Hđlđ không ký mà ký hợp đồng dịch vụ đối với nhân viên bán hàng

  • Thread starter hoangbuu9999
  • Ngày gửi
H

hoangbuu9999

Guest
18/12/14
11
0
1
31
Mình xin hỏi công ty mình không ký hợp đồng LĐ mà ký hợp đồng dịch vụ đối với nhân viên bán hàng vậy có đúng hay không xin tư vấn giúp mình , nhân viên này bình thương đâu phải là doanh nhân gi ? xin tư vấn giúp mình...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

Phan Quang Khánh

Guest
8/3/16
7
0
1
31
Không được đâu bạn.
Người bán hàng cũng là người lao động, nên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động theo tinh thần của Bộ Luật lao động 2012 thì bạn bắt buộc phải ký hợp đồng lao động.
 
nguyentuanhiephp

nguyentuanhiephp

Cao cấp
14/3/11
243
86
28
Hải Phòng
Đây là câu hỏi rất hay mà mình cũng rất muốn mọi người cùng thảo luận.
Theo quan điểm của mình, để trường hợp của bạn được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho bạn NV kia bạn cần làm đủ các yêu cầu sau:
1. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
2. Ghi rõ thời gian làm việc là không cố định, khi có việc phát sinh thì đến cửa hàng và tư vấn bán hàng
3. Mức thu nhập là không cố định, mỗi khi hoàn thành công việc được trả 1 số tiền là xxx đ. ( Lưu ý mức trả thu nhập 2 tr/lần để khấu trừ 10% tiền thuế TNCN ).
Lợi ích của việc ký hợp đồng dịch vụ hơn so với ký hợp đồng lao động là rất rõ ràng cho chủ DN như sau:
1. Không phải trích nộp CF BHXH cho nhân viên đóvì lý do đây là hợp đồng cung cấp dịch vụ chịu sự quản lý của Luật Dân Sự 2015 ( mục 9 ) chứ không ràng buộc bởi hợp đồng lao động ( chịu sự quản lý của Luật Lao Động ), mà cơ quan BHXH căn cứ vào HDLD, luật lao động để tính tiền lương đóng BHXH .
2. DN vẫn đưa chi phí trả thu nhập cho người cung cấp dịch vụ này vào chi phí được trừ được nếu :
a. Chi phí trả cho nhân viên này thực sự phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
b. Có đầy đủ chứng từ cần thiết: hợp đồng cung ứng dịch vụ, phiếu chi thanh toán tiền
c. Tất nhiên nếu trên 20 tr, khoản chi phí này vẫn phải chuyển khoản.
3. Về thuế TNCN: với trường hợp trả mức thu nhập trên 2 tr/ lần các bạn vẫn phải khấu trừ thuế TNCN nhân viên đó 10% ( các bạn lưu ý phần này ).
Đó là quan điểm của mình, rất mong các bạn thảo luận thêm :)
 
P

Phan Quang Khánh

Guest
8/3/16
7
0
1
31
Đây là câu hỏi rất hay mà mình cũng rất muốn mọi người cùng thảo luận.
Theo quan điểm của mình, để trường hợp của bạn được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho bạn NV kia bạn cần làm đủ các yêu cầu sau:
1. Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
2. Ghi rõ thời gian làm việc là không cố định, khi có việc phát sinh thì đến cửa hàng và tư vấn bán hàng
3. Mức thu nhập là không cố định, mỗi khi hoàn thành công việc được trả 1 số tiền là xxx đ. ( Lưu ý mức trả thu nhập 2 tr/lần để khấu trừ 10% tiền thuế TNCN ).
Lợi ích của việc ký hợp đồng dịch vụ hơn so với ký hợp đồng lao động là rất rõ ràng cho chủ DN như sau:
1. Không phải trích nộp CF BHXH cho nhân viên đóvì lý do đây là hợp đồng cung cấp dịch vụ chịu sự quản lý của Luật Dân Sự 2015 ( mục 9 ) chứ không ràng buộc bởi hợp đồng lao động ( chịu sự quản lý của Luật Lao Động ), mà cơ quan BHXH căn cứ vào HDLD, luật lao động để tính tiền lương đóng BHXH .
2. DN vẫn đưa chi phí trả thu nhập cho người cung cấp dịch vụ này vào chi phí được trừ được nếu :
a. Chi phí trả cho nhân viên này thực sự phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
b. Có đầy đủ chứng từ cần thiết: hợp đồng cung ứng dịch vụ, phiếu chi thanh toán tiền
c. Tất nhiên nếu trên 20 tr, khoản chi phí này vẫn phải chuyển khoản.
3. Về thuế TNCN: với trường hợp trả mức thu nhập trên 2 tr/ lần các bạn vẫn phải khấu trừ thuế TNCN nhân viên đó 10% ( các bạn lưu ý phần này ).
Đó là quan điểm của mình, rất mong các bạn thảo luận thêm :)

Điều 519 BLDS 2005 quy định như sau:
"Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội."
Điều 3 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
"Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động."
Điều 18 Bộ Luật lao động quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng quy định như sau:
"1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động."
--
Trong trường hợp này, nhân viên bán hàng được trả một khoản tiền để làm việc và chịu sự quản lý của công ty, vì vậy người này là người lao động, kể cả bạn có ghi rõ trong hợp đồng là công việc không cố định,...
Nguyên tắc của Luật lao động là bảo vệ tối đa lợi ích của người lao động, nên việc bạn ký hợp đồng dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động, như vậy là trái với nguyên tắc của bộ luật lao động, do vậy sẽ không được coi là đối tượng để có thể ký hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điều 519 Bộ Luật Dân sự mình có trích dẫn ở trên.
--
Ngoài ra, bạn căn cứ theo Bộ Luật dân sự 2015 chưa có hiệu lực bạn nhé.
 
nguyentuanhiephp

nguyentuanhiephp

Cao cấp
14/3/11
243
86
28
Hải Phòng
Vấn đề phân biệt giữa việc thỏa thuận ký hợp đồng ban đầu ( sẽ là HDLD hay là HD cung ứng dịch vụ ) , phần giải thích của bạn chưa rõ ý, vì theo cách giải thích của bạn, bạn đang quy chụp hợp đồng đó phải là hợp đồng lao động --> tuy nhiên để xem công việc đó sẽ là ký HDLD hay HD cung cấp dịch vụ thì còn phụ thuộc vào thỏa thuận ban đầu của người tìm việc và người tuyển dụng ban đầu --> Mình xin được phân biệt 2 loại hợp đồng trên như sau để ban đầu 2 bên có thể lựa chọn loại hợp đồng phù hợp như sau:
Thứ nhất: về sự phụ thuộc pháp lí giữa các bên: trong hợp đồng lao động , người lao động có quan hệ pháp lý phụ thuộc vào người sử dụng lao động; còn tại hợp đồng dịch vụ dân sự thì các bên không có sự phụ thuộc lẫn nhau. Không tồn tại sự quản lý của bên yêu cầu công việc với bên thực hiện công việc trong hợpđồng dịch vụ dân sự, việc quản lý của bên yêu cầu công việc là không cần thiết bởi mục đích hướng tới của họ chỉ là kết quả công việc.

Thứ hai đối tượng của hợp đồng
:Trong các hợp đồng dịch vụ thì người ta chỉ quan tâm tới kết quả là sản phẩm đã kết tinh vào sản phẩm, đối tượng là sản phẩm dịch vụ; còn trong hợp đồng lao độngcả quá trình lao động tạo ra sản phẩm, lao động sống đang diễn ra. Và hàng hóa đặc biệt là sức lao động chỉ được đem ra trao đổi trong hợp đồng lao động, đối tượng là việc làm có trả công. Người sử dụng lao động sẽ trả công cho người lao động là cho quá trình lao động chứ không phải là sản phẩm tạo ra. Điều này có thể phân biệt với hợp đồng
dịch vụ
; ở hợp đồng dịch vụ thì tiền trả là cho sản phẩm chứ không phải là quá trình lao động. Bên nhận làm việc có trách nhiệm thực hiện công việc để có kết quả công việc như đã giao kết trong hợp đồng, bên kia cũng không quan tâm tới quá trình làm việc; bên nhận công việc có thể chuyển giao công việc đó chuyển giao cho bên thứ ba thực hiện mà không phụ thuộc vào bên yêu cầu công việc. Đây cũng là một điểm phân biệt với hợp đồng lao động, ở đó thì người lao động phải trực tiếp thực hiện công việc,còn ở hợp đồng dịch vụ dân sự thì không

Thứ ba,Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định hay vô hạn định và công việc được tiến hành tuần tự theo thời gian đã định trước. Việc ngắt quãng, tạm dừng trong công việc trong những trường hợp luật định (điều 35 bộ luật lao động; điều 10 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày
9/5/2003). Còn hợp đồng dịch vụ không cần phải thực hiện liên tục, chỉ cần hoàn thành vào thời hạn đã giao kết; việc ngắt quãng tạm dừng hoàn toàn phụ thuộc vào người thực hiện hợp đồng dịch vụ.

Chính vì những khác biệt như vậy nên khi 2 bên thỏa thuận ban đầu, cần căn cứ vào nhu cầu 2 bên và tính chất công việc để lựa chọn loại hợp đồng phù hợp để ký kết
 
phamtienthanh

phamtienthanh

Cao cấp
9/12/09
268
89
28
Thanh hóa
Trường hợp này theo mình là ký hợp đồng cộng tác viên kinh doanh.
 
P

Phan Quang Khánh

Guest
8/3/16
7
0
1
31
Mình sẽ không tranh luận với bạn cho đến khi bạn áp dụng được 1 điều luật được lấy trong 1 văn bản pháp luật có hiệu lực.
Nghị định 44/2003/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ 1/7/2013, còn bộ Luật lao động bạn không ghi năm nên không có cơ sở để áp dụng. Mong bạn nghiên cứu lại chế định mới của luật cho phù hợp.
Ngoài ra, một ý nữa chưa rõ là người bán hàng này có được một khoản tiền + hoa hồng hay chỉ là bán được bao nhiêu hưởng hoa hồng bấy nhiều. Hơn nữa chúng ta cũng không biết người lao động này thực hiện công việc liên tục hay chỉ làm lúc rảnh.
Chưa có đủ ý để trả lời, nên mình xin phép dừng tranh luận khi có đủ thông tin hơn.
Vẫn bảo lưu ý kiến phải là hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động theo nguyên tắc của Bộ Luật lao động 2012.
Thân
 
H

hoangbuu9999

Guest
18/12/14
11
0
1
31
Mình sẽ không tranh luận với bạn cho đến khi bạn áp dụng được 1 điều luật được lấy trong 1 văn bản pháp luật có hiệu lực.
Nghị định 44/2003/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ 1/7/2013, còn bộ Luật lao động bạn không ghi năm nên không có cơ sở để áp dụng. Mong bạn nghiên cứu lại chế định mới của luật cho phù hợp.
Ngoài ra, một ý nữa chưa rõ là người bán hàng này có được một khoản tiền + hoa hồng hay chỉ là bán được bao nhiêu hưởng hoa hồng bấy nhiều. Hơn nữa chúng ta cũng không biết người lao động này thực hiện công việc liên tục hay chỉ làm lúc rảnh.
Chưa có đủ ý để trả lời, nên mình xin phép dừng tranh luận khi có đủ thông tin hơn.
Vẫn bảo lưu ý kiến phải là hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động theo nguyên tắc của Bộ Luật lao động 2012.
Thân

Người này làm công ăn lương làm thời gian cố định , không hoa hồng hay hưởng hoa hồng gì cả và chỉ lĩnh lương tháng thì vấn đề này sao các bạn cho ý kiến .
Thanks you !
 
P

Phan Quang Khánh

Guest
8/3/16
7
0
1
31
Người này làm công ăn lương làm thời gian cố định , không hoa hồng hay hưởng hoa hồng gì cả và chỉ lĩnh lương tháng thì vấn đề này sao các bạn cho ý kiến .
Thanks you !
Như ở phía trên bạn Thành có phân tích, hợp đồng dịch vụ chỉ ký để trả cho sản phẩm, không nhận lương cố định và không chịu sự quản lý của người sử dụng dịch vụ.
Trong trường hợp này bạn phải ký hợp đồng lao động, các cơ sở pháp lý mình có trích dẫn ở các trả lời trước, bạn xem lại.
Mình chỉ nắm về mặt pháp lý, các vấn đề về thuế và bảo hiểm mình xin phép không tư vấn.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA