Sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc?

  • Thread starter thanhnguyet1991
  • Ngày gửi
T

thanhnguyet1991

Guest
4/1/13
0
0
0
32
HCM
Em nghe anh chị đi trước có nguời bảo là kế toán viên chỉ cần biết ghi chép là đủ, có anh chị lại bảo phải học nhiều thứ ngoài nhà trường . Em thật sự bối rối !
Rồi quy trình làm việc của kế toan ra sao ? ( cái này làm sao biết được )
Vận đụng những kiến thức nào vào công việc ? Trường dạy nhiều môn quá hok biết sử dụng cái nào nhiều nữa ?
Làm sao có cơ hội sinh việc làm kế toán cao nhất ? ( Cty thường dựa vào tiêu chí nào nhỉ )
Mình có thể làm công việc kế toán trước khi làm ở đâu ? ( tức là mình còn học mà muốn học trước cách làm đó mà )
Thanks các anh chị   ^^ !!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
nghiadudaco

nghiadudaco

Cao cấp
21/7/11
1,059
20
38
38
Hải Hậu - Nam Định
Ðề: Các anh chị ơi, em sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc ?

Em nghe anh chị đi trước có nguời bảo là kế toán viên chỉ cần biết ghi chép là đủ, có anh chị lại bảo phải học nhiều thứ ngoài nhà trường . Em thật sự bối rối !
Rồi quy trình làm việc của kế toan ra sao ? ( cái này làm sao biết được )
Vận đụng những kiến thức nào vào công việc ? Trường dạy nhiều môn quá hok biết sử dụng cái nào nhiều nữa ?
Làm sao có cơ hội sinh việc làm kế toán cao nhất ? ( Cty thường dựa vào tiêu chí nào nhỉ )
Mình có thể làm công việc kế toán trước khi làm ở đâu ? ( tức là mình còn học mà muốn học trước cách làm đó mà )
Thanks các anh chị   ^^ !!!
Ra trường rồi xin dc việc làm đúng nghành. Vào làm rồi thời gian sẽ cho bạn biết......Chúc may mắn.
 
L

luongtieuthu1505

Klein Mimi
14/11/11
149
0
16
34
Ninh Thuận
Ðề: Các anh chị ơi, em sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc ?

Những qui trình kế toán mỗi công ty mỗi khác, thế nên bạn hãy lấy cái bằng trước sau đó làm cho mình những bộ hồ sơ xin việc...Tạo cho mình vẻ ngoài người lớn tí..Sau đó là bằng mọi hình thức: báo, internet, người thân....Tìm cho mình 1 công việc văn phòng để tập cho mình tác phong nghề và kinh nghiệm trước. Nếu bạn tìm vào làm luôn đúng ngành kế toán thì càng tốt.
Kinh nghiệm là tự bạn học hỏi.
Chúc bạn thành công
 
bacnamtraining

bacnamtraining

Cao cấp
22/1/11
867
35
28
45
Ha Noi
Ðề: Các anh chị ơi, em sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc ?

Em nghe anh chị đi trước có nguời bảo là kế toán viên chỉ cần biết ghi chép là đủ, có anh chị lại bảo phải học nhiều thứ ngoài nhà trường . Em thật sự bối rối !
Rồi quy trình làm việc của kế toan ra sao ? ( cái này làm sao biết được )
Vận đụng những kiến thức nào vào công việc ? Trường dạy nhiều môn quá hok biết sử dụng cái nào nhiều nữa ?
Làm sao có cơ hội sinh việc làm kế toán cao nhất ? ( Cty thường dựa vào tiêu chí nào nhỉ )
Mình có thể làm công việc kế toán trước khi làm ở đâu ? ( tức là mình còn học mà muốn học trước cách làm đó mà )
Thanks các anh chị   ^^ !!!


Kinh nghiệm xin việc kế toán !
là trả lời đc các câu hỏi của nhà tuyển dụng

Bạn nên tham khảo các câu hổi phỏng vấn khi tuyển dụng kế toán !


Các câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp

Bạn đang chuẩn bị một cuộc phỏng vấn, bạn cần tham khảo các câu hỏi phỏng vấn kế toán để buổi nói chuyện hiệu quả hơn, sau đây xin mời bạn xem các câu hỏi thường gặp dành cho dân kế toán. Chỉ có câu hỏi, không có câu trả lời vì nội dung trả lời nằm trong kiến thức và suy nghĩ mỗi người nên không thể áp đặt được. Để trả lời tốt các câu hỏi dưới đây, thay vì chúng ta suy nghĩ câu trả lời thì theo tác giả là nên tìm hiểu và đáp ứng cho yêu cầu câu hỏi để mỗi ngày chúng ta hoàn thiện mình hơn.

Cùng trả lời các câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp!

1. Bạn hãy cho biết tại sao Bạn theo nghề kế toán?
2. Bạn hiểu mục đích của công việc kế toán là thế nào?
3. Bạn có những tố chất nào phù hợp với công việc kế toán?
4. Nghề kế toán có những điểm nào làm cho Bạn thích và Bạn không hài lòng?
5. Bạn sẽ theo nghiệp kế toán bao lâu?
6. Nghề kế toán có điều gì giúp Bạn trong cuộc sống không?
7. Bạn là Sinh viên kế toán mới ra trường, Bạn làm thế nào để thuyết phục Chúng tôi là Bạn ó thể làm tốt công việc đó?
8. Bạn là kế toán mới ra trường, lý thuyết đối với Bạn vẫn còn nóng hổi, vậy Bạn hãy nói về lý thuyết cho công việc bạn dự tuyển?
9. Bạn hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán?
10. Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán?
11. Bạn dụ tuyển vào vị trí kế toán trưởng vậy Bạn có biết soạn thảo quy chế kế toán không ? Mục đich của quy chế này là gì ? Có cần thiết để có quy chế không?
12. Những tố chất nào mà người kế toán cần phải có? Để làm gì?
13. Bạn đã có kinh nghiệm về kế toán, vậy những kinh nghiệm đó thuộc phần hành nào?
14. Nếu số liệu do Bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh lời, lỗ của Công ty thì Bạn chịu trách nhiệm như thế nào?
15. Bạn là kế toán kho, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ kho thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
16. Bạn là kế toán tiền mặt, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
17. Bạn là Kế toán thuế, nếu Bạn làm sai kéo theo việc Công ty phải đóng thuế GTGT của tháng đó thì bạn sẽ xử lý thế nào?
18. Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán Bạn biết làm những gì ? bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào Bạn cần phải sử dụng thường xuyên (Tương tự như câu hỏi này dành cho kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thu, chi, kế toán công nợ ..v . .v. .)
19. Bạn có quyền hạn gì trong công viêc của mình?
20. Bạn có trách nhiệm gì trong công việc của mình? Trách nhiệm đó thể hiện như thế nào?
21. Điều gì quan trọng nhất khi làm công việc kế toán?
22. Điều gì quan trọng nhất đối với người làm kế toán?
23. Khả nằng ứng dụng vi tính vào công việc kế toán của Bạn được bao nhiêu %? (Hoặc ở mức độ nào ?) bạn hãy kể ra?
24. Bạn có tự tin vào năng lực ứng dụng vi tính của mình không, nếu chúng tôi kiểm tra năng lực đó bằng thực tế ngay bây giờ?
25. Hiện nay việc ứng dụng phần mếm kế toán vào trong công việc đã được rộng rãi, theo Bạn, Bạn thích làm bằng phần mêm hay làm trực tiếp trên excel, tại sao?
26. Người ta cho rằng phần mềm kế toán là con dao hai lưỡi, bạn có thể giải thích và chứng minh điều đó không?
27. Bạn đã và đang làm kế toán tại Công ty cũ được thời gian khá dài vây tại sao bạn lại muốn tìm công việc khác?
Chúc các Bạn có câu trả lời tốt nhất và hay nhất để sớm nhận được công việc theo mong muốn!

Những lỗi cần tránh khi đi phỏng vấn xin việc của sinh viên chuyên ngành kế toán
Những lỗi nên tránh khi đi phỏng vấn xin việc trước nhà tuyển dụng của sinh viên chuyên nghành kế toán
Các bạn học kế toán ra trường trước kinh nghiệm được học kế toán trên lý thuyết các bạn phải có kỹ năng về học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế thì các bạn mới có kỹ nang khi đối mặt với các nhà tuyển dụng
Những nỗ lực không biết miệt mỏi gửi đi vô số các bản sơ yếu lý lịch cuối cùng đã được đền đáp và bạn được nhà tuyển dụng gọi điện hẹn gặpcho một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Xin chúc mừng! Đây là một bước tiếnquan trọng trong quá trình tìm kiếm công việc của bạn. Thế nhưng cuộcphỏng vấn đó làm bạn hồi hộp, lo lắng đến nỗi có thể sẽ phạm phải một số lỗi sơ đẳng nhất, dẫn đến việc bạn để tuột mất một “cơ hội trong mơ”.Vậy bạn hãy tìm hiểu xem đó là những lỗi gì để tránh xa chúng cho cuộcphỏng vấn sau nhé.

Dưới đây là 10 sai lầm thường gặp nhất trong các cuộc phỏng vấn xin việc

1. Đón nhận cuộc phỏng vấn một cách thiếu nghiêm túc: Đừng mắc sai lầm khi cho rằng cuộc phỏng vấn chỉ là thủ tục không mấy quan trọng. Thậm chí cả khi tất cả các bước đi trước đó đều đã diễn ra tốt đẹp, bạn cũng không được phép ung dung và bắt đầu nghĩ đến việc sẽ chi tiêu khoản lương tháng đầu tiên vào việc gì. Lỗi lớn nhất mà bạn có thể mắc phải là cho rằng mọi thứ đã quá tốt đẹp cho đến tận lúc này và công việc chắc chắn ở trong tay rồi.

2. Trang phục không thích hợp: Vẻ bên ngoài của bạn trong lần đầu tiên gặp gỡ với nhà tuyển dụng có thể tạo ra một ấn tượng nào đó trong con mắt nhà tuyển dụng về bạn. Thậm chí cả khi bạn biết rằng công ty cho phép các nhân viên được mặc quần jeans, thì bạn cũng đừng cố tình huỷ hoại hình ảnh bản thân với những trang phục cẩu thả như vậy trong buổi phỏng vấn. Sẽ thật sai lầm nếu bạn nhất quyết lựa chọn những trang phục bắt mắt nhằm thể hiện sự sành điệu và hợp thời trang của mình. Lựa chọn tốt hơn cả là một bộ vest, hay có thể là áo sơ-mi và quần âu.

3. Không chứng tỏ được bạn là sự lựa chọn tốt nhất: Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí công việc mà bạn đang nộp đơn cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó bạn có thể miêu tả kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh của bạn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy giải thích cho họ.

4. Quá khiêm tốn và nhún nhường: Bỏ qua việc khắc họa bản thân trong cuộc phỏng vấn là một trong những sai sót không đáng có nhất mà bạn có thể mắc phải. Đây không phải là thời gian dành cho sự khiêm tốn và nhún nhường. Cuộc phỏng vấn chính là thời điểm để bạn toả sáng, vì vậy, bạn đừng ngại nói về những thành tích của bản thân ở công ty trước đây.

5. Nói quá nhiều: Hãy cẩn thận khi nói chuyện với nhà tuyển dụng. Cuộc phỏng vấn nên là một cuộc đối thoại hai chiều, nhưng nhiều ứng viên được phỏng vấn xem ra cố gắng che giấu sự hồi hộp bằng việc nói quá nhiều. Tốt hơn cả là bạn nên bình tĩnh ngồi xuống và lắng nghe nhà tuyển dụng, sau đó đặt ra những câu hỏi thích hợp nhất.

6. Tập trung quá nhiều vào tiền bạc: Đừng đề cập quá sớm đến vấn đề tiền bạc trong cuộc phỏng vấn xin việc. Việc này có thể khiến bạn “mất điểm” trong mắt phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo sự dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường bàn bạc về chủ đề này vào cuối buổi phỏng vấn.

7. Nói chuyện không nên nói: Cho dù bạn ghét “ông sếp” cũ đến mấy hay cảm thấy bạn được đối xử không công bằng tại công ty cũ, thì bạn cũng không nên đưa những thông tin vô bổ đó vào một cuộc phỏng vấn xin việc này. Hãy cân nhắc từng lời nói khi đề cập đến điều này. Nếu bạn bị sa thải, hãy giải thích rằng bạn mong muốn có một công việc thích hợp hơn tại một môi trường mới.

8. Đưa ra những câu hỏi không thích hợp: Bản sơ yếu lý lịch của bạn có thể đã gây được ấn tượng khá tốt, nhưng nhà tuyển dụng cũng đánh giá rất cao một ứng viên đưa ra được một vài câu hỏi thông minh trong thời gian diễn ra phỏng vấn. Hãy chuẩn bị trước ít nhất ba hoặc bốn câu để hỏi nhà tuyển dụng. Qua đó nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với bạn một số thông tin khác, và xem ra việc không có sẵn các câu hỏi để hỏi có thể cho thấy bạn thiếu sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

9. Thiếu nhiệt tình: Đây là cơ hội đầu tiên, và trong một số trường hợp còn là cơ hội duy nhất, để bạn biểu lộ mọi tính cách và khả năng của bản thân. Đừng phàn nàn rằng bạn đang bực bội, khó chịu hay mệt mỏi. Hãy tỏ ra lịch thiệp và vui vẻ. Hãy thể hiện sự nhiệt tình cho cả công việc sắp tới lẫn cuộc phỏng vấn này. Và bạn đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng vào cuối cuộc phỏng vấn.

10. Quên những công việc sau phỏng vấn: Hãy gửi một lá thứ cảm ơn viết tay hay một email tới nhà tuyển dụng để tỏ lòng biết ơn họ đã dành thời gian và quan tâm tới bạn trong buổi phỏng vấn. Và để không phải ngày nào cũng gọi điện đến công ty, bạn hãy gọi điện thoại kiểm tra kết quả sau buổi phỏng vấn khoảng một tuần.

Có thể nói, phỏng vấn là giai đoạn cuối cùng trên con đường tìm việc của bạn. Nó giống như một kỳ thi vấn đáp nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bởi ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn cần thể hiện nhiều phẩm chất khác phù hợp với công việc và văn hoá của nhà tuyển dụng. Bạn nên chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn cũng tương tự như một kỳ thi vậy. Viết ra các ý tưởng là một cách hay để tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó, cũng như việc ghi chép lại các ý tưởng sẽ cho phép bạn xem xét vấn đề một cách sâu sắc và khách quan hơn trong buổi phỏng vấn. Hãy trả lời những câu hỏi một cách chậm rãi và đầy đủ. Chúng sẽ từng bước tạo nên một “lộ trình” nghề nghiệp – giúp bạn có được những thuận lợi hơn trong buổi phỏng vấn.
Chúc các bạn phóng vấn xin việc thành công

Yêu cầu đối với 1 nhân viên kế toán:


Những yêu cầu đối với một kế toán tổng hợp là:
- Các đức tính cần thiết:
+ Cẩn thận, chặt chẽ, chính xác.
+ Minh bạch, thật thà, đáng tin cậy.
+ Có khả năng giữ kín thông tin.
+ Tiết kiệm, liêm chính.
+ Thích sự ổn định, ít thay đổi.
- Kỹ năng vi tính:
+ Sử dụng thành thạo MS Excel.
+ Nếu từng có kinh nghiệm sử dụng phần mềm kế toán thì càng tốt.
+ Biết soạn thảo văn bản, báo cáo (sử dụng thành thạo MS Word).
+ Khả năng truy cập Internet tìm kiếm các thông tin, văn bản cần thiết cho công việc kế toán như: luật thuế, các hướng dẫn thi hành…
+ Sử dụng thành thạo email văn phòng (MS Office Outlook).
- Kỹ năng lập và lưu trữ chứng từ đầy đủ, chính xác, sắp xếp khoa học trên máy tính, cũng như trong tủ hồ sơ.
- Kỹ năng tính toán chính xác, làm việc tốt với các con số, tư duy logic các vấn đề liên quan đến số liệu, tiền bạc, tài chính.
- Kỹ năng quản lý tiền mặt, tiền luân chuyển qua ngân hàng.
- Kỹ năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, chính xác, vừa đủ (không nhiều chuyện), kỹ năng đàm phán thương lượng khéo léo, chặt chẽ.
- Kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý, khoa học, ngăn nắp, trật tự. giải quyết vấn đề khéo léo, hợp lý, hiệu quả, công tư phân minh, phù hợp với quy định pháp luật, biết dứt khoát và cứng rắn khi cần thiết, đảm bảo sổ sách chứng từ kế toán được lưu trữ đầy đủ theo đúng quy định, theo dõi được số liệu đầy đủ chính xác để lập báo cáo.
- Kiến thức và hiểu biết cơ bản về chuyên môn kế toán, quy định pháp luật cập nhật.
- Kinh nghiệm thực tế nếu có. Đối với sinh viên mới ra trường, thường các công ty chỉ đòi hỏi ứng viên từng tham gia những việc đơn giản có liên quan như: nhập liệu, quản lý tiền mặt, lập báo cáo thuế hằng tháng, theo dõi thu chi trên sổ sách, lập bộ chứng từ thu chi, quy trình thanh toán, đòi nợ, giao dịch với ngân hàng...
Các câu hỏi thường đặt ra đối với một sinh viên mới ra trường khi phỏng vấn vào vị trí kế toán:
- Các câu hỏi sẽ rất đa dạng tùy từng nhà tuyển dụng, nội dung xoay quanh việc tìm hiểu sinh viên mới ra trường có đủ những tố chất cần thiết cho công việc này hay không (những đức tính, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm như đã nêu trên).
- Bạn cần lưu ý nên tìm hiểu kỹ mô tả và yêu cầu công việc của công ty bạn ứng tuyển, vì mỗi công ty sẽ có yêu cầu khác nhau đối với vị trí kế toán tổng hợp. Nên tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ, mô hình kinh doanh, quy mô, phạm vi hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức của phòng kế toán.
- Khi biết rõ yêu cầu công việc, bạn sẽ rà soát lại bản thân có những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức gì có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Sau đó liệt kê ra, tập cách diễn đạt trước để có thể trình bày mạch lạc thuyết phục trước nhà tuyển dụng.
Hiện tại, mức lương kế toán thông thường dao động từ 3-9 triệu đồng/tháng tùy công ty và tùy năng lực ứng viên, có thể nhiều hơn đối với vị trí kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm, tiếng Anh tốt, từng có kinh nghiệm làm ở công ty nước ngoài hoặc công ty sản xuất có quy mô lớn.
Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, mức lương chỉ 3-5 triệu đồng/tháng tùy năng lực ứng viên.
Nếu được hỏi về mức lương mong muốn khi kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, bạn có thể trả lời là mình không quá quan trọng về lương trong thời điểm này, điều mình cần là chứng tỏ được năng lực bản thân, được làm công việc phù hợp với chuyên môn và sở thích, có nhiều cơ hội trải nghiệm học hỏi để sau đó được nhận mức lương xứng đáng, và rằng mình sẽ chấp nhận mức lương tùy vào chính sách và đánh giá ban đầu của công ty.

Một buổi phỏng vấn kế toán viên:

Các bạn đã bao giờ đi thi tuyển cho một công việc nào đó chưa? Chắc rằng rất đông các bạn sẽ trả lời là “đã từng”. Bởi vì các bạn là những sinh viên rất năng động và hiện nay có quá nhiều công việc past-time dành cho những người còn đang đi học. Tuy nhiên, đó chỉ là công việc làm thêm và đối với các bạn thì nó chưa quan trọng bằng việc là một sinh viên trên giảng đường đại học. Nhưng nếu bạn đã ra trường thì điều này hoàn toàn khác.





Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là “kinh nghiệm xin việc”.

“Kinh nghiệm xin việc” là gì? Đó chính là những kỹ năng để các bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đặc thù riêng nhưng họ cũng có những đặc tính tâm lý chung. Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện về một buổi phỏng vấn tuyển kế toán viên mà tôi có dịp được tham gia.

Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.

Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.

Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.

Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.

Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.

Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.

Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng cấp cao là có thể được lựa chọn. Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:

- Kiến thức thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được công việc hay không (điều này không phụ thuộc vào việc bạn mới ra trường hay đã đi làm lâu)

- Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản cảm)

- Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc

- Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)

- Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không

- Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).

Tôi hy vọng với câu chuyện nhỏ này, các bạn có thể có một chút “kinh nghiệm xin việc” và dễ dàng thành công trong công cuộc tìm kiếm công việc lý tưởng của mình.
 
Sửa lần cuối:
G

giunda

Guest
23/3/11
1
0
0
38
ha noi
Ðề: Sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc?

trước tiên, bạn phải xác định rõ con đường sự nghiệp của mình để có hướng đi xin việc nhé, tránh tình trạng các bạn mới ra trường khó xin việc nên cứ đâu nhận là làm mà không cân nhắc chọn lọc, còn kiên sthuwcs trong trường tuy không áp dụng ngay được thực tế, nhưng nó là nền tảng quan trọng, nếu bạn đã vững kiến thức thì bạn yên tâm khi vào công việc sẽ học thêm bạn ah
 
S

sami

Kẻ hết thời
23/9/04
243
6
18
An Sương
www.4so9.com
Ðề: Sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc?

Mình chia sẻ từ kinh nghiệm của chính mình:
Người ta tuyển dụng mình không phải mình giỏi kế toán: mình đam mê tin học và đã đi theo ngạch này ngay từ những tháng cuối cấp. Mình nghĩ đó là 1 kỹ năng mềm để giúp mình bổ túc vào kiến thức kế toán cùi bắp của mình. Cũng như giờ các bạn phải am tường ngoại ngữ, tin học văn phòng vậy. Hồi đó mình được tuyển vào phòng kế toán chỉ để làm việc: viết phiếu vật tư và gõ văn bản vì cả phòng chả có ai giỏi máy tính cả. Chính mình đã mang windows vào phòng kế toán, làm thay đổi cuộc cách mạng in ấn vì trước nay in bằng Vietres rất xấu.
Bạn cần có 1 chút cơ may khi đi xin việc, và trong môi trường làm việc thì bạn nên nêu bật khả năng tốt nhất của mình: có thể là ngoại ngữ, tin học hay khả năng ăn nói, chiều lòng sếp. Thăng tiến là ở bạn, trụ vững và phát triển là ở bạn.
Có thể bạn không làm đúng nghề, nhưng bạn hãy là người khá nhất trong lĩnh vực mà bạn làm là bạn đã thành công một bước.
 
M

morningstar1090

Guest
23/2/13
0
0
0
34
Thanh Hoá
Ðề: Sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc?

Sami ơi! không hiểu sao cái topic mình tạo nó bị vi phạm nội quy nên không gửi bài tiếp được. Sami ở Bình Dương phải k? mình cũng đang tìm việc tại khu vực hcm, bạn có thể giúp mình k? Cảm ơn bạn nhìu^^
 
Kaspersky

Kaspersky

Love Love Love
16/7/12
773
138
43
www.thuthuatexcel.com
Ðề: Sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc?

Mình chia sẻ từ kinh nghiệm của chính mình:
Người ta tuyển dụng mình không phải mình giỏi kế toán: mình đam mê tin học và đã đi theo ngạch này ngay từ những tháng cuối cấp. Mình nghĩ đó là 1 kỹ năng mềm để giúp mình bổ túc vào kiến thức kế toán cùi bắp của mình. Cũng như giờ các bạn phải am tường ngoại ngữ, tin học văn phòng vậy. Hồi đó mình được tuyển vào phòng kế toán chỉ để làm việc: viết phiếu vật tư và gõ văn bản vì cả phòng chả có ai giỏi máy tính cả. Chính mình đã mang windows vào phòng kế toán, làm thay đổi cuộc cách mạng in ấn vì trước nay in bằng Vietres rất xấu.
Bạn cần có 1 chút cơ may khi đi xin việc, và trong môi trường làm việc thì bạn nên nêu bật khả năng tốt nhất của mình: có thể là ngoại ngữ, tin học hay khả năng ăn nói, chiều lòng sếp. Thăng tiến là ở bạn, trụ vững và phát triển là ở bạn.
Có thể bạn không làm đúng nghề, nhưng bạn hãy là người khá nhất trong lĩnh vực mà bạn làm là bạn đã thành công một bước.

Giống mình thế trời. Mình thấy kiến thức tin học tốt hỗ trợ rất tốt cho người làm kế toán đó.
 
N

nguoiconxunui

Khách vãng lai
29/6/04
1,280
215
63
Bình Định
aso2pc.co.cc
Ta học kế toán mà người ta toàn hỏi em làm tạp vụ được không? ta bảo ngoài kế toán em chả biết làm gì
 
S

sami

Kẻ hết thời
23/9/04
243
6
18
An Sương
www.4so9.com
Ðề: Sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc?

Sami ơi! không hiểu sao cái topic mình tạo nó bị vi phạm nội quy nên không gửi bài tiếp được. Sami ở Bình Dương phải k? mình cũng đang tìm việc tại khu vực hcm, bạn có thể giúp mình k? Cảm ơn bạn nhìu^^

Mình ở Thành phố Hồ Chí Minh bạn ạ, ko thấy trên địa chỉ có khai báo à?
 
Sửa lần cuối:
I

intelvn

Guest
7/3/13
0
0
0
68
HCm
Ðề: Sắp ra trường rồi mà không biết cần gì để đi xin việc?

:060:mình cũng đang lo việc này tìm việc làm khó quá
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA