M
“Sinh viên đại học” có cần được định nghĩa lại không ?
Tỉ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường liên tục tăng dần theo từng năm, đối với năm 2010 là 35% và 37% đối với năm 2011. Có tới 80% sinh viên ra trường phải chấp nhận làm công việc không theo chuyên ngành, rất nhiều sinh viên cầm trong tay tấm bằng khá nhưng không thể xin được việc làm và phải ngậm ngùi đi làm một công việc trái với ngành nghề mình được học.
Và một số nghịch lý đã xuất hiện, nhiều sinh viên học hành chăm chỉ, dành hầu hết thời gian cho việc học nhưng lại gặp phải vô vàn khó khăn khi bước ra ngưỡng cửa cuộc đời. Trong khi đó có nhưng sinh viên được xem là “chểnh mảng” công việc học hành, vừa kết hợp việc học vừa đi làm thêm, tham gia nhiều hoạt động xã hội thì sau khi ra trường lại có được những công việc với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Khi ngọn lửa khát khao bị dập tắt, khi những giấc mơ dần nhỏ bé và trở nên xa vời. Những nhà hùng biện của chúng ta trước kia còn luôn sẵn sàng thao thao bất tuyệt về tương lai của mình khi ra trường thì giờ đây đành lặng lẽ chấp nhận một công việc mà có lẽ họ chưa bao giờ nghĩ tới và bắt đầu than vãn và đổ lỗi cho số phận và vận may như: “Số tao không may.”, “Thằng H may mà có ông bà già chứ không thì cũng như bọn mình thôi” …. hoặc khi được hỏi về công việc thì chỉ trả lời qua loa để lấp liếm “Ừ thì công việc vẫn thế, cứ đều đều vậy thôi” ….
Có nhiều tân cử nhân để tránh phải đối diện với vấn đề sau khi ra trường không kiếm được một công việc ưng ý đã đăng ký ngay một lớp học cao học và tiếp tục “ở nhà” theo đuổi sự nghiệp học hành, tiếp tục “nâng cao kiến thức” vừa để chống cháy vừa để tránh những câu hỏi đau lòng như “Giờ làm việc ở đâu ?”, “Lương có cao không ?”…..
Vậy thực sự điều gì đang xảy ra đối với các sinh viên của chúng ta, phải chăng chúng ta đang chạy theo những giá trị ảo, môi trường giáo dục của chúng ta đã quá cũ kỹ và phải chăng những trường đại học của chúng ta đang “cho đi những gì họ có chứ không cung cấp những gì thị trường cần”.
Khi chúng tôi đến tìm hiểu những doanh nghiệp và đặt ra những câu hỏi về vấn đề tuyển dụng đầu vào từ những sinh viên mới ra trường, đa phần chúng tôi nhận được sự phản hồi : “Sinh viên của chúng ta hiện tại thiếu quá nhiều kỹ năng, từ những kỹ năng như giao tiếp, bán hàng, làm việc nhóm, sắp xếp công việc …. . Giờ đây để đáp ứng được những yêu cầu của công việc thì chỉ mình kiến thức thôi vẫn là chưa đủ“.
Như một diễn giả nổi tiếng đã nhận xét “Cơm sinh viên, cà phê sinh viên…, miễn học phí, giảm học phí… đến nỗi danh từ “sinh viên” phải chuyển một cách “bất đắc dĩ” thành tính từ mang tính… bình dân nhất gắn cho các bạn là thành phần được coi là ưu tú nhất“. Dường như ngay từ chính trong suy nghĩ của các bạn sinh viên, những tương lai của đất nước vẫn chưa tự ý thức được những gì các bạn đang có. Các bạn tự huyễn hoặc về tương lai của mình khi vượt qua kỳ thi “vũ môn“, nhưng thực sự đó mới chỉ là sự khởi đầu thôi.
Và một điều cuối đó chính là thời gian chết, theo đuổi một mục tiêu lớn là không hề sai trái nhưng để đạt được mục tiêu lớn thì chúng ta cần hoàn thành những mục tiêu nhỏ, đó là hoàn thiện những kỹ năng bản thân, tích lũy kinh nghiệm sống ngay từ lúc còn trong trường học. Thay vì ngồi và mộng mơ về những viễn cảnh xa vời và để thời gian chết một cách vô ích, ngay từ trong trường M đã chịu khó đi làm thêm từ chạy bàn, dạy thêm, làm việc bán thời gian, cộng tác viên trong những công ty truyền thông theo chuyên ngành cậu đang học, mở rộng mối quan hệ. Do đó khi ra trường cậu đã lận lưng một số vốn kinh nghiệm khá khá để bước vào đời với một công việc hấp dẫn. Trong khi đó bạn bè của cậu đang bước lại những bước đi mà cậu đã đi từ 2, 3 năm trước.
Xã hội đang dần thay đổi vậy các bạn sinh viên của chúng ta đã thay đổi được tới đâu ?
Nguồn: http://tiengvangviet.wordpress.com/
Tỉ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường liên tục tăng dần theo từng năm, đối với năm 2010 là 35% và 37% đối với năm 2011. Có tới 80% sinh viên ra trường phải chấp nhận làm công việc không theo chuyên ngành, rất nhiều sinh viên cầm trong tay tấm bằng khá nhưng không thể xin được việc làm và phải ngậm ngùi đi làm một công việc trái với ngành nghề mình được học.
Và một số nghịch lý đã xuất hiện, nhiều sinh viên học hành chăm chỉ, dành hầu hết thời gian cho việc học nhưng lại gặp phải vô vàn khó khăn khi bước ra ngưỡng cửa cuộc đời. Trong khi đó có nhưng sinh viên được xem là “chểnh mảng” công việc học hành, vừa kết hợp việc học vừa đi làm thêm, tham gia nhiều hoạt động xã hội thì sau khi ra trường lại có được những công việc với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Khi ngọn lửa khát khao bị dập tắt, khi những giấc mơ dần nhỏ bé và trở nên xa vời. Những nhà hùng biện của chúng ta trước kia còn luôn sẵn sàng thao thao bất tuyệt về tương lai của mình khi ra trường thì giờ đây đành lặng lẽ chấp nhận một công việc mà có lẽ họ chưa bao giờ nghĩ tới và bắt đầu than vãn và đổ lỗi cho số phận và vận may như: “Số tao không may.”, “Thằng H may mà có ông bà già chứ không thì cũng như bọn mình thôi” …. hoặc khi được hỏi về công việc thì chỉ trả lời qua loa để lấp liếm “Ừ thì công việc vẫn thế, cứ đều đều vậy thôi” ….
Có nhiều tân cử nhân để tránh phải đối diện với vấn đề sau khi ra trường không kiếm được một công việc ưng ý đã đăng ký ngay một lớp học cao học và tiếp tục “ở nhà” theo đuổi sự nghiệp học hành, tiếp tục “nâng cao kiến thức” vừa để chống cháy vừa để tránh những câu hỏi đau lòng như “Giờ làm việc ở đâu ?”, “Lương có cao không ?”…..
Vậy thực sự điều gì đang xảy ra đối với các sinh viên của chúng ta, phải chăng chúng ta đang chạy theo những giá trị ảo, môi trường giáo dục của chúng ta đã quá cũ kỹ và phải chăng những trường đại học của chúng ta đang “cho đi những gì họ có chứ không cung cấp những gì thị trường cần”.
Khi chúng tôi đến tìm hiểu những doanh nghiệp và đặt ra những câu hỏi về vấn đề tuyển dụng đầu vào từ những sinh viên mới ra trường, đa phần chúng tôi nhận được sự phản hồi : “Sinh viên của chúng ta hiện tại thiếu quá nhiều kỹ năng, từ những kỹ năng như giao tiếp, bán hàng, làm việc nhóm, sắp xếp công việc …. . Giờ đây để đáp ứng được những yêu cầu của công việc thì chỉ mình kiến thức thôi vẫn là chưa đủ“.
Như một diễn giả nổi tiếng đã nhận xét “Cơm sinh viên, cà phê sinh viên…, miễn học phí, giảm học phí… đến nỗi danh từ “sinh viên” phải chuyển một cách “bất đắc dĩ” thành tính từ mang tính… bình dân nhất gắn cho các bạn là thành phần được coi là ưu tú nhất“. Dường như ngay từ chính trong suy nghĩ của các bạn sinh viên, những tương lai của đất nước vẫn chưa tự ý thức được những gì các bạn đang có. Các bạn tự huyễn hoặc về tương lai của mình khi vượt qua kỳ thi “vũ môn“, nhưng thực sự đó mới chỉ là sự khởi đầu thôi.
Và một điều cuối đó chính là thời gian chết, theo đuổi một mục tiêu lớn là không hề sai trái nhưng để đạt được mục tiêu lớn thì chúng ta cần hoàn thành những mục tiêu nhỏ, đó là hoàn thiện những kỹ năng bản thân, tích lũy kinh nghiệm sống ngay từ lúc còn trong trường học. Thay vì ngồi và mộng mơ về những viễn cảnh xa vời và để thời gian chết một cách vô ích, ngay từ trong trường M đã chịu khó đi làm thêm từ chạy bàn, dạy thêm, làm việc bán thời gian, cộng tác viên trong những công ty truyền thông theo chuyên ngành cậu đang học, mở rộng mối quan hệ. Do đó khi ra trường cậu đã lận lưng một số vốn kinh nghiệm khá khá để bước vào đời với một công việc hấp dẫn. Trong khi đó bạn bè của cậu đang bước lại những bước đi mà cậu đã đi từ 2, 3 năm trước.
Xã hội đang dần thay đổi vậy các bạn sinh viên của chúng ta đã thay đổi được tới đâu ?
Nguồn: http://tiengvangviet.wordpress.com/