Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

  • Thread starter Trịnh Hồng Khánh
  • Ngày gửi
Trịnh Hồng Khánh

Trịnh Hồng Khánh

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
Thành viên BQT
Gửi mọi người, với mong muốn chia sẻ học hỏi thêm kiến thức, mình muốn cùng mọi người thảo luận một số vấn đề về chi phí kế toán và chi phí thuế, chia sẻ kinh nghiệm giải trình vấn đề trong tình huống bị Cơ quan thuế loại khỏi chi phí hợp lý (trừ trường hợp Bộ Tài chính, Tổng cục thuế đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các tình huống, các tình huống chưa được quy định, các doanh nghiệp vẫn có thể tự bảo vệ mình bằng cách nắm rõ bản chất vấn đề)

Vấn đề 1 Chi phí đi vay[/B]
Theo các quy định hướng dẫn thuế TNDN hiện hành, Thông tư 130, Thông tư 18 áp dụng từ năm 2011 về trước, và Thông tư 123/2012 áp dụng cho năm 2012, Chi phí lãi vay trích trước vào thời điểm lập BCTC có được xem là chi phí hợp lý??? và DN cần làm gì để xử lý tình huống này.

- Mình nêu trước quan điểm của mình: sẽ không được tính là chi phí hợp lý trong năm đó vì theo các Thông tư hướng dẫn nêu trên :
"Các khoản chi đáp ứng 1 trong 2 điều kiện Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật." -> quan điểm của CQT là thực chi
"Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết. Các khoản trích trước bao gồm : trích trước về sửa chữa lớn tài sản ...và các khoản trích trước khác (có thể cho trích trước lãi vay đưa vào chỗ này không???)

- Hướng xử lý là DN cần theo dõi phần chi phí lãi vay trích trước như một khoản chênh lệch tạm thời, hạch toán thuế hoãn lại, cho đến khi khoản trích trước lãi vay được chi hết thì hoàn nhập vào năm thực chi, vậy chi phí kế toán vẫn được hạch toán đầy đủ, và chi phí thuế vấn được tính đúng theo quy định

Mong các bạn có kinh nghiệm về vấn đề này thảo luận cùng mình để tìm ra biện pháp tốt nhất giúp mọi người khác, đồng thời mình chưa tìm được văn bản cụ thể nào hướng dẫn về chi phí lãi vay trích trước, nếu bạn nào có up lên cho mọi người tham khảo nhé.

Cảm ơn mọi người
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

Căn cứ theo HĐ Tín dụng, các Tổ chức tín dụng sẽ thu tiền lãi vay vào ngày 25 hoặc 30 hàng tháng, Trong trường hợp đến ngày 25 hoặc 30 mà trong Tài khoản của Doanh nghiệp không còn tiền để thu hồi lãi vay thì khoản Lãi vay này vẫn được tính vào chi phí khi tính thuế TNCN. Doanh nghiệp căn cứ theo thông báo lãi vay đến hạn thanh toán của Tổ chức tín dụng mà hạch toán chi phí.
Các khảon vay của cá nhân thì không được tính nhé.
 
Trịnh Hồng Khánh

Trịnh Hồng Khánh

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
Thành viên BQT
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

Căn cứ theo HĐ Tín dụng, các Tổ chức tín dụng sẽ thu tiền lãi vay vào ngày 25 hoặc 30 hàng tháng, Trong trường hợp đến ngày 25 hoặc 30 mà trong Tài khoản của Doanh nghiệp không còn tiền để thu hồi lãi vay thì khoản Lãi vay này vẫn được tính vào chi phí khi tính thuế TNCN. Doanh nghiệp căn cứ theo thông báo lãi vay đến hạn thanh toán của Tổ chức tín dụng mà hạch toán chi phí.
Các khảon vay của cá nhân thì không được tính nhé.
Có 1 số chỗ mình thấy chưa ổn :
1 / Sao tổ chức tín dụng mà lại liên quan đến chi phí tính thuế TNCN vậy bạn,
2/ Không có quy định nào nói chi phí vay cá nhân không được xác định là chi phí hợp lý, chỉ trừ trường hợp lãi suất hơn 1,5 lần LSCB NN ban hành tại thời điểm vay\
3/ Theo Nguyên tắc Dồn tích ở Chuẩn mực chung 01, chi phí kế toán không liên quan đến việc DN có tiền hay không có tiền trả lãi, mà là hạch toán đúng kỳ và đúng thực tế phát sinh, ngược lại chi phí thuế chỉ căn cứ vào "khoản thực chi" như mình nêu trích dẫn ở các văn bản trên, vậy nên lý giải của bạn về chi phí hợp lý vẫn chưa thuyết phục lắm.
 
Trịnh Hồng Khánh

Trịnh Hồng Khánh

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
Thành viên BQT
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

Tình hình là mình thấy chưa có ai quan tâm đến vấn đề chi phí đi vay này nhiều, tuy nhiên mình vẫn tiếp tục chia sẻ và mong các bạn đóng góp thêm
Vấn đề 2 : Tính toán lãi tiền vay bị loại khi góp vốn thiếu

Theo các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNDN và mới nhất là Thông tư 123/2012/TT-BTC áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2012 thì : "Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh"

Tuy nhiên trên thực tế, nêu vốn thực góp của doanh nghiệp được góp vốn nhiều lần trong năm, và khoản vay được giải ngân nhiều lần trong năm, vậy phần chi phí lãi vay này được xác định như thế nào? Hiện chưa có văn bản hướng dẫn về công thức tính cụ thể cho trường hợp này. Vậy có chăng DN nên có tự xác định để bảo vệ mình khi giải trình với cơ quan thuế, hoặc cơ quan thuế có cách xác định như thế nào trong ví dụ sau:

Công ty A trong năm 2012 có các thông tin sau:
Vốn điều lệ 20 tỷ
Vốn thực góp 01/01/2012 là 5 tỷ, ngày 01/04/2012 góp thêm 3 tỷ, ngày 01/05/2012 góp thêm 2 tỷ, ngày 01/08/2012 góp thêm 5 tỷ, ngày 01/11/2012 góp thêm 5 tỷ là đủ vốn điều lệ
Số dư 311 tại 01/01/2012 là 10 tỷ, ngày 01/03/2012 vay thêm 5 tỷ, ngày 01/06/2012 vay thêm 3 tỷ, ngày 01/10/2012 vay thêm 3 tỷ.
Tổng lãi vay trả trong năm 2012 là : 3,5 tỷ
Vậy chi phí lãi vay bị loại trong năm 2012 là bao nhiêu?

Các bạn nào có kinh nghiệm trong vấn đề này, xin góp ý hoặc có thể hướng dẫn một cách tính nào đó để giúp các DN đang gặp vấn đề này (vốn thực góp nhiều lần trong năm, và vay nhiều khoản vay được giải ngân nhiều lần trong năm, lãi suất của từng khoản vay lại không bằng nhau)
 
R

Rinslet

Guest
30/4/11
4
1
0
Hà Nội
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

Về vấn đề 1, mình có ý thế này.

Các khoản chi phí đi vay, nếu dựa trên cơ sở thực chi mà loại nó ra khỏi chi phí được trừ, thì kéo theo một loạt các chi phí khác: Chi phí dự phòng bảo hành, dự phòng giảm giá...đều không được tính, bởi vì đâu có thực chi. Thậm chí cả chi phí khấu hao cũng chẳng được trừ vì bản chất khấu hao không phải là khoản chi thực sự trong kỳ, cũng chẳng có hóa đơn chứng minh khấu hao nữa. Tương tự đối với các khoản trả lương. Đáng ra lương tháng này phải trả, nhưng tình hình doanh nghiệp chưa có tiền (điển hình là các công ty thuộc ngành xây dựng) mà không cho tính vào chi phí, lúc tạm tính thuế cứ lãi, lãi bao nhiêu thì lấy đâu tiền mà trả. Thường thì các công ty đi khai thuế, thì các khoản như tiền lương chưa trả trong tháng, hay chi phí lãi vay phát sinh nhưng thực tế chưa chi trả, có chứng từ chứng minh, thì vẫn được tính vào chi phí được trừ. Ở đây, mình nghĩ là nên xét đến điều kiện có bằng chứng chứng minh các khoản chi này có chi ra.

Thường thì ở các nước, thuế dựa trên cở sở tiền (cash basis). Nhưng tùy điều kiện các nước nữa cơ. Cũng lằng nhằng lắm.

Và cần nói thêm là không phải lúc nào cũng được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Doanh nghiệp phải chắn chắn trong tương lại sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ hay không nữa. :)
 
  • Like
Reactions: bucminhquadi
Trịnh Hồng Khánh

Trịnh Hồng Khánh

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
Thành viên BQT
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

Cảm ơn ý kiến của bạn Rinslet, ban đầu mình cũng có suy nghĩ như bạn, nhưng vấn đề các chi phí không thực chi bằng tiền khác như chi phí dự phòng bảo hành (được quy định trong TT 228 và được chấp nhận nếu trích đúng, và đủ), chi phí KH được chấp nhận nếu thực hiện đúng theo TT 203, chi phí lương phải trả được quy định trong TT 130, 18 và TT 123 mới nhất đều quy định "Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi ", và còn một số chi phí khác như phân bổ , chênh lệch đánh giá lại tỷ giá nợ phải trả...đều được quy định rất cụ thể trong các văn bản hướng dẫn về thuế TNDN. Vậy nên mình mới đặt vấn đề là chi phí lãi vay chưa có quy định cụ thể là thực chi hay lãi vay phát sinh, không biết cơ quan thuế sẽ loại các chi phí này thế nào.
 
R

Rinslet

Guest
30/4/11
4
1
0
Hà Nội
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

"Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi "

Tức là không nói đến hạn nộp hồ sơ tạm tính thuế nhé.:D

Vặn bạn chút xíu về quy định với không quy định. =)) Các khoản bảo hành, theo cơ sở thực chi là phải chi ra mới được trừ chứ gì, mình chẳng cần biết nó quy định ở văn bản nào, bảo hành là khoản trích trước chi phí, đã mất tiền đâu---> không tính. Vênh nhau chưa?

Đùa thế thôi! :)) Theo mình nghĩ là thế này!

TT123/2012/TT-BTC nói:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Luật ghi thực tế phát sinh, không ghi là thực chi nhé. Luật là không suy diễn.

Các khoản chi trả lãi vay đã thực tế phát sinh chưa? Nó thực tế phát sinh rồi. Đối chứng với ngân hàng là biết. Doanh nghiệp chưa phải trả tiền là do đuợc ngân hàng gia hạn do khó khăn về mặt tài chính. Theo mình, nó hoàn toàn có cơ sở để được tính vào chi phí doanh nghiệp trong kỳ. :D
 
Trịnh Hồng Khánh

Trịnh Hồng Khánh

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
Thành viên BQT
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

Tức là không nói đến hạn nộp hồ sơ tạm tính thuế nhé.:D

Luật ghi thực tế phát sinh, không ghi là thực chi nhé. Luật là không suy diễn.

Các khoản chi trả lãi vay đã thực tế phát sinh chưa? Nó thực tế phát sinh rồi. Đối chứng với ngân hàng là biết. Doanh nghiệp chưa phải trả tiền là do đuợc ngân hàng gia hạn do khó khăn về mặt tài chính. Theo mình, nó hoàn toàn có cơ sở để được tính vào chi phí doanh nghiệp trong kỳ. :D

Cảm ơn bạn, đây cũng là 1 cơ sở để có thể bảo vệ doanh nghiệp, vậy là bạn và mình đều đưa ra 2 quan điểm, và nếu mọi người quan tâm đều có thể lựa chọn phương án phù hợp cho DN mình, vì trên cơ sở thực tế, khi quyết toán, DN vẫn có thể a.b.c với CQ thuế, hehe, cái này ai cũng biết.

Một lần nữa cảm ơn bạn. Bạn có kinh nghiệm về việc xác định chi phí lãi vay khi góp thiếu vốn như vấn đề 2 không, góp ý cho mình nhé.
 
R

Rinslet

Guest
30/4/11
4
1
0
Hà Nội
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

Thật ra vấn đề 2 mình cũng không rõ lắm. Bạn tham khảo công văn hướng dẫn thuế TNDN của Tổng cục thuế xem. Có đoạn như thế này
CV353_290110TCT nói:
7. Chi phí trả lãi tiền vay:
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: DN A đăng ký vốn điều lệ là 90 tỷ đồng và trong điều lệ của DN A có quy định là sẽ góp đủ vốn điều lệ là 90 tỷ đồng trong một thời hạn nhất định (3 năm, mỗi năm là 30 tỷ đồng). Như vậy hàng năm DN A có góp đủ mức vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn đã đăng ký là 30 tỷ đồng và DNA có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay này có đầy đủ hoá đơn chứng từ và không vượt mức khống chế sẽ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Cũng ví dụ nêu trên nhưng hàng năm DN A chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi tại điều lệ của DN nếu DN có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ góp theo tiến độ đăng ký còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
 
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý

Theo ví dụ trên: chi phí lãi vay bị loại trong năm 2012 là: (3,5 tỷ trừ đi số tiền lãi vay phát sinh từ ngày 02/11/2012 đến 31/12/2012 ). Vì:
- Toàn bộ số tiền lãi vay trước ngày 01/01/2012 và trong năm 2012(trừ khoản chi phí lãi vay phát sinh từ ngày 02/11/2012 đến 31/12/2012) đều vay vì mục đích góp cho đủ vốn Điều lệ.
 
thienthannhobn

thienthannhobn

Cao cấp
22/3/11
223
4
18
Nơi ấy bình yên!
Xin cả nhà cho ý kiến. Có phải Doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 1.900.000.000 đông thì không được vay vốn ngân hàng không? Hay nói cách khác là chi phí lãi vay với DN có vốn điều lệ là 1,9 tỷ không được coi là hợp lệ? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Xin cảm ơn!
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Ðề: Thảo luận về chi phí lãi vay hợp lý
Cảm ơn bạn, đây cũng là 1 cơ sở để có thể bảo vệ doanh nghiệp, vậy là bạn và mình đều đưa ra 2 quan điểm, và nếu mọi người quan tâm đều có thể lựa chọn phương án phù hợp cho DN mình, vì trên cơ sở thực tế, khi quyết toán, DN vẫn có thể a.b.c với CQ thuế, hehe, cái này ai cũng biết.
Một lần nữa cảm ơn bạn. Bạn có kinh nghiệm về việc xác định chi phí lãi vay khi góp thiếu vốn như vấn đề 2 không, góp ý cho mình nhé.

Theo mình:
- xác định chi phí lãi vay khi góp thiếu vốn là một cách để loại lãi vay ra khỏi chi phí khi tính thuế TNDN.
- Theo ví dụ: ( ...
Công ty A trong năm 2012 có các thông tin sau:
Vốn điều lệ 20 tỷ
Vốn thực góp 01/01/2012 là 5 tỷ, ngày 01/04/2012 góp thêm 3 tỷ, ngày 01/05/2012 góp thêm 2 tỷ, ngày 01/08/2012 góp thêm 5 tỷ, ngày 01/11/2012 góp thêm 5 tỷ là đủ vốn điều lệ
Số dư 311 tại 01/01/2012 là 10 tỷ, ngày 01/03/2012 vay thêm 5 tỷ, ngày 01/06/2012 vay thêm 3 tỷ, ngày 01/10/2012 vay thêm 3 tỷ.
Tổng lãi vay trả trong năm 2012 là : 3,5 tỷ
Vậy chi phí lãi vay bị loại trong năm 2012 là bao nhiêu? ...
Thì các khoản vay trong năm 2012 ( 11 tỷ sau khi DN góp đủ vốn ) có được đưa chi phí lãi vay vào chi phí được trừ không lại phụ thuộc vào: Ở các thời điiểm vay DN có thiếu vốn không? mục đích vay làm gì? ... chứ không phải sau khi DN đóng đủ vốn thì toàn bộ lãi tiền vay đều được đưa vào chi phí được trừ !!!
 
T

thutrang85

Guest
3/6/15
4
1
1
Theo mình:
- xác định chi phí lãi vay khi góp thiếu vốn là một cách để loại lãi vay ra khỏi chi phí khi tính thuế TNDN.
- Theo ví dụ: ( ...
Công ty A trong năm 2012 có các thông tin sau:
Vốn điều lệ 20 tỷ
Vốn thực góp 01/01/2012 là 5 tỷ, ngày 01/04/2012 góp thêm 3 tỷ, ngày 01/05/2012 góp thêm 2 tỷ, ngày 01/08/2012 góp thêm 5 tỷ, ngày 01/11/2012 góp thêm 5 tỷ là đủ vốn điều lệ
Số dư 311 tại 01/01/2012 là 10 tỷ, ngày 01/03/2012 vay thêm 5 tỷ, ngày 01/06/2012 vay thêm 3 tỷ, ngày 01/10/2012 vay thêm 3 tỷ.
Tổng lãi vay trả trong năm 2012 là : 3,5 tỷ
Vậy chi phí lãi vay bị loại trong năm 2012 là bao nhiêu? ...
Thì các khoản vay trong năm 2012 ( 11 tỷ sau khi DN góp đủ vốn ) có được đưa chi phí lãi vay vào chi phí được trừ không lại phụ thuộc vào: Ở các thời điiểm vay DN có thiếu vốn không? mục đích vay làm gì? ... chứ không phải sau khi DN đóng đủ vốn thì toàn bộ lãi tiền vay đều được đưa vào chi phí được trừ !!!

Mình có ý kiến như sau:
1. Nếu doanh nghiệp mà chưa góp đủ vốn mà vẫn đi vay thì các khoản vay ít hơn hoặc bằng phần vốn góp thiếu khi tính lãi vay sẽ không được chấp nhập. Còn nếu cao hơn thì ta sẽ được chấp nhận cái phần cao hơn đó để được tính chi phí lãi vay, nhưng với điều kiện là quỹ tiền mặt phải là còn ít .
2. Trong trường hợp, quỹ tiền mặt vẫn còn nhiều nhưng ta chứng minh được các hợp đồng đang thực hiện cần đến vốn, thì ta phải đi vay. Và cái điều quan trọng là chúng ta lý luận được với cơ quan thuế, chứ mình thấy các doanh nghiệp lớn người ta hạch toán lãi vay rất nhiều, không có chuyện bị loại. Quy định cụ thể về lãi vay cũng chưa rõ ràng đây là chỗ để mình lách.
 
T

thutrang85

Guest
3/6/15
4
1
1
Còn vấn đề liên quan đến lãi vay mình muốn mọi người cho ý kiến:
Tiền thuế 5% của lãi vay doanh nghiệp nộp thay cho cá nhân thì có phải cung cấp cho cá nhân chứng từ khấu trừ thuế.
Bên mình đã quyết toán 1 lần cán bộ thuế chỉ quan tâm đến phần lãi vay không hỏi đến chứng từ khấu trừ đấy, nhưng hôm nay thấy một Anh bảo mình là phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Mình đang phân vân xin mọi người cho ý kiến.
 
Hanhcthn

Hanhcthn

Trung cấp
16/6/08
71
3
8
Hà Nội
Trao đổi thêm với mn :
1- Về lãi tiền vay liên quan đến vốn điều lệ góp thiếu : xin mọi người hãy đọc kỹ quy định "...theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ DN"- nghĩa là : Điều lệ ghi tiến độ thì ta góp theo điều lệ (tất nhiên điều lệ thành lập cty đã được gửi sở KHĐT khi thành lập DN- và tất nhiên nó không thể trái với Luật DN), như vậy cuối cùng, vấn đề tiến độ góp vốn phải phù hợp luật DN (tức là tối đa góp không vượt quá thời hạn của Luật DN) , nhưng nếu điều lệ ghi thời hạn, tiến độ góp vốn ngắn hơn luật DN - thì phải theo Điều lệ- ý tứ trong luật là như vậy.
2- Về tỷ lệ (lãi suất) vay : không vượt quá 1,5 lần so với lãi suất cơ bản (cho đến 2014) là 9%, tức không vượt quá 13,5%- và chỉ áp dụng cho vay của cá nhân hoặc tổ chức (không phải là tổ chức kinh tế!)
Khi trả lãi vay cá nhân, phải khấu trừ ngay 5% tiền thuế TNCN và cấp chứng từ khấu trừ khi NNT yêu cầu - theo TT84. Vì đây là loại thuế đánh toàn phần nên DN không phải lo lắng gì,chỉ khai tờ khai QT và nộp NS .
 
chudinhxinh

chudinhxinh

Cao cấp
25/10/09
1,750
971
113
TP.Hồ Chí Minh
Tiền mặt: Các trường hợp loại chi phí khi thanh tra thuế
Các cái sai căn bản:

- Các trường hợp bị xuất toán chi phí khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp
- Tiền tồn quỹ, ngân hàng còn nhiều nhưng lại đi vay => chi phí lãi vay ko được tính vào chi phí hợp lý
- Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần góp vốn bị thiếu
- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+Vấn đề 01: Có nhiều kế toán làm để tiền mặt bị âm, ghi nhớ tiền mặt không bao giờ được phép âm
Xử lý tiền mặt âm:
+Một là: làm lại giấy phép kinh doanh nâng cao vốn điều lệ= >hơi phức tạp do phải đi làm thủ tục xin đổi giấy phép, cách làm này ăn chắc mặc bền
Nợ 111/ có 411
+Hai là: tất cả các khoản mua hàng hóa đều ghi nhận nợ treo ở tài khoản 331* khi nào có tiền thì trả lại khách hàng
Nợ 152,153..627,641,642….,1331/ có 331*
Nợ 331*/ có 111

+Ba là: làm phiếu thu tiền mặt + hợp đồng vay mượn với cá nhân lãi xuất 0%=> cách này chiếm tỉ lệ 99% kế toán hay dùng
Nợ 111/ có 3388
+Bốn là: xem như ai đó đầu tư tài trợ cho không biếu không
Nợ 111/ có 711
= > Cách này ko ai dùng vì bị đánh thuế TNDN 20% tìm phương án khác xử lý tốt hơn
+Vấn đề 02:
Tiền mặt tiền gửi ngân hàng tồn nhiều nhưng vẫn đi vay = > Nếu đi vay thì toàn bộ tiền chi phí lãi vay trong năm sẽ không được tính vào chi phí hợp lý
Hoạch toán: Chi phí lãi vay hàng tháng hoạch toán bình thường
Nợ TK 635/ có TK 111,112

Hàng kỳ kết chuyển vào TK 911 và xác định lãi lỗ qua TK 4212 bình thường
= > Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN xxxx phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4= xxxx của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%(22%)
- Không là chi phí hơp lý nhưng vẫn là chi phí kế toán, nên hoạch toán vào TK 635 bình thường không nên đưa vào TK 811 (vì nhiều người cứ thấy không hợp lý là cho vào TK 811)
+ Vấn đề 03: Vốn góp chưa đủ thì phần vốn góp bị thiếu nếu đi vay ngân hàng hoặc cơ sở tín dụng khác
- Chỉ được tính bán phần tương ứng phần giá trị vốn góp vào là chi phí hợp lý
- Phần giá trị tương ứng phần vốn góp bị thiếu chiếu theo quy tắc tám suất bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN năm xuất toán vào B4 của tờ khai
Ví dụ: Công ty TNHH Minh Thanh có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Do các thành

viên sáng lập không đủ vốn nên công ty đã vay ngân hàng 1.000.000.000 đ đồng với

lãi suất 8,5%/ năm để bổ sung vào vốn điều lệ cho đủ mức đăng ký. Vậy, khoản chi phí lãi vay này có được loại trừ khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế không?
Lãi xuất bình quân của liên ngân hàng nhà nước tại thời điểm công bố là 10%/năm
+Hoạch toán vay ngân hàng

Nợ TK 111,112 = 1.000.000.000
Có TK 311= 1.000.000.000
+Lãi vay phải trả hàng tháng:
Nợ TK 635/ có TK 111,112=8.5% /năm / 12 tháng x 1.000.000.000= 7.083.333
Tính nhanh cho năm = 8.5%x1.000.000.000=85.000.000
Hoặc: 8.5% /năm / 12 tháng x 1.000.000.000= 7.083.333 x 12 tháng = 85.000.000
+Kết chuyển:
Nợ 911/ có 635=85.000.000
+Theo quy tắc tam xuất:
2.000.000.000 < = > 85.000.000
1.000.000.000 < = > = x =?
+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2014
- Chi phí hợp lý của năm được chấp nhận là = (85.000.000* 1.000.000.000)/2.000.000.000= 42.500.000 là chi phí hợp lý được trừ
- Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là =85.000.000 - 42.500.000 = 42.500.000
- Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 42.500.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
+ Vấn đề 04: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Ví dụ: Công ty cổ phần XNK Sunsmile có vốn điều lệ là 6 tỷ đồng. Các thành viên đã góp đủ vốn điều lệ.
-Năm 2014 Công ty đã vayông Nguyễn Văn An: 5.000.000.000 đồng với lãi suất 18,0%/năm.
Vậy, khoản chi phí lãi vay này có được loại trừ khỏi chi phí khi xác định thu nhập chịu
thuế không?
-Lãi xuất bình quân của liên ngân hàng nhà nước tại thời điểm công bố là 10%/năm
+Hoạch toán vay ngân hàng
Nợ TK 111,112 = 5.000.000.000
Có TK 311= 5.000.000.000
+ Chi phí lãi vay theo luật kế toán:
-Lãi xuất cho vayông Nguyễn Văn Antheo tháng:18,0%/năm : 12 tháng = 1,50%/ tháng x5.000.000.000= 75.000.000 đ/ tháng
= > 1 năm lãi vay phải trả = 75.000.000 đ/ tháng x 12 = 900.000.000 đ
Tính nhanh=5.000.000.000x18%=900.000.000 đ
+ Chi phí lãi vay được tính tối đa vào chi phí hợp lý theo luật thuế:
-Vậy lãi xuất được xem là chi phí hợp lý =10%/năm / 12 tháng = 0,833%/ tháng x 150%= 0,01250 =1,25%/tháng x 5.000.000.000= 62.500.000 đ/ tháng
= > 1 năm lãi vay phải trả = 62.500.000 đ/ tháng x 12 = 750.000.000đ
Tính nhanh=500.000.000x10%*150%=750.000.000đ
Hoạch toán sổ sách kế toán:
+Lãi vay phải trả hàng tháng:
Nợ TK 635/ có TK 111,112=1,50%/ tháng x5.000.000.000= 75.000.000 đ/ tháng
+Kết chuyển:
Nợ 911/ có 635=75.000.000 đ/ tháng
+Chênh lệch theo tiền lãi theo luật kế toán và luật thuế: phần không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm
Chênh lệch bị xuất toán = 900.000.000 đ-750.000.000đ= 150.000.000đ
-Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay vượt mức lãi xuất trần ngân hàng nhà nước công bố 150%:chỉ tiêu [B4]= 150.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vượt
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Tiền mặt: Các trường hợp loại chi phí khi thanh tra thuế
Các cái sai căn bản:

- Các trường hợp bị xuất toán chi phí khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp
- Tiền tồn quỹ, ngân hàng còn nhiều nhưng lại đi vay => chi phí lãi vay ko được tính vào chi phí hợp lý
- Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần góp vốn bị thiếu

- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+Vấn đề 01: Có nhiều kế toán làm để tiền mặt bị âm, ghi nhớ tiền mặt không bao giờ được phép âm ..........
+Vấn đề 02: Tiền mặt tiền gửi ngân hàng tồn nhiều nhưng vẫn đi vay = > Nếu đi vay thì toàn bộ tiền chi phí lãi vay trong năm sẽ không được tính vào chi phí hợp lý ........
+ Vấn đề 03: Vốn góp chưa đủ thì phần vốn góp bị thiếu nếu đi vay ngân hàng hoặc cơ sở tín dụng khác
- Chỉ được tính bán phần tương ứng phần giá trị vốn góp vào là chi phí hợp lý
- Phần giá trị tương ứng phần vốn góp bị thiếu chiếu theo quy tắc tám suất bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN năm xuất toán vào B4 của tờ khai
Qua ý kiến của chudinhxinh Mình thấy 1 số vấn đề cần bàn thêm:
1 - ( .. Tiền mặt tiền gửi ngân hàng tồn nhiều nhưng vẫn đi vay = > Nếu đi vay thì toàn bộ tiền chi phí lãi vay trong năm sẽ không được tính vào chi phí hợp lý .. )
Cái này còn phụ thuộc vào tình hình công nợ, qui mô SX - KD của DN trong thời gian tới được thể hiện qua Kế hoạch SX - KD và Kế hoach T/C của DN trong ( tháng, quí .. ) tiếp theo Ví dụ: Đến 30/3 .. DN tồn quĩ 1 tỷ Tiền gửi NH còn 2 tỷ nhưng ngày 20 tháng 3 DN vay thêm 5 tỷ vì theo KH T/C tháng 4 DN phải trả lương 1.2 tỷ trả các khoản nợ đến hạn 3 tỷ, mua NVL cho KH SX tháng 4 là 5 tỷ mua, Mua CCDC 0.5 tỷ mua máy móc, TB 10 tỷ .... Kế hoạch thu trong tháng 4 các khoản là 7 tỷ ...
Thì lãi vay này vẫn là chi phí hợp lệ chứ?
2 - ( .. Phần giá trị tương ứng phần vốn góp bị thiếu chiếu theo quy tắc tám suất bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN năm xuất toán vào B4 của tờ khai .. )
Cái này cũng vậy: Phần lãi vay có được tính là chi phí hợp lý sau khi trừ giá trị tương ứng phần vốn góp hay không còn phụ thuộc vào: Ở các thời điiểm vay DN có thiếu vốn không? mục đích vay làm gì ? ...
Tóm lại hàng tháng, quí DN cần có Kế hoạch SX - KD và Kế hoạch Tài chính để giải trình tính hợp lý của từng món vay ở các thời điễm chứ không chỉ nhìn vào tỷ lệ vốn góp để loại trừ hay chấp nhận chi phí lãi vay.

 
  • Like
Reactions: thutrang85
luchong

luchong

Guest
27/3/12
69
2
8
TP Hồ Chí Minh
Các Anh/ chị cho em hỏi: vế đề quỹ tiền mặt,hoặc tiền gửi ngân hàng lớn thì chi phí lãi vay không được chấp nhận vậy TỶ LỆ giữ tiền công ty và tiền vay ở mức bao nhiêu thì an toàn.
Ví Dụ: Công Ty có tiền mặt là 8 tỷ, tiền gửi ngân hàng 20tr, (tổng tiền là 8 tỷ không trăm 20 triệu), Công Ty đi vay ngân hàng 2 tỷ, Chi phí lãi vay là 12 triêu/tháng, vậy chi phí ngày có được tính là hợp lệ không ah


trân trọng
 
thienthannhobn

thienthannhobn

Cao cấp
22/3/11
223
4
18
Nơi ấy bình yên!
Các Anh/ chị cho em hỏi: vế đề quỹ tiền mặt,hoặc tiền gửi ngân hàng lớn thì chi phí lãi vay không được chấp nhận vậy TỶ LỆ giữ tiền công ty và tiền vay ở mức bao nhiêu thì an toàn.
Ví Dụ: Công Ty có tiền mặt là 8 tỷ, tiền gửi ngân hàng 20tr, (tổng tiền là 8 tỷ không trăm 20 triệu), Công Ty đi vay ngân hàng 2 tỷ, Chi phí lãi vay là 12 triêu/tháng, vậy chi phí ngày có được tính là hợp lệ không ah


trân trọng
Theo mình hiểu đơn giản là không theo tỷ lệ nào cả mà chỉ là tại thời điểm vay vốn, quỹ tien mặt và tiền gửi công ty bạn không còn hoặc còn ít, đe nhìn vào so sách thấy tại thời điem đó cty bạn can phải vay vốn để hoạt động thì chi phí lãi vay sẽ duoc tính vào chi phí hop lý.
 
T

thutrang85

Guest
3/6/15
4
1
1
Các Anh/ chị cho em hỏi: vế đề quỹ tiền mặt,hoặc tiền gửi ngân hàng lớn thì chi phí lãi vay không được chấp nhận vậy TỶ LỆ giữ tiền công ty và tiền vay ở mức bao nhiêu thì an toàn.
Ví Dụ: Công Ty có tiền mặt là 8 tỷ, tiền gửi ngân hàng 20tr, (tổng tiền là 8 tỷ không trăm 20 triệu), Công Ty đi vay ngân hàng 2 tỷ, Chi phí lãi vay là 12 triêu/tháng, vậy chi phí ngày có được tính là hợp lệ không ah


trân trọng

Chào bạn " LUCHONG" Mình thấy sổ quỹ của bạn như vậy là không ổn tẹo nào.
Thứ nhất: Tiền tồn Quỹ còn nhiều (8ty) mà vẫn đi vay thì chắc chắn là sé bị loại chi phí lãi vay, cho dù là bạn đi vay ngân hàng.
Thứ 2: Nếu bạn muốn tiếp tục dùng cái chi phí lãi vay đó thì tốt nhất là bạn nên ném bớt tiền tồn quỹ vào một phần tạm ứng bằng tiền mặt cho khách hàng cho một cái hợp đồng nào đó mà bạn phải chứng mình được. Để sau này mình còn phải giải trình với cơ quan thuế. Bạn chỉ nên để tiền tồn quỹ khoảng 5-700tr thôi
Bạn nên xem lại cẩn thận nhé.
Chúc bạn may mắn!
 
  • Like
Reactions: luchong

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA