T
(Viet Nam 24h) - Trường hợp nhiễm virus Ebola đầu tiên ở thủ đô New York của Mỹ đã xuất hiện trong lời thông báo của nhà chức trách tại Mỹ. Bệnh nhân dương tính với virus Ebola mới trở về từ vùng dịch Tây Phi.
Cảnh sát phong tỏa ngôi nhà Craig Spencer sinh sống
Đây là ca nhiễm Ebola đầu tiên xuất hiện ở thủ đô New York. Theo thông báo từ sở y tế thủ đô New York, bệnh nhân là Craig Spencer, là một bác sĩ 33 tuổi, có mặt ở Guinea, Tây Phi trong chiến dịch hỗ trợ nhân đạo của tổ chức nhân đạo Thầy thuốc không biên giới. Guinea là một nước ở Tây Phi đang chìm đắm trong dịch Ebola, là một trong số các nước mà virus Ebola tràn lan khắp đất nước.
Craig Spencer đã đến Guinea khoảng một tháng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 và mới về Mỹ được 21 ngày. Sau 21 ngày, bác sĩ trẻ tuổi đã có triệu chứng sốt cao, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Được biết, loại virus Ebola này ủ bệnh trong 21 ngày là tối đa.
Ngay sau khi có những triệu chứng của Ebola, bác sĩ Craig Spencer đã được điều trị trong phòng bệnh dành cho bệnh nhân Ebola ở bệnh viện Bellevue và đã dương tính với Ebola. Tuy nhiên vẫn cần kiểm tra và xét nghiệm để có kết quả chính xác.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan, nơi ở của Craig Spencer đã được cảnh sát phong tỏa. Tuy vậy, virus Ebola chỉ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp không bảo hộ với người bệnh và dính chất dịch từ bệnh nhân mà thôi.
Trước Craig Spencer, đã có 3 trường hợp dương tính với Ebola. Mỹ đã có các quy định chặt chẽ về an ninh y tế, ví dụ như việc bắt buộc các du khách đến từ các nước có Ebola vào Mỹ qua sân bay có thiết bị phát hiện Ebola.
Ngoài ra, trong 21 ngày, các du khách tốt nhất nên cung cấp về tình trạng sức khỏe của bản thân như tình trạng nhiệt độ và các triệu chứng Ebola(nếu có) với cơ quan y tế để an toàn cho chính họ.
Hân Ngọc
Bao Nguoi Viet Nam
Cảnh sát phong tỏa ngôi nhà Craig Spencer sinh sống
Đây là ca nhiễm Ebola đầu tiên xuất hiện ở thủ đô New York. Theo thông báo từ sở y tế thủ đô New York, bệnh nhân là Craig Spencer, là một bác sĩ 33 tuổi, có mặt ở Guinea, Tây Phi trong chiến dịch hỗ trợ nhân đạo của tổ chức nhân đạo Thầy thuốc không biên giới. Guinea là một nước ở Tây Phi đang chìm đắm trong dịch Ebola, là một trong số các nước mà virus Ebola tràn lan khắp đất nước.
Craig Spencer đã đến Guinea khoảng một tháng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 và mới về Mỹ được 21 ngày. Sau 21 ngày, bác sĩ trẻ tuổi đã có triệu chứng sốt cao, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn. Được biết, loại virus Ebola này ủ bệnh trong 21 ngày là tối đa.
Ngay sau khi có những triệu chứng của Ebola, bác sĩ Craig Spencer đã được điều trị trong phòng bệnh dành cho bệnh nhân Ebola ở bệnh viện Bellevue và đã dương tính với Ebola. Tuy nhiên vẫn cần kiểm tra và xét nghiệm để có kết quả chính xác.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan, nơi ở của Craig Spencer đã được cảnh sát phong tỏa. Tuy vậy, virus Ebola chỉ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp không bảo hộ với người bệnh và dính chất dịch từ bệnh nhân mà thôi.
Trước Craig Spencer, đã có 3 trường hợp dương tính với Ebola. Mỹ đã có các quy định chặt chẽ về an ninh y tế, ví dụ như việc bắt buộc các du khách đến từ các nước có Ebola vào Mỹ qua sân bay có thiết bị phát hiện Ebola.
Ngoài ra, trong 21 ngày, các du khách tốt nhất nên cung cấp về tình trạng sức khỏe của bản thân như tình trạng nhiệt độ và các triệu chứng Ebola(nếu có) với cơ quan y tế để an toàn cho chính họ.
Hân Ngọc
Bao Nguoi Viet Nam