T
( Bao Viet Nam 24h ) Không chỉ các trường kinh tế mà nhiều trường ĐH không phải khối trường kinh tế cũng mở và đào tạo ngành kế toán. Điểm chuẩn năm 2010 ngành kế toán giữa các trường chênh lệch nhau đến 10 điểm. Có trường thì trên 23 điểm còn trường thấp chỉ bằng điểm sàn 13 điểm.
Có trường tách riêng thành 2 ngành kế toán và kiểm toán. Nhưng cũng có nhiều trường gộp lại là kế toán và kiểm toán. Tại Học viện Tài chính, ngành Kế toán gồm 2 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp và kiểm toán.
Kiến thức: Chuyên ngành Kế toán trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, hệ thống, tiếp cận với tri thức hiện đại về Kế toán - Kiểm toán để giúp sinh viên giải quyết các tình huống phức tạp trong các môn học chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán. Kế toán làm công việc kế toán, kiểm toán là kiểm tra công việc của người làm kế toán. Chương trình 5 phần thì 4 phần là kế toán và 1 phần kiểm toán. Tùy trường, hai ngành này gộp chung hoặc tách riêng ra thành hai ngành.
Sinh viên có thể tích hợp các kiến thức được đào tạo để tiếp cận với các chương trình của ACCA, AAT, CPA… để đạt được các chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp. Sinh viên được trang bị tiếng Anh tốt nhằm nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, cơ hội nghề nghiệp và đón đầu xu thế phát triển của Kế toán, Kiểm toán trên phạm vi quốc tế.
Kỹ năng: Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, bao gồm kỹ năng xử lý các nghiệp vụ, kỹ năng phân tích và xử lý tình huống, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và phân tích các báo cáo tài chính.
Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng phân tích tài liệu Kế toán, Kiểm toán theo hướng chuyên sâu, phân tích và trình bày các vấn đề một cách rõ ràng, logic và có tính sáng tạo, có kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp từ đó nâng cao khả năng thành công trong môi trường làm việc của các Kế toán, Kiểm toán viên chuyên nghiệp.
Yêu cầu: Ngành này yêu cầu ngoài kiến thức chung, các bạn cần nắm vững kiến thức chuyên ngành. Nắm kiến thức luật pháp trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đối với người làm kế toán kiểm toán, cần đức tính kiên trì, tỉ mỉ, chính xác. Và hơn nữa, cần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Một số yêu cầu khác như công nghệ, phần mềm xử lý, kỹ năng làm việc nhóm cũng là yêu cầu cần thiết. Khi ra trường bạn cần có chứng chỉ TOEIC đạt trên 550 điểm. (Nhiều trường đưa ra quy định, sinh viên hệ chính qui khi tốt nghiệp phải có trình độ Tiếng Anh IELTS 5.0 điểm trở lên).
Cơ hội việc làm: Chương trình đào tạo ngành Kế toán của các trường ĐH giống nhau hơn 70%, 30% còn lại là thế mạnh của từng trường. Tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể làm việc trên mọi lĩnh vực và ngành nghề có liên quan đến kế toán, chứ không phải chỉ trong lĩnh vực riêng của trường đào tạo. Ví dụ: học kế toán của ĐH Nông Lâm, ĐH Thủy Sản, ĐH GTVT… không nhất thiết là chỉ làm cho nông – lâm - ngư nghiệp v.v… mà có thể làm kế toán cho nhiều ngành nghề khác nhau. Hoặc như sinh viên học ngành Kế toán - Kiểm toán của Đại học Ngân hàng, sau khi tốt nghiệp vừa có thể làm việc trong các ngân hàng, vừa có thể làm việc tại các công ty khác. (Bởi vì trong chương trình đào tạo có môn Kế toán ngân hàng và Kế toán tài chính…). Vì thế, SV tốt nghiệp ngành Kế toán có thể hướng tới những vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, hệ thống các cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Các vị trí đảm nhận cụ thể như sau:
Tại doanh nghiệp: Chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính/ CFO; tại các cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý tài chính các dự án, chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán Nhà nước, thanh tra kinh tế.
Ngoài ra, có thể làm việc tại các công ty Kế toán, Kiểm toán với vị trí chuyên gia kế toán, kiểm toán, chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn kế toán, chuyên gia tư vấn thuế, chuyên gia tư vấn ngân hàng - tín dụng; tại các tổ chức xã hội: Kiểm soát tài chính, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, chuyên gia quản lý quỹ, chuyên viên kế toán.
Sinh viên kế toán sẽ được trang bị những quy định về phẩm chất nghề nghề nghiệp để có thể phát huy tối đa hiệu quả công việc, bao gồm thái độ suy nghĩ và hành động một cách độc lập, phân tích tốt các tình huống từ đó thiết lập hệ thống tư duy logic làm cơ sở cho việc phân tích và định hướng chiến lược trong hoạt động Kế toán - Kiểm toán, sinh viên cũng cần có ý thức tổ chức và tư cách đạo đức tốt trong công tác chuyên môn, có thái độ đúng đắn và tích cực trong quan hệ với khách hàng, bạn bè, đồng nghiệp.
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên…
Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác như ngoài doanh nghiệp là các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm…,.
Ngoài ra, SV tốt nghiệp ngành kế toán có thể làm việc ở các đơn vị công, các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
Điểm chuẩn một số trường ĐH đào tạo ngành Kế toán – Kiểm toán.
Muốn học kế toán, những cơ sở đào tạo hàng đầu mà thí sinh có thể lựa chọn là: Khoa Kế toán của Học viện Tài chính, khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế (ĐH QGHN), ĐH Kinh tế- Luật (ĐH QGTPHCM) hay những trường như ĐH Công nghiệp HN, ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM,...
Trường ÐH Ngân hàng TP.HCM Kế toán - kiểm toán. Khối: A. Điểm chuẩn: 21,0; - Khoa kinh tế (ÐHQG TP.HCM) Kế toán - kiểm toán. Khối A, D1. Điểm 20,0; - Trường ÐH Kinh tế TP.HCM Kế toán. A. 19,5; - Trường ÐH Giao thông vận tải Kế toán. A. 13,5; - Trường ÐH Giao thông vận tải - cơ sở phía Nam Kế toán. A. 17,0; - Trường ÐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Kế toán. A. 16,0; Trường ÐH Sài Gòn Kế toán. A, D1 điểm: 15,5; - Trường ÐH Mở TP.HCM Kế toán. A, D1. 15,0; - Trường ÐH Nông lâm TP.HCM Kế toán. A, D1. 15,0 điểm; - Trường ÐH Hoa Sen Kế toán (kế toán; kế toán kiểm toán). A, D1, D3. 14,0 điểm; - Trường ÐH Kỹ thuật - công nghệ TP.HCM Kế toán. A, D1. 13,0; - Trường ÐH Lạc Hồng Kế toán. A, D1. 13,0; - Trường ÐH Trà Vinh Kế toán. A. 13,0; - Trường ÐH Ðồng Tháp Kế toán. A. 13,0; - Trường ĐH Tôn Đức Thắng Kế toán – kiểm toán. A, D1. 16 điểm; Trường ÐH Ngoại thương Chuyên ngành kế toán. Khối D1. 21,0; Khối A 24 điểm; - Trường ĐH Công nghiệp HCM. Kế toán. Khối A,D1. Điểm chuẩn là 18,5; - Học viện Tài chính ngành Kế toán là: 22,0 điểm; khối D1: 28,0 điểm (đã nhân hệ số); - ĐH Kinh tế quốc dân: Điểm chuẩn khối A: 23,5 điểm và khối D1: 22,5 điểm; - ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM điểm chuẩn khối A và D1 đều 13 điểm; - ĐH Kinh tế (ĐH QGHN): khối A và khối D cùng 21 điểm; - ĐH Kinh tế- Luật (ĐHQG TPHCM): khối A và D1 cùng 19 điểm; - ĐH Công nghiệp HN: ngành kế toán (Khối D): 16 điểm.
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Không chỉ kinh tế phát triển, các tổ chức hay doanh nghiệp mới cần kế toán, mà cả những khi kinh tế khó khăn, kế toán (và kiểm toán nói chung) lại càng cần hơn.
Yeu Nguoi Viet
Có trường tách riêng thành 2 ngành kế toán và kiểm toán. Nhưng cũng có nhiều trường gộp lại là kế toán và kiểm toán. Tại Học viện Tài chính, ngành Kế toán gồm 2 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp và kiểm toán.
Kiến thức: Chuyên ngành Kế toán trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản, hệ thống, tiếp cận với tri thức hiện đại về Kế toán - Kiểm toán để giúp sinh viên giải quyết các tình huống phức tạp trong các môn học chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán. Kế toán làm công việc kế toán, kiểm toán là kiểm tra công việc của người làm kế toán. Chương trình 5 phần thì 4 phần là kế toán và 1 phần kiểm toán. Tùy trường, hai ngành này gộp chung hoặc tách riêng ra thành hai ngành.
Sinh viên có thể tích hợp các kiến thức được đào tạo để tiếp cận với các chương trình của ACCA, AAT, CPA… để đạt được các chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp. Sinh viên được trang bị tiếng Anh tốt nhằm nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, cơ hội nghề nghiệp và đón đầu xu thế phát triển của Kế toán, Kiểm toán trên phạm vi quốc tế.
Kỹ năng: Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, bao gồm kỹ năng xử lý các nghiệp vụ, kỹ năng phân tích và xử lý tình huống, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và phân tích các báo cáo tài chính.
Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị kỹ năng phân tích tài liệu Kế toán, Kiểm toán theo hướng chuyên sâu, phân tích và trình bày các vấn đề một cách rõ ràng, logic và có tính sáng tạo, có kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp từ đó nâng cao khả năng thành công trong môi trường làm việc của các Kế toán, Kiểm toán viên chuyên nghiệp.
Yêu cầu: Ngành này yêu cầu ngoài kiến thức chung, các bạn cần nắm vững kiến thức chuyên ngành. Nắm kiến thức luật pháp trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đối với người làm kế toán kiểm toán, cần đức tính kiên trì, tỉ mỉ, chính xác. Và hơn nữa, cần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Một số yêu cầu khác như công nghệ, phần mềm xử lý, kỹ năng làm việc nhóm cũng là yêu cầu cần thiết. Khi ra trường bạn cần có chứng chỉ TOEIC đạt trên 550 điểm. (Nhiều trường đưa ra quy định, sinh viên hệ chính qui khi tốt nghiệp phải có trình độ Tiếng Anh IELTS 5.0 điểm trở lên).
Cơ hội việc làm: Chương trình đào tạo ngành Kế toán của các trường ĐH giống nhau hơn 70%, 30% còn lại là thế mạnh của từng trường. Tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể làm việc trên mọi lĩnh vực và ngành nghề có liên quan đến kế toán, chứ không phải chỉ trong lĩnh vực riêng của trường đào tạo. Ví dụ: học kế toán của ĐH Nông Lâm, ĐH Thủy Sản, ĐH GTVT… không nhất thiết là chỉ làm cho nông – lâm - ngư nghiệp v.v… mà có thể làm kế toán cho nhiều ngành nghề khác nhau. Hoặc như sinh viên học ngành Kế toán - Kiểm toán của Đại học Ngân hàng, sau khi tốt nghiệp vừa có thể làm việc trong các ngân hàng, vừa có thể làm việc tại các công ty khác. (Bởi vì trong chương trình đào tạo có môn Kế toán ngân hàng và Kế toán tài chính…). Vì thế, SV tốt nghiệp ngành Kế toán có thể hướng tới những vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, hệ thống các cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
Các vị trí đảm nhận cụ thể như sau:
Tại doanh nghiệp: Chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính/ CFO; tại các cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý tài chính các dự án, chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán Nhà nước, thanh tra kinh tế.
Ngoài ra, có thể làm việc tại các công ty Kế toán, Kiểm toán với vị trí chuyên gia kế toán, kiểm toán, chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn kế toán, chuyên gia tư vấn thuế, chuyên gia tư vấn ngân hàng - tín dụng; tại các tổ chức xã hội: Kiểm soát tài chính, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, chuyên gia quản lý quỹ, chuyên viên kế toán.
Sinh viên kế toán sẽ được trang bị những quy định về phẩm chất nghề nghề nghiệp để có thể phát huy tối đa hiệu quả công việc, bao gồm thái độ suy nghĩ và hành động một cách độc lập, phân tích tốt các tình huống từ đó thiết lập hệ thống tư duy logic làm cơ sở cho việc phân tích và định hướng chiến lược trong hoạt động Kế toán - Kiểm toán, sinh viên cũng cần có ý thức tổ chức và tư cách đạo đức tốt trong công tác chuyên môn, có thái độ đúng đắn và tích cực trong quan hệ với khách hàng, bạn bè, đồng nghiệp.
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên…
Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác như ngoài doanh nghiệp là các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm…,.
Ngoài ra, SV tốt nghiệp ngành kế toán có thể làm việc ở các đơn vị công, các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
Điểm chuẩn một số trường ĐH đào tạo ngành Kế toán – Kiểm toán.
Muốn học kế toán, những cơ sở đào tạo hàng đầu mà thí sinh có thể lựa chọn là: Khoa Kế toán của Học viện Tài chính, khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế (ĐH QGHN), ĐH Kinh tế- Luật (ĐH QGTPHCM) hay những trường như ĐH Công nghiệp HN, ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM,...
Trường ÐH Ngân hàng TP.HCM Kế toán - kiểm toán. Khối: A. Điểm chuẩn: 21,0; - Khoa kinh tế (ÐHQG TP.HCM) Kế toán - kiểm toán. Khối A, D1. Điểm 20,0; - Trường ÐH Kinh tế TP.HCM Kế toán. A. 19,5; - Trường ÐH Giao thông vận tải Kế toán. A. 13,5; - Trường ÐH Giao thông vận tải - cơ sở phía Nam Kế toán. A. 17,0; - Trường ÐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Kế toán. A. 16,0; Trường ÐH Sài Gòn Kế toán. A, D1 điểm: 15,5; - Trường ÐH Mở TP.HCM Kế toán. A, D1. 15,0; - Trường ÐH Nông lâm TP.HCM Kế toán. A, D1. 15,0 điểm; - Trường ÐH Hoa Sen Kế toán (kế toán; kế toán kiểm toán). A, D1, D3. 14,0 điểm; - Trường ÐH Kỹ thuật - công nghệ TP.HCM Kế toán. A, D1. 13,0; - Trường ÐH Lạc Hồng Kế toán. A, D1. 13,0; - Trường ÐH Trà Vinh Kế toán. A. 13,0; - Trường ÐH Ðồng Tháp Kế toán. A. 13,0; - Trường ĐH Tôn Đức Thắng Kế toán – kiểm toán. A, D1. 16 điểm; Trường ÐH Ngoại thương Chuyên ngành kế toán. Khối D1. 21,0; Khối A 24 điểm; - Trường ĐH Công nghiệp HCM. Kế toán. Khối A,D1. Điểm chuẩn là 18,5; - Học viện Tài chính ngành Kế toán là: 22,0 điểm; khối D1: 28,0 điểm (đã nhân hệ số); - ĐH Kinh tế quốc dân: Điểm chuẩn khối A: 23,5 điểm và khối D1: 22,5 điểm; - ĐH Kinh tế- Tài chính TPHCM điểm chuẩn khối A và D1 đều 13 điểm; - ĐH Kinh tế (ĐH QGHN): khối A và khối D cùng 21 điểm; - ĐH Kinh tế- Luật (ĐHQG TPHCM): khối A và D1 cùng 19 điểm; - ĐH Công nghiệp HN: ngành kế toán (Khối D): 16 điểm.
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán phù hợp mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ. Đây là một ngành rất thu hút sinh viên đăng ký vào học. Các năm qua, sinh viên tốt nghiệp đều dễ dàng tìm được việc làm thích hợp cho mình. Không chỉ kinh tế phát triển, các tổ chức hay doanh nghiệp mới cần kế toán, mà cả những khi kinh tế khó khăn, kế toán (và kiểm toán nói chung) lại càng cần hơn.
Yeu Nguoi Viet