NhimoOoXu
Guest
- 14/10/14
- 11
- 3
- 3
- 31
Ngay khi đầu bếp đòi lấy dao chặt gà, bọn cướp cũng không đáp ứng mà rút kiếm chặt phăng con gà ra làm 3 khúc cho nhà bếp nấu.
Sau khi tàu Sunrise 689 cập cảng Cửa Việt (Quảng Trị), trong lúc chờ nhận hàng, phía Công ty CP Đóng tàu thủy sản Hải Phòng đã quyết định cho thuyền viên thay nhau về thăm nhà. PV Báo GĐ&XH đã về huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) tìm thăm thuyền viên Phạm Xuân Lộc - người đầu tiên trên con tàu này chạm mặt cướp biển vùng Malacca rạng sáng 3/10.
Cuối ca trực, bị kề dao vào cổ
Tiếp chúng tôi tại nhà ở thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, thuyền viên Phạm Xuân Lộc (SN 1993) trông giống cậu học sinh cấp 3 hơn là một thủy thủ. Thư sinh, nhỏ nhắn, nước da trắng, Lộc gượng cười khoe: “Em là thuyền viên ít tuổi nhất tàu. Tàu Sunrise 689 cũng là con tàu đầu tiên em đi đấy. Ai ngờ, lại gặp cướp… nên cũng sợ lắm!...”.
Lộc vẫn chưa hết hoảng sợ khi nói về vụ cướp tàu Sunrise 689.
Lộc cho hay, ngày 2/10, sau khi rời cảng Horizon (Singapore) để về Việt Nam, anh em trên tàu hầu hết đều rất mệt vì trải qua một ngày lấy hàng vất vả. Đến 11h45, theo lịch phân công trực, Lộc và Sĩ quan phó 2 Lê Văn Trung lên nhận ca trên buồng lái. Khoảng 3h45 (còn 15 phút nữa thì kết thúc ca trực của hai anh em) thì bất ngờ có 5 kẻ bịt mặt, cởi trần, đi chân đất lừng lững mang theo kiếm, dao xông vào tấn công. Chúng kề dao vào cổ Lộc và anh Trung yêu cầu rời khỏi vị trí, dẫn xuống phòng thuyền trưởng.
Phán đoán đây là nhóm cướp biển vùng Malacca nên hai anh em lặng lẽ để chúng áp giải xuống tầng 3. Vừa bước chân xuống khỏi cầu thang, định bụng hô hoán “Cướp!” cho các thuyền viên khác biết thì anh Trung đã bị một tên cướp khác đứng sẵn dưới hành lang đạp vào bụng, té xuống sàn.
Nghe tiếng động lạ, Thuyền trưởng và nhiều người thức giấc, mở cửa phòng ra thì bị các đối tượng cướp còn lại tấn công, khống chế. Thao tác mau lẹ và đầy kinh nghiệm, bọn cướp đi từng buồng và dồn toàn bộ thuyền viên vào nhốt chung trong phòng máy trưởng. Tiếp đến, chúng yêu cầu Thuyền trưởng cung cấp danh sách các thuyền viên và điểm danh từng người một. Trong quá trình điểm danh, thấy thiếu ai, chúng cho lục tìm bằng được và dẫn giải về phòng nhốt chung.
Dùng kiếm… chặt gà thành 3 khúc
Nhìn toán cướp ai cũng to cao, bịt kín mặt, tay lăm lăm dao kiếm… nhiều thuyền viên vô cùng hoảng sợ. Tâm lý ai cũng căng thẳng, câu chuyện của mọi người bị nhốt xoay quanh gia đình, lo lắng cho những người ở nhà khi hay tin xấu này. Thủy thủ trưởng Phạm Văn Thành băn khoăn: “Bình thường, giờ này mình đã gọi về nhà nói chuyện với mẹ và vợ con. Nhưng suốt từ hôm qua tới giờ, không có điện thoại gọi về, chắc mọi người lo lắm…”. Còn thuyền viên Phạm Văn Công (Nam Định) thẫn thờ: “Con trai mình còn chưa biết gọi ba. Sinh cháu được 1 tháng thì mình lên tàu. Thương vợ con ở nhà quá!”.
Không khí trong căn phòng mỗi lúc càng trùng xuống vì sự đồng cảm của các thuyền viên dành cho nhau. Thấy vậy, Thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng phải trấn an toàn bộ thuyền viên, rằng cướp biển vùng Malacca chỉ tấn công tàu nhằm mục đích lấy hàng. Được động viên nên tâm lý mọi người cũng bớt căng thẳng hơn.
Sau khi dồn các thuyền viên vào một phòng, bọn cướp lục lọi toàn bộ điện thoại của các thuyền viên và cắt cử một tên canh phòng. Hơn ngày đầu, chúng không cho anh em thuyền viên ăn mà chỉ ném cho vài bịch sữa tươi và nước lọc uống cầm hơi. Sang ngày thứ hai, thấy anh em ai cũng mệt, có biểu hiện ngất xỉu, Thuyền trưởng yêu cầu bọn cướp phải cho anh em ăn. Thấy thế, chúng đồng ý cho đầu bếp của tàu xuống nấu.
Do Bếp trưởng không biết ngoại ngữ nên Thuyền trưởng cử thuyền viên Nguyễn Văn Sáng (biết chút ít tiếng Indonesia) xuống bếp cùng Bếp trưởng. Bọn cướp luôn tỏ ra thận trọng nên toàn bộ dao nấu trong bếp chúng đều đem đi cất giấu hết. Ngay khi đầu bếp đòi lấy dao chặt gà, chúng cũng không đáp ứng mà rút kiếm chặt phăng con gà ra làm 3 khúc cho nhà bếp nấu.
Mỗi ngày, chúng cho xuống bếp nấu ăn phục vụ cả đoàn thuyền viên một lần, từ 13h đến 14h30 và áp giải 5 thuyền viên xuống ăn một lần. Qua 5 ngày như thế, thấy mọi người làm căng, chúng mới đồng ý cho tất cả thuyền viên xuống ăn cùng lúc. Sang ngày thứ 7, tinh thần của tất cả anh em thực sự suy sụp. Lúc này, bọn cướp bất ngờ nói: “Chúng tao hút dầu xong hôm nay thì chúng mày về Việt Nam, còn bọn tao về Indonesia” nên anh em phần nào lạc quan hơn. Quả nhiên, sang tới ngày thứ 8 thì bọn cướp rút khỏi tàu.
Thoát khỏi nỗi khiếp sợ cướp biển, niềm vui chưa trọn thì nỗi lo ập đến khi toàn bộ hệ thống định vị trên tàu đã không còn hoạt động được nữa. May sao, bằng kinh nghiệm đi biển của mình, Thuyền trưởng và các sĩ quan đã đưa tàu về Việt Nam an toàn.
“Tàu gặp cướp thì sống rồi”?
Nhớ lại thời khắc hay tin tàu Sunrise 689 mất liên lạc tại khu vực eo biển Malacca, những người đi biển nhiều kinh nghiệm phán đoán, khả năng tàu bị cướp biển tấn công vì đây là “thánh địa” của hải tặc. Và nếu đúng như vậy, thì cơ hội sống sót của thuyền viên là rất cao. Bởi, điều sợ hãi nhất khi lênh đênh trên biển là gặp thiên tai rồi mới đến hải tặc.
Thuyền trưởng Montecillo, 54 tuổi, người Philippines chia sẻ: Mỗi loại hải tặc có một kiểu cướp riêng: Nếu như cướp biển Somali chuyên cướp tàu để khống chế thuyền viên với mục đích đòi tiền chuộc thì cướp biển vùng Malacca chỉ nhắm đến hàng hóa. Tuy nhiên, không phải tàu hàng nào, hải tặc Malacca cũng cướp. Thông thường nhóm hàng tàu mà chúng nhắm đến là tàu chở dầu, kim loại, đồ điện tử…, trong đó tàu dầu luôn là sự lựa chọn số 1 vì mạn tàu thấp, dễ đột nhập. Để thực hiện được một phi vụ, bao giờ nhóm hải tặc này cũng thăm dò thông tin chính xác về lịch trình tàu đi, các biện pháp an ninh tại chỗ và chi tiết về thủy thủ đoàn; đặc biệt nguồn hàng tàu chuyên chở… Để tiếp cận tàu, thường chúng giả dạng tàu đánh cá hoặc tàu hàng để bám theo, chờ cơ hội sẽ ra tay.
Một sĩ quan tàu viễn dương chia sẻ: Trước nguy cơ bị cướp biển tấn công bất cứ lúc nào, mỗi khi đi qua eo biển này, các tàu luôn phải đi với tốc độ nhanh nhất có thể vì cướp biển ở đây không có tàu công suất lớn. Tuy nhiên, khi cướp biển đã đột kích được lên tàu thì cách tốt nhất để bảo toàn tính mạng cho thuyền viên trên tàu là hợp tác với chúng. Cướp biển Malacca chỉ thích hàng hóa chứ không chiếm đoạt người, nhưng nếu có ai đó kháng cự, chúng sẵn sàng thủ tiêu.
“Ơn trời! Con về là may rồi!”
Nhớ lại những ngày sống trong sợ hãi, lo lắng cho số phận con trai trên tàu không biết sống chết ra sao, bà Vũ Thị Hợi, 47 tuổi, mẹ của thủy thủ trẻ Phạm Xuân Lộc bồi hồi nói: “Lúc nhận được tin báo từ công ty con trai gọi mời đến họp, tôi đã hoảng hốt, linh cảm có chuyện rồi. Khi nhận tin chính xác tàu bị mất liên lạc, tôi chết ngất không còn hay biết gì. Suốt 7 ngày ngóng tin con, cả nhà không ai thiết ăn uống, làm việc. Chiếc ti vi được mở 24/24 cho cả nhà nhận tin. Hàng xóm, người thân, bạn bè ngày nào cũng qua nhà thăm hỏi, động viên tinh thần và thông tin về tàu cho cả nhà hay. Đến ngày thứ 8, bất ngờ nó gọi điện thoại về, thông báo “Bố ơi, con đây. Cả nhà yên tâm nhé…”, tôi tỉnh lại ngay. Ơn trời! Con về là may lắm rồi”.
Còn Lộc thì chia sẻ: “Cũng may còn lấy lại được chiếc điện thoại từ bọn cướp rồi giấu đi, nếu không… chẳng biết lấy gì mà liên lạc về. Lúc lấy lại được chiếc điện thoại, bọn em tắt nguồn và ném vào gầm tủ lạnh trong phòng máy trưởng, phòng khi cần sẽ mở ra gọi. May sao, khi bọn cướp đi hết, mở điện thoại ra thì một tiếng sau bắt được sóng. Anh em ai cũng mừng rỡ vì tàu đi đúng hướng về Việt Nam rồi”.
Sau khi tàu Sunrise 689 cập cảng Cửa Việt (Quảng Trị), trong lúc chờ nhận hàng, phía Công ty CP Đóng tàu thủy sản Hải Phòng đã quyết định cho thuyền viên thay nhau về thăm nhà. PV Báo GĐ&XH đã về huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) tìm thăm thuyền viên Phạm Xuân Lộc - người đầu tiên trên con tàu này chạm mặt cướp biển vùng Malacca rạng sáng 3/10.
Cuối ca trực, bị kề dao vào cổ
Tiếp chúng tôi tại nhà ở thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, thuyền viên Phạm Xuân Lộc (SN 1993) trông giống cậu học sinh cấp 3 hơn là một thủy thủ. Thư sinh, nhỏ nhắn, nước da trắng, Lộc gượng cười khoe: “Em là thuyền viên ít tuổi nhất tàu. Tàu Sunrise 689 cũng là con tàu đầu tiên em đi đấy. Ai ngờ, lại gặp cướp… nên cũng sợ lắm!...”.
Lộc vẫn chưa hết hoảng sợ khi nói về vụ cướp tàu Sunrise 689.
Lộc cho hay, ngày 2/10, sau khi rời cảng Horizon (Singapore) để về Việt Nam, anh em trên tàu hầu hết đều rất mệt vì trải qua một ngày lấy hàng vất vả. Đến 11h45, theo lịch phân công trực, Lộc và Sĩ quan phó 2 Lê Văn Trung lên nhận ca trên buồng lái. Khoảng 3h45 (còn 15 phút nữa thì kết thúc ca trực của hai anh em) thì bất ngờ có 5 kẻ bịt mặt, cởi trần, đi chân đất lừng lững mang theo kiếm, dao xông vào tấn công. Chúng kề dao vào cổ Lộc và anh Trung yêu cầu rời khỏi vị trí, dẫn xuống phòng thuyền trưởng.
Phán đoán đây là nhóm cướp biển vùng Malacca nên hai anh em lặng lẽ để chúng áp giải xuống tầng 3. Vừa bước chân xuống khỏi cầu thang, định bụng hô hoán “Cướp!” cho các thuyền viên khác biết thì anh Trung đã bị một tên cướp khác đứng sẵn dưới hành lang đạp vào bụng, té xuống sàn.
Nghe tiếng động lạ, Thuyền trưởng và nhiều người thức giấc, mở cửa phòng ra thì bị các đối tượng cướp còn lại tấn công, khống chế. Thao tác mau lẹ và đầy kinh nghiệm, bọn cướp đi từng buồng và dồn toàn bộ thuyền viên vào nhốt chung trong phòng máy trưởng. Tiếp đến, chúng yêu cầu Thuyền trưởng cung cấp danh sách các thuyền viên và điểm danh từng người một. Trong quá trình điểm danh, thấy thiếu ai, chúng cho lục tìm bằng được và dẫn giải về phòng nhốt chung.
Dùng kiếm… chặt gà thành 3 khúc
Nhìn toán cướp ai cũng to cao, bịt kín mặt, tay lăm lăm dao kiếm… nhiều thuyền viên vô cùng hoảng sợ. Tâm lý ai cũng căng thẳng, câu chuyện của mọi người bị nhốt xoay quanh gia đình, lo lắng cho những người ở nhà khi hay tin xấu này. Thủy thủ trưởng Phạm Văn Thành băn khoăn: “Bình thường, giờ này mình đã gọi về nhà nói chuyện với mẹ và vợ con. Nhưng suốt từ hôm qua tới giờ, không có điện thoại gọi về, chắc mọi người lo lắm…”. Còn thuyền viên Phạm Văn Công (Nam Định) thẫn thờ: “Con trai mình còn chưa biết gọi ba. Sinh cháu được 1 tháng thì mình lên tàu. Thương vợ con ở nhà quá!”.
Không khí trong căn phòng mỗi lúc càng trùng xuống vì sự đồng cảm của các thuyền viên dành cho nhau. Thấy vậy, Thuyền trưởng Nguyễn Quyết Thắng phải trấn an toàn bộ thuyền viên, rằng cướp biển vùng Malacca chỉ tấn công tàu nhằm mục đích lấy hàng. Được động viên nên tâm lý mọi người cũng bớt căng thẳng hơn.
Sau khi dồn các thuyền viên vào một phòng, bọn cướp lục lọi toàn bộ điện thoại của các thuyền viên và cắt cử một tên canh phòng. Hơn ngày đầu, chúng không cho anh em thuyền viên ăn mà chỉ ném cho vài bịch sữa tươi và nước lọc uống cầm hơi. Sang ngày thứ hai, thấy anh em ai cũng mệt, có biểu hiện ngất xỉu, Thuyền trưởng yêu cầu bọn cướp phải cho anh em ăn. Thấy thế, chúng đồng ý cho đầu bếp của tàu xuống nấu.
Do Bếp trưởng không biết ngoại ngữ nên Thuyền trưởng cử thuyền viên Nguyễn Văn Sáng (biết chút ít tiếng Indonesia) xuống bếp cùng Bếp trưởng. Bọn cướp luôn tỏ ra thận trọng nên toàn bộ dao nấu trong bếp chúng đều đem đi cất giấu hết. Ngay khi đầu bếp đòi lấy dao chặt gà, chúng cũng không đáp ứng mà rút kiếm chặt phăng con gà ra làm 3 khúc cho nhà bếp nấu.
Mỗi ngày, chúng cho xuống bếp nấu ăn phục vụ cả đoàn thuyền viên một lần, từ 13h đến 14h30 và áp giải 5 thuyền viên xuống ăn một lần. Qua 5 ngày như thế, thấy mọi người làm căng, chúng mới đồng ý cho tất cả thuyền viên xuống ăn cùng lúc. Sang ngày thứ 7, tinh thần của tất cả anh em thực sự suy sụp. Lúc này, bọn cướp bất ngờ nói: “Chúng tao hút dầu xong hôm nay thì chúng mày về Việt Nam, còn bọn tao về Indonesia” nên anh em phần nào lạc quan hơn. Quả nhiên, sang tới ngày thứ 8 thì bọn cướp rút khỏi tàu.
Thoát khỏi nỗi khiếp sợ cướp biển, niềm vui chưa trọn thì nỗi lo ập đến khi toàn bộ hệ thống định vị trên tàu đã không còn hoạt động được nữa. May sao, bằng kinh nghiệm đi biển của mình, Thuyền trưởng và các sĩ quan đã đưa tàu về Việt Nam an toàn.
“Tàu gặp cướp thì sống rồi”?
Nhớ lại thời khắc hay tin tàu Sunrise 689 mất liên lạc tại khu vực eo biển Malacca, những người đi biển nhiều kinh nghiệm phán đoán, khả năng tàu bị cướp biển tấn công vì đây là “thánh địa” của hải tặc. Và nếu đúng như vậy, thì cơ hội sống sót của thuyền viên là rất cao. Bởi, điều sợ hãi nhất khi lênh đênh trên biển là gặp thiên tai rồi mới đến hải tặc.
Thuyền trưởng Montecillo, 54 tuổi, người Philippines chia sẻ: Mỗi loại hải tặc có một kiểu cướp riêng: Nếu như cướp biển Somali chuyên cướp tàu để khống chế thuyền viên với mục đích đòi tiền chuộc thì cướp biển vùng Malacca chỉ nhắm đến hàng hóa. Tuy nhiên, không phải tàu hàng nào, hải tặc Malacca cũng cướp. Thông thường nhóm hàng tàu mà chúng nhắm đến là tàu chở dầu, kim loại, đồ điện tử…, trong đó tàu dầu luôn là sự lựa chọn số 1 vì mạn tàu thấp, dễ đột nhập. Để thực hiện được một phi vụ, bao giờ nhóm hải tặc này cũng thăm dò thông tin chính xác về lịch trình tàu đi, các biện pháp an ninh tại chỗ và chi tiết về thủy thủ đoàn; đặc biệt nguồn hàng tàu chuyên chở… Để tiếp cận tàu, thường chúng giả dạng tàu đánh cá hoặc tàu hàng để bám theo, chờ cơ hội sẽ ra tay.
Một sĩ quan tàu viễn dương chia sẻ: Trước nguy cơ bị cướp biển tấn công bất cứ lúc nào, mỗi khi đi qua eo biển này, các tàu luôn phải đi với tốc độ nhanh nhất có thể vì cướp biển ở đây không có tàu công suất lớn. Tuy nhiên, khi cướp biển đã đột kích được lên tàu thì cách tốt nhất để bảo toàn tính mạng cho thuyền viên trên tàu là hợp tác với chúng. Cướp biển Malacca chỉ thích hàng hóa chứ không chiếm đoạt người, nhưng nếu có ai đó kháng cự, chúng sẵn sàng thủ tiêu.
“Ơn trời! Con về là may rồi!”
Nhớ lại những ngày sống trong sợ hãi, lo lắng cho số phận con trai trên tàu không biết sống chết ra sao, bà Vũ Thị Hợi, 47 tuổi, mẹ của thủy thủ trẻ Phạm Xuân Lộc bồi hồi nói: “Lúc nhận được tin báo từ công ty con trai gọi mời đến họp, tôi đã hoảng hốt, linh cảm có chuyện rồi. Khi nhận tin chính xác tàu bị mất liên lạc, tôi chết ngất không còn hay biết gì. Suốt 7 ngày ngóng tin con, cả nhà không ai thiết ăn uống, làm việc. Chiếc ti vi được mở 24/24 cho cả nhà nhận tin. Hàng xóm, người thân, bạn bè ngày nào cũng qua nhà thăm hỏi, động viên tinh thần và thông tin về tàu cho cả nhà hay. Đến ngày thứ 8, bất ngờ nó gọi điện thoại về, thông báo “Bố ơi, con đây. Cả nhà yên tâm nhé…”, tôi tỉnh lại ngay. Ơn trời! Con về là may lắm rồi”.
Còn Lộc thì chia sẻ: “Cũng may còn lấy lại được chiếc điện thoại từ bọn cướp rồi giấu đi, nếu không… chẳng biết lấy gì mà liên lạc về. Lúc lấy lại được chiếc điện thoại, bọn em tắt nguồn và ném vào gầm tủ lạnh trong phòng máy trưởng, phòng khi cần sẽ mở ra gọi. May sao, khi bọn cướp đi hết, mở điện thoại ra thì một tiếng sau bắt được sóng. Anh em ai cũng mừng rỡ vì tàu đi đúng hướng về Việt Nam rồi”.