Thắc mắc TT 200 liên quan đến vốn hóa lãi vay

  • Thread starter Dinh Tien Hoang
  • Ngày gửi
D

Dinh Tien Hoang

Guest
14/3/15
4
0
1
30
Theo điều 54 TT 200 qui định: "Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng, vi dụ: Nhà thầu xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đồng cho chủ tàu.."
Em ko hiểu tại sao trường hợp này lại ko dc vốn hóa vì theo e nghĩ hình thức này cũng giống như xây dựng để bán cho khách hàng nên dc vốn hóa bình thường.
Em xin đội ơn :)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,711
1,388
113
51
TP.HCM
Theo điều 54 TT 200 qui định: "Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng, vi dụ: Nhà thầu xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đồng cho chủ tàu.."
Em ko hiểu tại sao trường hợp này lại ko dc vốn hóa vì theo e nghĩ hình thức này cũng giống như xây dựng để bán cho khách hàng nên dc vốn hóa bình thường.
Em xin đội ơn :)
chỗ này của TT200 tối nghĩa quá (điều 54.1.g)
Có gì mà tối nghĩa đâu, các bạn?!

Nội dung được đề cập ở trên chỉ cần hiểu đơn giản như thế này thôi : Khi các bạn là chủ đầu tư, đầu tư xây dựng bất động sản / mua tài sản thì mới được vốn hoá chi phí đi vay. Còn khi các bạn chỉ là nhà thầu xây dựng / cung cấp và lắp đặt thiết bị ... cho chủ đầu tư thì đượng nhiên không được phép vốn hoá chi phí đi vay, nhé.
 
ducthohvtc

ducthohvtc

Cao cấp
9/12/13
202
12
18
Vình Phúc
Theo mình hiểu đơn giản như này :

Vốn hóa là chi phí lãi vay khi xây dựng mua sắm tài sản để phục vụ sản xuất kinh doanh , cái này ai cũng biết.

còn khi nhận thầu, thì việc thi công xây dựng đó nhằm tạo ra sản phẩm để bán ( gọi chung là hàng hóa thôi- mỗi tội nó lớn và to) . Nên việc xây dựng đó người ta hiểu cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ( bên nhà thầu ) vậy chi phí đó là chi phí tài chính ko có được vốn hóa.

Đọc ít hiểu ít , ko biết có sai gì ko.
 
  • Like
Reactions: amtich
E

emduyen

Cao cấp
23/12/14
223
50
28
29
Nhà thầu thì chỉ là người làm thuê và nhận thù lao thôi, do đó không thể vốn hóa chi phí đi vay vào giá trị tài sản được.
 
  • Like
Reactions: thao_vh
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
88sqee9n0qbm0jp.bmp
 
  • Like
Reactions: Hien
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Theo điều 54 TT 200 qui định: "Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng, vi dụ: Nhà thầu xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đồng cho chủ tàu.."
Em ko hiểu tại sao trường hợp này lại ko dc vốn hóa vì theo e nghĩ hình thức này cũng giống như xây dựng để bán cho khách hàng nên dc vốn hóa bình thường.
Em xin đội ơn :)
Đây là một câu hỏi khá hay.

Vấn đề này phải hỏi trực tiếp các bác biên soạn chế độ mới biết được lý do chính xác của việc đưa ra quy định này. Theo mình thì có thể do:

Việc vốn hóa lãi vay đối với các tài sản dở dang cần một thời gian tương đối dài để xây dựng (qualifying asset) để tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc phù hợp (lợi ích kinh tế thu được từ tài sản ở các kỳ sau so với kỳ phát sinh chi phí đi vay)

Với các hợp đồng xây dựng dài hạn thì việc thanh toán có thể theo tiến độ kế hoạch hoặc theo khối lượng thực hiện. Dù thanh toán theo phương thức nào thì doanh thu cũng được ghi nhận trong quá trình xây dựng chứ không phải đợi vài năm từ khi khởi công đến khi hoàn thành. Do đó không cần thiết phải vốn hóa lãi vay (kể cả lãi vay riêng) để đưa vào giá thành công trình rồi lại ghi nhận là giá vốn ngay trong năm đó.

Một lý do nữa có thể là trong các quy định về dự toán chi phí xây lắp của Việt Nam (Thông tư 04/2010) không tính lãi vay vào chi phí xây lắp nên chế độ kế toán không cho phép vốn hóa để đảm bảo giá thành xây lắp theo kế toán phù hợp với dự toán.
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Đây là một câu hỏi khá hay.
Vấn đề này phải hỏi trực tiếp các bác biên soạn chế độ mới biết được lý do chính xác của việc đưa ra quy định này
. Theo mình thì có thể do:
Việc vốn hóa lãi vay đối với các tài sản dở dang cần một thời gian tương đối dài để xây dựng (qualifying asset) để tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc phù hợp (lợi ích kinh tế thu được từ tài sản ở các kỳ sau so với kỳ phát sinh chi phí đi vay)
Với các hợp đồng xây dựng dài hạn thì việc thanh toán có thể theo tiến độ kế hoạch hoặc theo khối lượng thực hiện. Dù thanh toán theo phương thức nào thì doanh thu cũng được ghi nhận trong quá trình xây dựng chứ không phải đợi vài năm từ khi khởi công đến khi hoàn thành. Do đó không cần thiết phải vốn hóa lãi vay (kể cả lãi vay riêng) để đưa vào giá thành công trình rồi lại ghi nhận là giá vốn ngay trong năm đó.
Một lý do nữa có thể là trong các quy định về dự toán chi phí xây lắp của Việt Nam (Thông tư 04/2010) không tính lãi vay vào chi phí xây lắp nên chế độ kế toán không cho phép vốn hóa để đảm bảo giá thành xây lắp theo kế toán phù hợp với dự toán.

Bạn nói đúng. Khi coi việc này: (.. Chỉ là nhà thầu xây dựng / cung cấp và lắp đặt thiết bị ... cho chủ đầu tư .. ) và Dinh Tien Hoang cũng đúng khi coi việc này: ( .. hình thức này cũng giống như ĐT xây dựng để bán cho khách hàng .. )
Theo mình thì các chi phí 635, 641, 642 ... cũng là chi phí để tạo ra SP SX - KD trong kỳ không nằm trong giá thành SX mà nằm trong giá thành toàn bộ.
Trước đây các chi phí này cuối kỳ được phân bổ vào giá thành các SP được SX ra trong kỳ ( bao gồm SP DD, SP tồn kho, SP tiêu thụ ) nên việc tính GT chính xác. Nay QĐ cuối kỳ các chi phí này kết chuyển sang 911 ( không phân bổ ) vì vây nhiều DN phải B/C lỗ ( không chính xác ) khi SP chưa bán ra hay bán ra ở tỷ lệ thấp ( hàng tồn kho, SP DD lớn )
Vấn đề này đã thảo luận khá nhiều, mình có chủ đề TK 642 cuối kỳ có phân bổ không các bạn tham khảo thêm.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bạn nói đúng. Khi coi việc này: (.. Chỉ là nhà thầu xây dựng / cung cấp và lắp đặt thiết bị ... cho chủ đầu tư .. ) và Dinh Tien Hoang cũng đúng khi coi việc này: ( .. hình thức này cũng giống như ĐT xây dựng để bán cho khách hàng .. )
Theo mình thì các chi phí 635, 641, 642 ... cũng là chi phí để tạo ra SP SX - KD trong kỳ không nằm trong giá thành SX mà nằm trong giá thành toàn bộ.
Trước đây các chi phí này cuối kỳ được phân bổ vào giá thành các SP được SX ra trong kỳ ( bao gồm SP DD, SP tồn kho, SP tiêu thụ ) nên việc tính GT chính xác. Nay QĐ cuối kỳ các chi phí này kết chuyển sang 911 ( không phân bổ ) vì vây nhiều DN phải B/C lỗ ( không chính xác ) khi SP chưa bán ra hay bán ra ở tỷ lệ thấp ( hàng tồn kho, SP DD lớn )
Vấn đề này đã thảo luận khá nhiều, mình có chủ đề TK 642 cuối kỳ có phân bổ không các bạn tham khảo thêm.
Theo quy tắc kế toán tài chính thì cứ chi phí thời kỳ là ghi hết vào báo cáo kết quả kinh doanh, không treo lại để phân bổ. Lý do thì có nhiều nhưng lý do chính để đảm bảo tính khách quan và nhất quán.

Việc theo dõi phân bổ chi phí thời kỳ cho các sản phẩm/công trình là công việc của doanh nghiệp. Các DN có thể thiết lập hệ thống kế toán quản trị để phục vụ cho mục tiêu đánh giá kết quả thực hiện không theo các quy tắc của kế toán tài chính.

Các công ty lớn ở các nước phát triển khi áp dụng ABC thì rất nhiều các thông tin về giá thành hoàn toàn khác biệt so với quan điểm kế toàn chính. Sử dụng kế toán tài chính để làm kế toán quản trị là một sai lầm lớn của nhà quản lý. Một cuốn sách kinh điển về vấn đề này:

http://maaw.info/RelevanceLostMain.htm

Các quy tắc kế toán tài chính hiện hành cũng có nhiều khiếm khuyết nên người sử dụng chỉ nên coi báo cáo tài chính là một kênh thông tin trong việc ra các quyết định:

https://in.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100610112452AAWJRGl
 
amtich

amtich

Mơ về nơi xa...
14/10/11
1,483
261
83
37
TP Vinh - TP HCM
Hôm trước đi tập huấn lớp TT 200 do giáo viên trong Vụ chế độ kế toán dạy, mình cũng có hỏi đoạn này và được trả lời là cái này cũng gây tranh cãi trong khi soạn luật và cũng ko rõ lí do, :). Thực tế thì Luật thường xuyên thay đổi trái ngược nhau và mỗi lần thay đổi lại có 1 luồng quan điểm bảo vệ cho sự thay đổi đó. Ví dụ trước kia chỉ có tài sản dở dang trên 12 tháng mới được vốn hóa lãi vay, nhưng hiện nay dưới 12 tháng vẫn được. Trước kia không hạn chế vốn hóa đối với DN xây lắp, nhưng bây giờ lại hạn chế. Nếu có quan điểm bảo vệ cái hiện tại, hóa ra trước đến giờ là chưa đúng, biết đâu sau này lại bãi bỏ điều này cũng nên, :).
Như anh Hiền nói cũng có ý đúng, DN xây lắp ghi nhận doanh thu dựa vào nghiệm thu từng phần, nên chi phí lãi vay cũng đi vào chi phí trong kỳ, nhưng có những công trình bị lân kỳ từ Quý 4 năm nay sang Quý 1 năm sau mới nghiệm thu chẳng hạn, thì lãi vay dành cho dự án đó được ghi nhận 1 phần vào Quý 4 năm trước trong khi chưa có doanh thu tương ứng.
 
  • Like
Reactions: HO Anh Hue
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Hôm trước đi tập huấn lớp TT 200 do giáo viên trong Vụ chế độ kế toán dạy, mình cũng có hỏi đoạn này và được trả lời là cái này cũng gây tranh cãi trong khi soạn luật và cũng ko rõ lí do, :). Thực tế thì Luật thường xuyên thay đổi trái ngược nhau và mỗi lần thay đổi lại có 1 luồng quan điểm bảo vệ cho sự thay đổi đó. Ví dụ trước kia chỉ có tài sản dở dang trên 12 tháng mới được vốn hóa lãi vay, nhưng hiện nay dưới 12 tháng vẫn được. Trước kia không hạn chế vốn hóa đối với DN xây lắp, nhưng bây giờ lại hạn chế. Nếu có quan điểm bảo vệ cái hiện tại, hóa ra trước đến giờ là chưa đúng, biết đâu sau này lại bãi bỏ điều này cũng nên, :).
Như anh Hiền nói cũng có ý đúng, DN xây lắp ghi nhận doanh thu dựa vào nghiệm thu từng phần, nên chi phí lãi vay cũng đi vào chi phí trong kỳ, nhưng có những công trình bị lân kỳ từ Quý 4 năm nay sang Quý 1 năm sau mới nghiệm thu chẳng hạn, thì lãi vay dành cho dự án đó được ghi nhận 1 phần vào Quý 4 năm trước trong khi chưa có doanh thu tương ứng.

Theo mình:
Trước hết chúng ta cần trả lời câu hỏi:
- Chi phí SX - KD trong kỳ của DN bao gồm những chi phí nào?
- Các chi phí trên TK 635, 641, 642 .. có phải là chi phí SX - KD của DN trong kỳ không?
- Theo QĐ hạch toán các TK này kết chuyển sang 911 trong khi SP, hàng hóa chưa tiêu thụ B/C tài chính DN lỗ có chính xác không?
Hiện nay hạch toán lãi vay để SX - KD vào 635 thì có: ( DN xây lắp ghi nhận doanh thu dựa vào nghiệm thu từng phần, nên chi phí lãi vay cũng đi vào chi phí trong kỳ, ) Nhưng không phải lúc nào DN có: nghiệm thu từng phần. Có 1 ví dụ thực tế trên diễn đàn của 1 DN đóng tàu để bán nếu không đưa vào chi phí thì phải B/C lỗ cho đến khi bán được tàu vậy thời gian có thể 1, 2 năm ...
 
V

vanvan93

Guest
11/8/16
1
0
1
31
anh chị cho em hỏi như mình vay tiền NH để đầu tư nhà xưởng. Nhà xưởng khởi công 2014-2017; hợp đồng tín dụng bắt đầu ngày 1.2.2013 đáo hạn 1.2.2015 với lãi suất 8%năm khoản tiền 200tr. chi phí thanh toán cho công trình nhà xưởng phát sinh 1.3.2014 200trieu. vậy anh chị cho em hỏi chi phí vốn hóa là chi phí đi vay ở đây sẽ bắt đầu từ lúc phát sinh là ngày 1.3.2014 phải khong ạ?? em cảm ơn
 
N

nguyenduykhanh36

Cao cấp
20/11/09
482
146
43
41
Tô hiệu, Hải Phòng
Theo điều 54 TT 200 qui định: "Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng, vi dụ: Nhà thầu xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đồng cho chủ tàu.."
Em ko hiểu tại sao trường hợp này lại ko dc vốn hóa vì theo e nghĩ hình thức này cũng giống như xây dựng để bán cho khách hàng nên dc vốn hóa bình thường.
Em xin đội ơn :)
Bạn chỉ được vốn hóa nếu đó là khoản vay để đầu tư xây dựng tài sản cho chính công ty mình, còn bạn là nhà thầu chỉ là hình thức kinh doanh bình thường, cung cấp công trình, dịch vụ thôi. Công ty mình cũng đóng tàu, đóng cho chính công ty thì được vốn hóa nhưng đóng cho nhà đầu tư thì không được
 
  • Like
Reactions: Thanh2704
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
anh chị cho em hỏi như mình vay tiền NH để đầu tư nhà xưởng. Nhà xưởng khởi công 2014-2017; hợp đồng tín dụng bắt đầu ngày 1.2.2013 đáo hạn 1.2.2015 với lãi suất 8%năm khoản tiền 200tr. chi phí thanh toán cho công trình nhà xưởng phát sinh 1.3.2014 200trieu. vậy anh chị cho em hỏi chi phí vốn hóa là chi phí đi vay ở đây sẽ bắt đầu từ lúc phát sinh là ngày 1.3.2014 phải khong ạ?? em cảm ơn

Trong dự án Đầu tư XD có Phương án Vốn vay NH, trong đó có ngày bắt đầu vay, bắt đầu trả ( Gốc và lãi ...) lãi suất ... Toàn bộ lãi vay tính trong DA được vốn hóa. Phần lãi vay còn lại sau khi C.trình đi vào hoạt động được Vốn hóa qua TK chi phí phải trả vào 241 trước khi kết chuyển sang 211.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA