Thứ quan trọng nhất làm nên cái gọi là “cộng đồng mạng” ngày nay, phải kể đến Forum và mạng xã hội. Vấn đề là mạng xã hội ra đời sau nhưng càng ngày càng phát triển mạnh, liệu sẽ có chuyện “sóng sau đè sóng trước” và forum sẽ bị chính đàn em của mình vùi dập?
Kể từ khi khái niệm World Wide Web ra đời cho đến nay, cách thức mà con người tương tác với nhau thông qua Internet không ngừng thay đổi. Hết 1.0 đến 2.0, Web không ngừng biến đổi và ngày càng hoàn thiện. Google Search, Wikipedia, Flickr, các diễn đàn mạng, các mạng xã hội…thay đổi thế giới từng giây một. Trong số đó, thứ quan trọng nhất làm nên cái gọi là “cộng đồng mạng” ngày nay, phải kể đến Forum và mạng xã hội. Vấn đề là mạng xã hội ra đời sau nhưng càng ngày càng phát triển mạnh, liệu sẽ có chuyện “sóng sau đè sóng trước” và forum sẽ bị chính đàn em của mình vùi dập?
Đã từng có nhiều tranh cãi xung quanh hoạt động của 2 hình thức dotcom này. Mạng xã hội liệu có phải là hình thái phát triển cao hơn của forum? Liệu chúng có dẫm chân nhau, rồi thì mạng xã hội với những thế mạnh của mình sẽ đè bẹp mô hình forum cũ kĩ, hay forum với tuổi đời phát triển lâu dài, sẽ đánh bật mạng xã hội và chứng minh đó chỉ là 1 hiện tượng nhất thời? Hay là cả 2 vẫn sẽ cứ chung sống hòa bình? LomKom cũng có câu trả lời của riêng mình, có thể không giống của bạn đọc, nhưng cũng có tính tham khảo. Cùng lướt qua thử nhé.
Thời huy hoàng của các diễn đàn mạng (forum)
Ý tưởng và một mô hình sơ khai của forum đã có từ những năm 70, nhưng đến những năm cuối thập niên 90 thì forum mới có hình dạng và cách thức hoạt động như hiện nay. Đến những năm đầu thế kỉ 21 thì forum đã thực sự hoàn chỉnh về mặt ý tưởng cũng như kĩ thuật, thành viên của các forum lớn trở thành những lực lượng thực sự trên Internet, và chính họ đã làm nên Internet bây giờ.
Forum có gì đặc biệt? Nó mang trên mình những đặc điểm của Web 2.0, được xây dựng bởi cộng đồng và dành cho cộng đồng. Nhờ những tiến bộ mới về ngôn ngữ lập trình web, mà forum cho phép hàng ngàn người cùng lúc truy cập và thảo luận về những vấn đề mà họ quan tâm. Cộng đồng những con người có cùng chí hướng không phân biệt tuổi tác giới tính và vị trí địa lý thực sự là một cuộc cách mạng. Người ta hào hứng tham gia tranh luậnchia sẻ hiểu biết của mình và giao lưu kết bạn với những người khác. Thế giới trở nên “phẳng” dần với sự ra đời và phát triển của các cộng đồng ảo trên các forum. Cũng chính tại các forum này các nội dung đa dạng của Internet được tạo nên. Các bạn cứ thử lên Google hay Bing hay Yahoo Search gõ một từ khóa bất kì và nhìn thử xem bao nhiêu phần trăm kết quả là thuộc một forum nào đó? Tôi không có con số cụ thể, nhưng phải nói là rất rất lớn. Forum đóng góp một lượng dữ liệu khổng lồ vào Internet, trở thành nguồn kiến thức và tham khảo cho hàng tí người dùng. Nói vui chứ bây giờ phóng viên Việt Nam nhiều báo toàn nằm vùng ở các forum lấy tin, còn nhanh nhạy và chính xác hơn cả ra hiện trường, lại đầy đủ cả nhân chứng và hình ảnh, lắm khi có cả clip ấy chứ
Bởi thế, forum trở thành hình mẫu của Web 2.0, khi nó có thể tập hợp được trí tuệ cộng đồng, và dữ liệu đóng vai trò then chốt. Thành viên của forum có thể tìm kiếm xem lại những bài viết cũ một cách dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm, cách tổ chức dữ liệu cũng rất đơn giản. Ý tưởng “dữ liệu tạo bởi cộng đồng là của cộng đồng” khiến nguồn dữ liệu được luân chuyển mãi trên Internet và không bao giờ chết (trừ khi server chứa bị sập). Tuy nhiên đó cũng chính là vấn đề của mô hình forum: Tính cá nhân. Không có gì riêng tư trên các forum cả, và là cộng đồng nên nó có quá nhiều luật lệ chung để ràng buộc. Và đó là cái đã làm nên “sự trỗi dậy của mạng xã hội”.
Mạng xã hội – Trang sử mới của Internet
Nếu ý tưởng về forum có từ thời sơ khai của Web thì ý tưởng về mạng xã hội có từ thời sơ khai của Internet (thật ra cách nhau cũng không lâu gì, vài năm thôi). Bời thế, cho tới khi mà một mạng xã hội thực sự ra đời, nó đã qua quá trình thai nghén rất lâu rồi. Phát triển trong thời gian dài là ưu thế nhưng cũng có phần gây bất lợi. Ra đời sau nên mạng xã hội nhắm đến những thứ mà forum không thể làm được do hạn chế về kĩ thuật và ý tưởng. Về mặt ý tưởng, mạng xã hội là phần bù của forum khi nó cố gắng hướng tới phục vụ nhu cầu cá nhân thay cho phát triển vì cộng đồng. Các hoạt động tập trung vào các mối quan hệ cá nhân, các tâm tư tình cảm trạng thái tức thời của người dùng. Cộng đồng trên các mạng xã hội hướng tới chia sẻ hơn là trao đổi và tranh luận. Và cái đáng chú ý nhất của mạng xã hội là mặc dù nó là 1 phát triển đỉnh cao của Web 2.0, nó lại không hề coi trọng vấn đề nội dung và dữ liệu. Các bạn chắc đều đang dùng ít nhất 1 mạng xã hội, các bạn có thể thử tìm lại 1 câu status (trạng thái) mình đã đăng vào năm ngoái không? Không phải là không thể, nhưng cực khó với người dùng thông thường. Nghe có vẻ nghiêm trọng ha? Vậy đây có phải là nhược điểm của mạng xã hội? Không hề.
Trong thực tế sử dụng, người dùng có rất ít nhu cầu tìm lại những câu mình đăng vô thưởng vô phạt hàng ngày hàng tuần. Với những mạng xã hội cùng cơ cấu như Facebook thì còn đỡ, chứ như Twitter một ngày một người tweet chừng chục câu vớ vẩn, chẳng ai muốn đọc lại những thứ đó cả. Vậy việc tìm kiếm dữ liệu không phải là vấn đề, thế thì cái gì mới là vấn đề? Vấn đề vẫn nằm ở dữ liệu, nằm ở tính mở của dữ liệu. Thay vì trở thành 1 phần của Internet, dữ liệu trên các mạng xã hội chỉ thuộc về cá nhân, các chính sách bảo mật của các đơn vị kinh doanh dịch vụ mạng xã hội bảo đảm cho các dữ liệu đó không thể phát tán rộng trên Internet. Điều này xuất phát từ nhu cầu của chính người dùng, phục vụ nhu cầu của người dùng là điều tốt, nhưng không tốt với sự phát triển của Internet.
Đối đầu hay đối thoại?Xu hướng forum đang thoái trào. Điều đó không thể phủ nhận. Từ khoảng năm 2006 đến nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, là thời gian khó khăn của các forum. Mất dần thành viên, hoạt động co cụm tập trung vào một vài khu vực cá biệt…rồi dần dần chết hẳn là cái chết thường thấy của các forum vừa và nhỏ. Nói đâu xa, ngay tại Việt Nam các diễn đàn chết hàng loạt, chủ yếu là các diễn đàn hướng giải trí và giao lưu, các diễn đàn học sinh lâu đời. Chết ở đây không có nghĩa là đóng cửa luôn, mà là hoạt động gần như đông cứng, sống lay lắt bằng event và các member trung thành. Vậy lượng member đó đi đâu? Chạy sang các mạng xã hội cả rồi.
Vốn hướng giao lưu giải trí, nên các forum đó không trụ nổi trước sự tấn công của các mạng xã hội và các website hỗ trợ mạnh social. Kết bạn trên Facebook đơn giản hơn, chia sẻ trên Youtube tiện lợi hơn, “khoe hàng” trên Flickr dễ dàng hơn, spam trên Twitter nhanh gọn hơn…Không một forum giao lưu giải trí đơn thuần nào có thể đọ nổi với mạng xã hội về mặt này, đấu thì chỉ có từ chết tới bị thương. Kết thúc của forum đây sao?
Không, ngay từ đầu tôi đã nói là không rồi mà. Như trong 2 phần đầu tôi nhắc đi nhắc lại, forum và mạng xã hội là phần bù của nhau, bù đặp những cái còn thiếu của nhau, và định hướng phát triển cũng không giống nhau. Một dịch vụ dành cho cộng đồng, có lượng dữ liệu cộng đồng vượt trội so với một dịch vụ hướng cá nhân, mọi dữ liệu đều riêng tư làm sao có thể so được ai mạnh hơn ai khi mục đích hoàn toàn không giốnh nhau. Những va chạm trong quá khứ là do forum lấy cái yếu của mình đánh với cái mạnh của mạng xã hội mà thôi Cá forum lớn có định hớng nội dung rõ ràng vẫn phát triển mạnh. Tôi không tham gia nhiều forum nước ngoài, nhưng những forum có nội dung đặc thù như ocforum hay hardwaresecrets vẫn sống mạnh và có lượng member thường xuyên khá lớn. Trong nước thì VOZforums, tinhte, 5giay, muare…vẫn hoạt động ổn định, dù có bị lệch hướng hoạt động 1 tí. Đó là nhờ sự kiên định phát triển nội dung và dữ liệu, vốn là thế mạnh của forum.
♠♣♦♥
Tóm lại, hình thức forum đại diện cho tư duy tập thể và mạng xã hội thể hiện tư duy cá nhân sẽ sống chung ổn định cho đến khi có một bước ngoặt lớn đặc biệt nào khác. Đặc biệt, với sự ra đời của các bộ công cụ bổ sung chức năng social cho forum, thì forum còn sống thọ lắm, và nếu phát triển hợp lý thì còn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu nhé mạng xã hội.
Action.vn
BÀI VIẾT KHÁ HAY VỀ FORUM MẠNG XÃ HỘI, MỌI NGƯỜI CÙNG THAM KHẢO
Kể từ khi khái niệm World Wide Web ra đời cho đến nay, cách thức mà con người tương tác với nhau thông qua Internet không ngừng thay đổi. Hết 1.0 đến 2.0, Web không ngừng biến đổi và ngày càng hoàn thiện. Google Search, Wikipedia, Flickr, các diễn đàn mạng, các mạng xã hội…thay đổi thế giới từng giây một. Trong số đó, thứ quan trọng nhất làm nên cái gọi là “cộng đồng mạng” ngày nay, phải kể đến Forum và mạng xã hội. Vấn đề là mạng xã hội ra đời sau nhưng càng ngày càng phát triển mạnh, liệu sẽ có chuyện “sóng sau đè sóng trước” và forum sẽ bị chính đàn em của mình vùi dập?
Đã từng có nhiều tranh cãi xung quanh hoạt động của 2 hình thức dotcom này. Mạng xã hội liệu có phải là hình thái phát triển cao hơn của forum? Liệu chúng có dẫm chân nhau, rồi thì mạng xã hội với những thế mạnh của mình sẽ đè bẹp mô hình forum cũ kĩ, hay forum với tuổi đời phát triển lâu dài, sẽ đánh bật mạng xã hội và chứng minh đó chỉ là 1 hiện tượng nhất thời? Hay là cả 2 vẫn sẽ cứ chung sống hòa bình? LomKom cũng có câu trả lời của riêng mình, có thể không giống của bạn đọc, nhưng cũng có tính tham khảo. Cùng lướt qua thử nhé.
Thời huy hoàng của các diễn đàn mạng (forum)
Ý tưởng và một mô hình sơ khai của forum đã có từ những năm 70, nhưng đến những năm cuối thập niên 90 thì forum mới có hình dạng và cách thức hoạt động như hiện nay. Đến những năm đầu thế kỉ 21 thì forum đã thực sự hoàn chỉnh về mặt ý tưởng cũng như kĩ thuật, thành viên của các forum lớn trở thành những lực lượng thực sự trên Internet, và chính họ đã làm nên Internet bây giờ.
Forum có gì đặc biệt? Nó mang trên mình những đặc điểm của Web 2.0, được xây dựng bởi cộng đồng và dành cho cộng đồng. Nhờ những tiến bộ mới về ngôn ngữ lập trình web, mà forum cho phép hàng ngàn người cùng lúc truy cập và thảo luận về những vấn đề mà họ quan tâm. Cộng đồng những con người có cùng chí hướng không phân biệt tuổi tác giới tính và vị trí địa lý thực sự là một cuộc cách mạng. Người ta hào hứng tham gia tranh luậnchia sẻ hiểu biết của mình và giao lưu kết bạn với những người khác. Thế giới trở nên “phẳng” dần với sự ra đời và phát triển của các cộng đồng ảo trên các forum. Cũng chính tại các forum này các nội dung đa dạng của Internet được tạo nên. Các bạn cứ thử lên Google hay Bing hay Yahoo Search gõ một từ khóa bất kì và nhìn thử xem bao nhiêu phần trăm kết quả là thuộc một forum nào đó? Tôi không có con số cụ thể, nhưng phải nói là rất rất lớn. Forum đóng góp một lượng dữ liệu khổng lồ vào Internet, trở thành nguồn kiến thức và tham khảo cho hàng tí người dùng. Nói vui chứ bây giờ phóng viên Việt Nam nhiều báo toàn nằm vùng ở các forum lấy tin, còn nhanh nhạy và chính xác hơn cả ra hiện trường, lại đầy đủ cả nhân chứng và hình ảnh, lắm khi có cả clip ấy chứ
Bởi thế, forum trở thành hình mẫu của Web 2.0, khi nó có thể tập hợp được trí tuệ cộng đồng, và dữ liệu đóng vai trò then chốt. Thành viên của forum có thể tìm kiếm xem lại những bài viết cũ một cách dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm, cách tổ chức dữ liệu cũng rất đơn giản. Ý tưởng “dữ liệu tạo bởi cộng đồng là của cộng đồng” khiến nguồn dữ liệu được luân chuyển mãi trên Internet và không bao giờ chết (trừ khi server chứa bị sập). Tuy nhiên đó cũng chính là vấn đề của mô hình forum: Tính cá nhân. Không có gì riêng tư trên các forum cả, và là cộng đồng nên nó có quá nhiều luật lệ chung để ràng buộc. Và đó là cái đã làm nên “sự trỗi dậy của mạng xã hội”.
Mạng xã hội – Trang sử mới của Internet
Nếu ý tưởng về forum có từ thời sơ khai của Web thì ý tưởng về mạng xã hội có từ thời sơ khai của Internet (thật ra cách nhau cũng không lâu gì, vài năm thôi). Bời thế, cho tới khi mà một mạng xã hội thực sự ra đời, nó đã qua quá trình thai nghén rất lâu rồi. Phát triển trong thời gian dài là ưu thế nhưng cũng có phần gây bất lợi. Ra đời sau nên mạng xã hội nhắm đến những thứ mà forum không thể làm được do hạn chế về kĩ thuật và ý tưởng. Về mặt ý tưởng, mạng xã hội là phần bù của forum khi nó cố gắng hướng tới phục vụ nhu cầu cá nhân thay cho phát triển vì cộng đồng. Các hoạt động tập trung vào các mối quan hệ cá nhân, các tâm tư tình cảm trạng thái tức thời của người dùng. Cộng đồng trên các mạng xã hội hướng tới chia sẻ hơn là trao đổi và tranh luận. Và cái đáng chú ý nhất của mạng xã hội là mặc dù nó là 1 phát triển đỉnh cao của Web 2.0, nó lại không hề coi trọng vấn đề nội dung và dữ liệu. Các bạn chắc đều đang dùng ít nhất 1 mạng xã hội, các bạn có thể thử tìm lại 1 câu status (trạng thái) mình đã đăng vào năm ngoái không? Không phải là không thể, nhưng cực khó với người dùng thông thường. Nghe có vẻ nghiêm trọng ha? Vậy đây có phải là nhược điểm của mạng xã hội? Không hề.
Trong thực tế sử dụng, người dùng có rất ít nhu cầu tìm lại những câu mình đăng vô thưởng vô phạt hàng ngày hàng tuần. Với những mạng xã hội cùng cơ cấu như Facebook thì còn đỡ, chứ như Twitter một ngày một người tweet chừng chục câu vớ vẩn, chẳng ai muốn đọc lại những thứ đó cả. Vậy việc tìm kiếm dữ liệu không phải là vấn đề, thế thì cái gì mới là vấn đề? Vấn đề vẫn nằm ở dữ liệu, nằm ở tính mở của dữ liệu. Thay vì trở thành 1 phần của Internet, dữ liệu trên các mạng xã hội chỉ thuộc về cá nhân, các chính sách bảo mật của các đơn vị kinh doanh dịch vụ mạng xã hội bảo đảm cho các dữ liệu đó không thể phát tán rộng trên Internet. Điều này xuất phát từ nhu cầu của chính người dùng, phục vụ nhu cầu của người dùng là điều tốt, nhưng không tốt với sự phát triển của Internet.
Đối đầu hay đối thoại?Xu hướng forum đang thoái trào. Điều đó không thể phủ nhận. Từ khoảng năm 2006 đến nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, là thời gian khó khăn của các forum. Mất dần thành viên, hoạt động co cụm tập trung vào một vài khu vực cá biệt…rồi dần dần chết hẳn là cái chết thường thấy của các forum vừa và nhỏ. Nói đâu xa, ngay tại Việt Nam các diễn đàn chết hàng loạt, chủ yếu là các diễn đàn hướng giải trí và giao lưu, các diễn đàn học sinh lâu đời. Chết ở đây không có nghĩa là đóng cửa luôn, mà là hoạt động gần như đông cứng, sống lay lắt bằng event và các member trung thành. Vậy lượng member đó đi đâu? Chạy sang các mạng xã hội cả rồi.
Vốn hướng giao lưu giải trí, nên các forum đó không trụ nổi trước sự tấn công của các mạng xã hội và các website hỗ trợ mạnh social. Kết bạn trên Facebook đơn giản hơn, chia sẻ trên Youtube tiện lợi hơn, “khoe hàng” trên Flickr dễ dàng hơn, spam trên Twitter nhanh gọn hơn…Không một forum giao lưu giải trí đơn thuần nào có thể đọ nổi với mạng xã hội về mặt này, đấu thì chỉ có từ chết tới bị thương. Kết thúc của forum đây sao?
Không, ngay từ đầu tôi đã nói là không rồi mà. Như trong 2 phần đầu tôi nhắc đi nhắc lại, forum và mạng xã hội là phần bù của nhau, bù đặp những cái còn thiếu của nhau, và định hướng phát triển cũng không giống nhau. Một dịch vụ dành cho cộng đồng, có lượng dữ liệu cộng đồng vượt trội so với một dịch vụ hướng cá nhân, mọi dữ liệu đều riêng tư làm sao có thể so được ai mạnh hơn ai khi mục đích hoàn toàn không giốnh nhau. Những va chạm trong quá khứ là do forum lấy cái yếu của mình đánh với cái mạnh của mạng xã hội mà thôi Cá forum lớn có định hớng nội dung rõ ràng vẫn phát triển mạnh. Tôi không tham gia nhiều forum nước ngoài, nhưng những forum có nội dung đặc thù như ocforum hay hardwaresecrets vẫn sống mạnh và có lượng member thường xuyên khá lớn. Trong nước thì VOZforums, tinhte, 5giay, muare…vẫn hoạt động ổn định, dù có bị lệch hướng hoạt động 1 tí. Đó là nhờ sự kiên định phát triển nội dung và dữ liệu, vốn là thế mạnh của forum.
♠♣♦♥
Tóm lại, hình thức forum đại diện cho tư duy tập thể và mạng xã hội thể hiện tư duy cá nhân sẽ sống chung ổn định cho đến khi có một bước ngoặt lớn đặc biệt nào khác. Đặc biệt, với sự ra đời của các bộ công cụ bổ sung chức năng social cho forum, thì forum còn sống thọ lắm, và nếu phát triển hợp lý thì còn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu nhé mạng xã hội.
Action.vn
BÀI VIẾT KHÁ HAY VỀ FORUM MẠNG XÃ HỘI, MỌI NGƯỜI CÙNG THAM KHẢO