T
Trần Đình Huy Anh
Guest
- 25/1/16
- 2
- 0
- 1
- 33
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỌC TẬP VỚI TỪNG MÔN HỌC
(nguồn: www.easvietnam.edu.vn)
Các môn cơ bản bao gồm Toán cao cấp và xác suất thống kê, Sinh học di truyền, Hóa học đại cương, Tin học, Tiếng Anh, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin… đều quen thuộc với chúng ta bởi vì chúng ta đã được làm quen ở trung học phổ thông, chỉ khác là ở đại học chúng ta được học nâng cao mở rộng hơn để phục vụ cho chuyên ngành sau này. Nhưng không nên coi chúng là những môn phụ vì đó chính là “những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên ngôi nhà”. Môn Tiếng Anh là một môn khó đối với sinh viên nói chung vì đa phần trước kia chúng ta theo học khối A,B nên ít chú trọng đến môn này. Để học tốt môn Tiếng Anh, Tôi đã tự học bằng cách viết thật nhiều, mỗi hôm học 1 ít và tự sắm cho mình một quyển sổ tay, có gì hay học hỏi được ở thầy cô, bạn bè em cũng viết vào đó. Kết quả là sau kì đầu được B tiếng anh 1 do nhiều bỡ ngỡ thì các kì sau tôi đều trên 9,0 môn Tiếng Anh và đạt điểm A.
- Các môn khoa học xã hội là những môn em rất thích học, nhưng thực sự em thấy khó, cần không những thuộc mà còn phải hiểu và hiểu đúng. Với những môn này, học trên thực tế qua trao đổi với chuyên gia sẽ rất hiệu quả. Các môn khoa học tự nhiên tôi còn học thêm từ bạn bè, tôi thường trao đổi nội dung môn học, ví dụ như “ Toán cao cấp” với các bạn khác, như vậy sẽ nhớ bài rất lâu. Tôi thường học ngay từ đầu kì học, chứ không phải đến lúc thi hay kiểm tra mới học tôi cố gắng hiểu nội dung theo từng bài học ngay trên lớp, nếu không hiểu tôi hỏi giảng viên luôn.
- Khi còn là sinh viên, hình thức thi và kiểm tra trắc nghiệm được áp dụng rộng rãi trong các môn học, tôi còn gặp nhiều khó khăn và chưa tìm ra phương pháp học tốt nhất với hình thức này. Nhưng tôi cũng thấy hình thức này rất hay, nó đòi hỏi sinh viên phải nhớ nhiều, nhớ chính xác từng ý nhỏ không chỉ thuộc đơn thuần mà còn phải hiểu nữa.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm học tập rút ra từ chính bản thân tôi. Theo tôi mỗi người có 1 phương pháp học tập riêng phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của mình. Phương pháp học tập có thể hay với người này nhưng không hay với người khác, có thể bổ ích với người này nhưng cũng có thể không giúp ích gì cho người khác. Và nếu chỉ nói thôi thì chúng cũng chỉ là những lý thuyết suông, quan trọng là chúng ta làm thế nào, biến cái của người khác thành của mình như thế nào và kết quả đạt được ra sao.
(nguồn: www.easvietnam.edu.vn)
Các môn cơ bản bao gồm Toán cao cấp và xác suất thống kê, Sinh học di truyền, Hóa học đại cương, Tin học, Tiếng Anh, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin… đều quen thuộc với chúng ta bởi vì chúng ta đã được làm quen ở trung học phổ thông, chỉ khác là ở đại học chúng ta được học nâng cao mở rộng hơn để phục vụ cho chuyên ngành sau này. Nhưng không nên coi chúng là những môn phụ vì đó chính là “những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên ngôi nhà”. Môn Tiếng Anh là một môn khó đối với sinh viên nói chung vì đa phần trước kia chúng ta theo học khối A,B nên ít chú trọng đến môn này. Để học tốt môn Tiếng Anh, Tôi đã tự học bằng cách viết thật nhiều, mỗi hôm học 1 ít và tự sắm cho mình một quyển sổ tay, có gì hay học hỏi được ở thầy cô, bạn bè em cũng viết vào đó. Kết quả là sau kì đầu được B tiếng anh 1 do nhiều bỡ ngỡ thì các kì sau tôi đều trên 9,0 môn Tiếng Anh và đạt điểm A.
- Các môn khoa học xã hội là những môn em rất thích học, nhưng thực sự em thấy khó, cần không những thuộc mà còn phải hiểu và hiểu đúng. Với những môn này, học trên thực tế qua trao đổi với chuyên gia sẽ rất hiệu quả. Các môn khoa học tự nhiên tôi còn học thêm từ bạn bè, tôi thường trao đổi nội dung môn học, ví dụ như “ Toán cao cấp” với các bạn khác, như vậy sẽ nhớ bài rất lâu. Tôi thường học ngay từ đầu kì học, chứ không phải đến lúc thi hay kiểm tra mới học tôi cố gắng hiểu nội dung theo từng bài học ngay trên lớp, nếu không hiểu tôi hỏi giảng viên luôn.
- Khi còn là sinh viên, hình thức thi và kiểm tra trắc nghiệm được áp dụng rộng rãi trong các môn học, tôi còn gặp nhiều khó khăn và chưa tìm ra phương pháp học tốt nhất với hình thức này. Nhưng tôi cũng thấy hình thức này rất hay, nó đòi hỏi sinh viên phải nhớ nhiều, nhớ chính xác từng ý nhỏ không chỉ thuộc đơn thuần mà còn phải hiểu nữa.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm học tập rút ra từ chính bản thân tôi. Theo tôi mỗi người có 1 phương pháp học tập riêng phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của mình. Phương pháp học tập có thể hay với người này nhưng không hay với người khác, có thể bổ ích với người này nhưng cũng có thể không giúp ích gì cho người khác. Và nếu chỉ nói thôi thì chúng cũng chỉ là những lý thuyết suông, quan trọng là chúng ta làm thế nào, biến cái của người khác thành của mình như thế nào và kết quả đạt được ra sao.