Chi phí ẩn trong việc bán cổ phiếu ưu đãi

  • Thread starter hymalaya
  • Ngày gửi
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Bí ẩn của cổ phiếu giá ưu đãi

Cùng với sự nóng lên của thị trường chứng khoán (TTCK), hàng loạt công ty đã và đang tiến hành phát hành cổ phiếu (CP) mới với giá ưu đãi cho các cán bộ điều hành để thu hút nhân tài, bán CP giá ưu đãi cho đối tác chiến lược... Thế nhưng không có nhiều cổ đông biết được một bí ẩn.

Trong số các công ty phát hành CP ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên (chủ yếu cho cán bộ điều hành cốt cán), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) là 2 công ty thuộc diện đứng đầu về số lượng phát hành.

Sacombank đã công bố phát hành tới 30 tỷ đồng CP mới cho các cán bộ điều hành cốt cán chỉ với giá bằng 1,5 lần mệnh giá (giá thị trường của Sacombank ngày 23/3 là 16,5 lần so với mệnh giá). SSI công bố phát hành 10 tỷ đồng CP mới cho cán bộ, nhân viên với giá bằng 5 lần mệnh giá (giá thị trường của SSI ngày 23/3 là 25,2 lần mệnh giá).

Một chuyên gia về chứng khoán nhận xét về việc phát hành này như sau: "Khi đưa ra đại hội cổ đông, không có nhiều người hiểu được một sự thật của việc bán CP với giá ưu đãi cho cán bộ điều hành cốt cán: đó chính là chi phí lương của các cán bộ này và đây là một khoản chi phí cực lớn". Nếu tính theo giá thị trường ngày 23/3 thì chi phí nhân sự của Sacombank là 450 tỷ đồng (giá thị trường là 495 tỷ đồng, giá bán ưu đãi là 45 tỷ đồng); chi phí của SSI là 202 tỷ đồng (giá thị trường là 252 tỷ đồng, giá ưu đãi là 50 tỷ đồng).

Vị chuyên gia này cho biết: "Điều đáng nói là những khoản chi phí này lại là một khoản chi phí ẩn và không được đưa vào chi phí kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều cổ đông đã phải thông qua một khoản chi phí cực lớn nhưng lại không biết.

Tại các nước khác, các khoản chi phí này được tính vào chi phí kinh doanh và các cổ đông phải cân nhắc rất nhiều khi thông qua phương án này". Vị này cũng nhận xét thêm: "Do các cổ đông không hiểu rõ về loại chi phí ẩn này nên việc thông qua phương án phát hành CP ưu đãi cho cán bộ điều hành cốt cán mới được thông qua dễ dàng như vậy".

Một cổ đông của Sacombank thì nhận xét: "Trường hợp phát hành nhiều CP ưu đãi cho cán bộ điều hành mà không làm rõ ràng về chi phí ẩn của việc phát hành sẽ không đảm bảo công bằng về quyền lợi cho các cổ đông không phải là người điều hành. Một hệ quả là những chi phí ẩn đã làm thu nhập của công ty bị suy giảm đáng kể mà các cổ đông không biết".

Trao đổi với báo giới chiều 23/3, phó tổng giám đốc một công ty kiểm toán rất lớn của nước ngoài cho biết, tại các nước có TTCK phát triển, việc phát hành CP với giá ưu đãi cho các cán bộ điều hành phải được tính vào chi phí lương của nhân viên và việc bán các CP có giá giảm hơn so với giá thị trường này thường được gắn với những thời điểm cụ thể. Thêm vào đó, việc phát hành CP kiểu này được kiểm soát khá chặt chẽ bởi các cổ đông và cơ quan quản lý về TTCK (tại Việt Nam là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).

Vị phó tổng giám đốc này nhận xét: "Nếu bán CP ưu đãi với giá rất thấp cho một số cán bộ điều hành cốt cán mà không làm rõ các chi phí ẩn ở trong đó là điều không công bằng đối với các cổ đông khác". Vị này cũng cho biết thêm, quỹ phúc lợi cũng là yếu tố riêng có của Việt Nam do "thừa hưởng" từ các công ty nhà nước. Về mặt nguyên lý kế toán thì các khoản chi từ quỹ phúc lợi vẫn là một loại chi phí và theo nguyên tắc kế toán phải được tính vào chi phí để báo cáo trước các cổ đông.

Chiều 23/3, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị SSI, cho biết: "Tất cả những vấn đề này đều do đại hội đồng cổ đông quyết định. Họ có thể thông qua hoặc không thông qua phương án bán CP với giá ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên. Tôi cũng xin lưu ý là làm ra lợi nhuận là do bộ máy điều hành và cần phải có những chính sách để thu hút nhân tài. Nếu không đem lại cho họ đủ ưu đãi thì họ có thể đi nơi khác và đó là quyền của họ".

(Theo Thanh Niên)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

bsc

Guest
14/5/05
16
0
0
22
na
VN chưa có chuẩn mực "Share-based payment" nên mới dẫn đến tình trạng này
Sao lại đổ lỗi cho việc không có chuẩn mực. Share-based paymnet của IASB mới ban hành năm 2004 thê trước năm 2004 thì thế giới nó cũng bị "dẫn đến tình trạng này" sao? hay là trước năm 2004 các nước khác họ không có việc phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho nhân viên? Thị trường chứng khoán nó phát triển cả trăm năm nay rồi, chuẩn mực "share-based payment" mới ban hành có 3 năm thôi! Sao không xem trước khi có chuẩn mực này thì họ xử lý thế nào?

Vấn đề là tư duy của các "chuyên gia kế toán", chỉ đợi bộ tài chính cầm tay ghi hộ nợ cái này, có cái kia, chẳng có tư duy vận dụng gì cả. Mà như thế thì thực chả cần chuẩn mực làm gì cứ choảng theo mấy định khoản của thông tư hướng dẫn hay đợi sách tham khảo của Vụ chế độ in ra rồi chép lại.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Bài viết này rất hay, rất đáng phải suy nghĩ và nhìn nhận lại vấn đề. Thanks!
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Mọi người có nhã hứng bàn về vấn đề này không? Theo tôi, đây là một vấn đề rất hay về tài chính, nhất là đối với các doanh nghiệp cổ phần khi thực hiện chiến lược phát hành cổ phiếu. Nói như bài viết có cái đúng nhưng cũng có cái chưa phải là đúng, nó phụ thuộc xem doanh nghiệp và chiến lược của doanh nghiệp như thế nào. Ở đây phải bàn tới vấn đề lợi và hại, cái hại thì bài viết trên đã phản ánh một phần rồi nhưng không phải là hoàn toàn là "hại" như thế bởi cái thiệt đó đã được bù đắp ẩn trong việc phát hành ưu đãi rồi mà bài viết này chưa nêu ra được, ở đây cái lợi cũng chưa được đề cập tới. Có pác nào cao kiến bàn về vấn đề này không? Chúng ta cùng trao đổi!
 
Sửa lần cuối:
H

hymalaya

Sơ cấp
30/11/05
36
0
6
Hanoi
Mọi người có nhã hứng bàn về vấn đề này không? Theo tôi, đây là một vấn đề rất hay về tài chính, nhất là đối với các doanh nghiệp cổ phần khi thực hiện chiến lược phát hành cổ phiếu. Nói như bài viết có cái đúng nhưng cũng có cái chưa phải là đúng, nó phụ thuộc xem doanh nghiệp và chiến lược của doanh nghiệp như thế nào. Ở đây phải bàn tới vấn đề lợi và hại, cái hại thì bài viết trên đã phản ánh một phần rồi nhưng không phải là hoàn toàn là "hại" như thế bởi cái thiệt đó đã được bù đắp ẩn trong việc phát hành ưu đãi rồi mà bài viết này chưa nêu ra được, ở đây cái lợi cũng chưa được đề cập tới. Có pác nào cao kiến bàn về vấn đề này không? Chúng ta cùng trao đổi nào!

Có thể hay về mặt quản trị (nhân lực) nhưng bài viết này đánh giá ở góc độ bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ. Về mặt tài chính, cần lượng hóa chính xác các chi phí khi thực hiện phương án này.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Tôi xin nêu ý kiến cá nhân và mọi người cho ý kiến nhé:
Trước hết, chúng ta giới hạn vấn đề trao đổi là trong phạm vi của bài viết ban đầu. Theo đó, tôi sẽ nêu ra những lập luận, quan điểm của bài viết để mọi người cùng trao đổi:
1. Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn hymalaya là bài viết này nêu lên một vấn đề về quyền lợi của các cổ đông nhỏ và không phải là những người điều hành cốt cán của doanh nghiệp. Nhưng theo tôi, xét cho cùng, sự phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, chính nhân tố đó là yếu tố quyết định tới sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà cụ thể cho nhân tố con người chính là những người lãnh đạo cốt cán. Tại sao Sacombank và SSI lại có thể phát triển được như vậy? Ở đây có nhiều yếu tố phải nói tới như: thời cơ, môi trường, vị trí địa lý,.... nhưng trong đó phải nói tới tầm nhìn, là khả năng điều hành và hướng doanh nghiệp đi theo tầm nhìn đúng để mang lại lợi ích cao nhất đó của người lãnh đạo đơn vị. Nói như thế để thấy lên một điều rằng, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi chính là một cách quản trị về nhân lực, để giữ nhân tài và thu hút nhân tài. Thử hỏi rằng, nếu không có họ (những người điều hành cốt cán) thì liệu rằng doanh nghiệp có đạt được lợi nhuận cao như vậy không? Liệu các cổ đông cứ đổ tiền vào góp mà doanh nghiệp phát triển được? Tôi xin trích dẫn lại 1 đoạn của bài viết: "Chiều 23/3, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị SSI, cho biết: "Tất cả những vấn đề này đều do đại hội đồng cổ đông quyết định. Họ có thể thông qua hoặc không thông qua phương án bán CP với giá ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên. Tôi cũng xin lưu ý là làm ra lợi nhuận là do bộ máy điều hành và cần phải có những chính sách để thu hút nhân tài. Nếu không đem lại cho họ đủ ưu đãi thì họ có thể đi nơi khác và đó là quyền của họ".
2. Theo bài viết đã nêu, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi nói trên là: "đó là một khoản chi phí lương của các cán bộ này và đây là một khoản chi phí cực lớn" và "việc phát hành CP với giá ưu đãi cho các cán bộ điều hành phải được tính vào chi phí lương của nhân viên". Theo mọi người liệu có tính vào chi phí lương được không? Theo tôi, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi này không thể phản ánh vào chi phí lương. Về bản chất, nó là một khoản thu nhập của nhân viên (thu nhập do sự chênh lệch về giá thị trường và giá ưu đãi). Nếu đưa khoản này vào lương thì không hợp lý về mặt chi phí, bởi Công ty có trả bằng tiền cho người đó đâu. Ngoài ra, thử hỏi nếu đưa vào lương thì chi phí của doanh nghiệp sẽ bị tăng thêm bao nhiêu (Sacombank sẽ tăng thêm 450 tỷ, SSI sẽ tăng chi phí thêm 202 tỷ), khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm là bao nhiêu? (Có khi lại còn lỗ ấy chứ!). Vấn đề đáng nói ở đây chỉ là việc Công ty đã tạo cho những cán bộ ấy một khoản thu nhập khổng lồ từ lợi ích được mua CP với giá ưu đãi. Nếu như cũng với lượng CP ấy mà đem bán ra thị trường tại thời điểm đó thì doanh nghiệp (mà cụ thể hơn nữa là từng cổ đông của doanh nghiệp) sẽ thu về một lượng thặng dư vốn (như Sacombank là 465 tỷ, SSI là 242 tỷ) (ở đây tôi tạm loại trừ yếu loãng cổ phiếu do phát hành thêm làm giảm giá thị trường). Nói như bài viết: "Một hệ quả là những chi phí ẩn đã làm thu nhập của công ty bị suy giảm đáng kể mà các cổ đông không biết". Nhưng như đã nêu ở trên, cái này chưa phải là một khoản chi phí ẩn, mà đó là một khoản thu nhập không được thu về Công ty, nói tóm lại là thiệt hại về nguồn thu.
Cái chi phí ẩn theo tôi nghĩ ở đây đó chính là chi phí về "cổ tức" của phần vốn tăng thêm theo giá ưu đãi đó mà doanh nghiệp phải trả dài dài về sau cho các cán bộ đó, và việc giảm cổ tức có thể đạt được. Bởi sao?
- Bởi rằng việc tăng vốn không đồng nghĩa với việc tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (cổ tức) sẽ tăng theo (chưa nói tới việc tăng theo tỉ lệ thuận hay không). Nhiều khi chính việc tăng vốn mà doanh thu, lợi nhuận không tăng theo kịp sẽ làm giảm cổ tức năm sau so với năm trước, và về rõ ràng là giảm cổ tức của các cổ đông hiện hữu trước thời điểm tăng.
- Một lý do nữa là với việc phát hành CP theo giá ưu đãi này, lượng thặng dư vốn của doanh nghiệp đã bị giảm một lượng đáng kể (STB giảm 450 tỷ, SSI giảm 202 tỷ), mà nếu ra lượng thặng dư trên được bổ sung vào nguồn vốn của DN thì sẽ là một điều kiện rất tốt về vốn để DN mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận, tăng cổ tức có thể đạt được. Thậm chí, nhiều trường hợp, thặng dư vốn có thể vượt cả mức vốn điều lệ hiện tại ấy chứ, như vậy rõ ràng làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Như vậy, một bài toán đặt ra ở đây là các cán bộ cốt cán của chúng ta mang lợi lợi ích bao nhiêu cho doanh nghiệp nếu như cho họ hưởng quyền CP ưu đãi? Điều này đại hội đồng cổ đông phải tính toán và cân nhắc? Bao giờ và cần bao nhiêu năm để các cán bộ của STB và SSI làm ra phần chênh lợi nhuận cao hơn mức bình thường trước kia ở con số 450 tỷ và 202 tỷ? (họ có thể đẩy giá của CP tăng cao hơn trước nhưng đấy chỉ là yếu tố ảo, không mang lại lợi ích thực tế cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu vì mục tiêu cổ tức!)
Tuy nhiên, nói như thế để thấy một điều rằng, cần có một cái nhìn nhận công bằng, đồng ý là có thể phát hành CP ưu đãi về giá cho các cán bộ cốt cán, nhưng với lượng bao nhiêu, giá bao nhiêu, thời điểm nào lại là cả một vấn đề, nó là chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nhưng liệu Hội đồng quản trị - những hiểu rõ DN và hiểu rõ chiến lược đó hơn cả đại hội đồng cổ đông - liệu có làm việc minh bạch để đưa ra một quyết định công bằng về việc này, khi mà chính họ là những người sẽ được hưởng quyền lợi ấy?
 
B

bsc

Guest
14/5/05
16
0
0
22
na
Theo tôi, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi này không thể phản ánh vào chi phí lương. Về bản chất, nó là một khoản thu nhập của nhân viên
bản chất là thu nhập của nhân viên có được từ công ty mà lại không thể là chi phí lương thì cũng lạ? từ trên trời rơi xuống cho nhân viên chăng? nếu là ông bảo vệ của công ty thì có được khoản thu nhập đấy không?

Nếu đưa khoản này vào lương thì không hợp lý về mặt chi phí, bởi Công ty có trả bằng tiền cho người đó đâu.
Hóa ra là chỉ có khoản nào trả băng tiền thì mới là chi phí? cũng hay! Hồi trước một số công ty sản xuất phân hóa học không có tiền họ trả lương cho công nhân bằng phân thì chắc không hạch toán vào chi phí lương được nhỉ? chắc họ ghi vào mục "lợi ích trăm năm trồng người"

cái này chưa phải là một khoản chi phí ẩn, mà đó là một khoản thu nhập không được thu về Công ty
Khái niệm về thu nhập của doanh nghiệp (revenue - doanh thu hoặc income - thu nhập) có thêm một định nghĩa mới chăng?

tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (cổ tức)
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, cổ tức là cổ tức liên quan gì với nhau cơ chứ?

lại là cả một vấn đề
giống như mọi người hay nói "đằng sau là cả một vấn đề, hàng nghìn cuốn sách bàn không hết"

Bài viết công phu, cũng hay, nhưng để "bàn về vấn đề này" thì trước tiên có lẽ phải được đặt trên một nền kiến thức cơ bản về vấn đề cần bàn. Hơn nữa với nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh ở điều kiện nước ta, chưa có tiền lệ thì trước hết cần phải tìm hiểu thật kỹ bản chất của các hoạt động kinh tế liên quan như: các hình thức phát hành cổ phiếu (thu tiền, đổi lấy tài sản, đổi lấy dịch vụ, phát hành cổ phiếu thưởng, chia nhỏ cổ phiếu...), các hình thức thù lao cho người lao động, lợi ích của người lao động (employee benefits).
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Bàn bạc đau đầu làm gì. Trước khi có Share-based payment, Warren Buffet có nói rằng: "không có gì thuận lợi hơn việc trả thù lao mà không phải ghi nhận vào chi phí", ý ông nói về việc trả lương cho nhân viên bằng cổ phiếu.

Sau khi có IFRS 02 "Share-based payment", thì những khoản dạng này vào chi phí lương.


Bài trả lời phỏng vấn về vấn đề này của Phó tổng PWC:
http://kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1023
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA