C
chipcoi93
Guest
- 22/5/15
- 1
- 0
- 1
- 30
KHI NÀO ĐƯỢC XEM LÀ GẦY?
Tổ chức Y tế Thế giới đã dùng chỉ số khối cơ thể (BMI), tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao (mét) bình phương, làm một trong những cơ sở để đánh giá và nhận định tình trạng thiếu cân, thừa cân, béo phì. Nếu chỉ số này dưới 18,5 được xem là gầy.
Chuyển hóa dinh dưỡng kém khiến cơ thể luôn gầy yếu
NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU CÂN
- Ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn mất cân bằng, không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể; thói quen ăn uống thất thường, hay bỏ bữa hoặc văn vặt nhiều đồ ăn béo và ngọt khiến đến bữa chính lại no, không ăn được…
Để đảm bảo dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người lớn phải có đủ các thành phần: 60% chất bột đường, 15% chất đạm và 25% chất béo, ngoài ra còn ăn rau quả tươi để bổ sung thêm chất xơ, Vitamin và khoáng chất. Các bữa ăn trong ngày cần được phân bổ nguồn năng lượng một cách hợp lý với các tỷ lệ: Bữa sáng 30%, bữa trưa 40%, bữa tối 25%, bữa phụ 5%.
- Cơ thể kém chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Thói quen lười vận động cũng là một nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu cân.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá ít làm tiêu hao khá nhiều năng lượng, đồng thời gây căng thẳng, mệt mỏi kéo dài càng làm cơ thể thêm gầy yếu.
- Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun, sán…), rối loạn chuyển hóa nội tiết (bệnh Basedow, tiểu đường…)
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có dáng người mảnh khảnh thì rất có thể con cũng sẽ được thừa hưởng và sở hữu vóc dáng như vậy.
NHỮNG HỆ LỤY KHI CƠ THỂ QUÁ GẦY YẾU
Khi quá gầy, năng lượng không đủ để cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ dẫn đến mệt mỏi, càng làm mất cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn và kém hấp thu các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn.
Người gầy thường lười vận động, dẫn đến cơ bắp trở nên mềm nhão, cơ thể gầy yếu, giảm sức đề kháng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, mãn tính khác.
Về mặt lâu dài, trong trường hợp sụt cân triền miên còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tình mạng nếu không được khắc phục, duy trì và nâng cao cân nặng.
Để cải thiện cân nặng hiệu quả, trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây giảm cân, thiếu cân. Chế độ dinh dưỡng và chuyển hóa chất trong cơ thể đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cân.
Tổ chức Y tế Thế giới đã dùng chỉ số khối cơ thể (BMI), tính bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao (mét) bình phương, làm một trong những cơ sở để đánh giá và nhận định tình trạng thiếu cân, thừa cân, béo phì. Nếu chỉ số này dưới 18,5 được xem là gầy.
Chuyển hóa dinh dưỡng kém khiến cơ thể luôn gầy yếu
NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU CÂN
- Ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn mất cân bằng, không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể; thói quen ăn uống thất thường, hay bỏ bữa hoặc văn vặt nhiều đồ ăn béo và ngọt khiến đến bữa chính lại no, không ăn được…
Để đảm bảo dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người lớn phải có đủ các thành phần: 60% chất bột đường, 15% chất đạm và 25% chất béo, ngoài ra còn ăn rau quả tươi để bổ sung thêm chất xơ, Vitamin và khoáng chất. Các bữa ăn trong ngày cần được phân bổ nguồn năng lượng một cách hợp lý với các tỷ lệ: Bữa sáng 30%, bữa trưa 40%, bữa tối 25%, bữa phụ 5%.
- Cơ thể kém chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Thói quen lười vận động cũng là một nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu cân.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá ít làm tiêu hao khá nhiều năng lượng, đồng thời gây căng thẳng, mệt mỏi kéo dài càng làm cơ thể thêm gầy yếu.
- Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun, sán…), rối loạn chuyển hóa nội tiết (bệnh Basedow, tiểu đường…)
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có dáng người mảnh khảnh thì rất có thể con cũng sẽ được thừa hưởng và sở hữu vóc dáng như vậy.
NHỮNG HỆ LỤY KHI CƠ THỂ QUÁ GẦY YẾU
Khi quá gầy, năng lượng không đủ để cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ dẫn đến mệt mỏi, càng làm mất cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn và kém hấp thu các chất dinh dưỡng trong các loại thức ăn.
Người gầy thường lười vận động, dẫn đến cơ bắp trở nên mềm nhão, cơ thể gầy yếu, giảm sức đề kháng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, mãn tính khác.
Về mặt lâu dài, trong trường hợp sụt cân triền miên còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tình mạng nếu không được khắc phục, duy trì và nâng cao cân nặng.
Để cải thiện cân nặng hiệu quả, trước hết cần tìm ra nguyên nhân gây giảm cân, thiếu cân. Chế độ dinh dưỡng và chuyển hóa chất trong cơ thể đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cân.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: