân sự, dữ liệu khách hàng, đơn đặt hàng, tài chính - kế toán, lưu kho... mọi người trong doanh nghiệp đều dựa vào một cơ sở dữ liệu tập trung. Điều này cho phép các nhân viên ở các bộ phận khác nhau có thể cùng truy nhập tới các nội dung thông tin của công ty, tổ chức mình theo một quyền truy cập thông tin được xác định trước bởi người quản trị.
Đứng trên quan điểm xem xét một hệ thống, ta có thể coi phần mềm ERP là một ứng dụng, gồm nhiều phân hệ (Module), được sử dụng với mục đích hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình quản lý, điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần mềm ERP được xây dựng trên cơ sở các chức năng vốn có của một doanh nghệp, bao gồm các chức năng: tiếp thị, quản trị nguồn nhân lực, tài chính - kế toán, kế hoạch sản xuất, hoạch định nguyên vật liệu, quản trị sản xuất, điều khiển dự trữ, bán hàng…Một doanh nghiệp khi áp dụng phần mềm ERP, có thể sử dụng toàn bộ các phân hệ trên. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng mỗi phân hệ như một "phần mềm" độc lập hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh mà phân hệ đó cung cấp. Phần mềm sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ để giải các bài toán về kinh tế, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ có một chiến lược sản xuất, kinh doanh chủ động, đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể một số bài toán như: bài toán hoạch định nguyên vật liệu, bài toán lập lịch sản xuất, dự báo doanh thu, dự báo thị phần, giá cả…

Những lợi ích của ERP:

Việc tập hợp thống nhất của một hệ thống ERP có thể mang lại những lợi ích đáng kể như giảm thiểu rủi ro, cải thiện tốc độ và hiệu quả, truy nhập thông tin toàn diện hơn. Với việc truy nhập thông tin tốt hơn, các nhà quản lý và nhân viên đều có thể hiểu được rõ hơn về những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp do đó họ sẽ đưa ra những quyết định kinh doanh tốt hơn. Ví dụ: một hệ thống ERP có thể cho phép người nhập hàng trong bộ phận mua hàng có thể nhanh chóng điều chỉnh đơn hàng nguyên liệu khi có được các thông tin tăng giảm đơn hàng của khách hàng công ty. Kết quả là doanh nghiệp vừa đảm bảo được lượng hàng cung cấp kịp thời vừa giảm được chi phí lưu kho.
Trước khi có các hệ thống ERP, các công ty lưu giữ các dữ liệu quan trọng tại nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận lại sử dụng các hệ thống và công nghệ khác nhau để quản lý thông tin. Thông tin có thể bị trùng lặp nhiều lần trong các bộ phận của doanh nghiệp mà không có sự chính xác đồng nhất hoặc không được cập nhật liên tục. Một số thông tin chỉ tồn tại trên giấy tờ khiến việc sử dụng thông tin rất khó giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Ví dụ: một khách hàng gọi đến bộ phận bán hàng hỏi về tiến trình xử lý một đơn hàng quan trọng. Đáng ra, người trả lời khách hàng có thể nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của khách hàng thông qua việc truy nhập vào một cơ sở dữ liệu được chia sẻ. Nhưng vì không có hệ thống ERP, nhân viên kinh doanh phải kiểm tra tiến trình của đơn hàng quan hàng loạt các cuộc gọi tới các bộ phận sản xuất và giao hàng của công ty.

Phạm vi ứng dụng:

ERP có nền tảng từ một hệ thống sản xuất ra đời vào khoảng những năm 1960 đến 1970 tại Mỹ, đó là hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP - Material Requirement Planning). MRP được thực hiện dựa trên quá trình quản lý, điều khiển dự trữ, kết hợp với quá trình chuyển đổi các yêu cầu của lịch sản xuất tổng thể (MPS - Master Production Schedule) vào những công việc cụ thể, được thực hiện trên các dây chuyền sản xuất, kế hoạch tìm kiếm nguyên vật liệu…Trong những năm 80 khái niệm về hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP-II - Manufacturing Resource Planning) được đề xuất và phát triển. MRP-II thực hiện dựa trên cơ sở của MRP và được mở rộng thêm trên các lĩnh vực: tiếp thị, tài chính - kế toán, quản trị nguồn lực, lập dự án…nghĩa là bao gồm phần lớn các hoạt động của một doanh nghiệp. ERP được ra đời dựa trên hệ thống MRP-II đã thực sự quản lý hết những hoạt động của doanh nghiệp, ERP là sự phát triển một cách toàn diện từ MRP-II. ERP không chỉ dừng lại ở những ứng dụng cụ thể như đã nói, xu hướng phát triển của ERP thực sự được biến đổi rất nhiều, đặc biệt ở các nước đã áp dụng ERP từ lâu.
Ngày nay, ERP có thể được ứng dụng ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

ERP cực kỳ hấp dẫn - tạo diễn đàn bàn luận về ERP đi mọi người ơi
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Có có, bạn có thể vào phần tin học để thảo luận, có một số bài viết liên quan đó.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA