HẠCH TOÁN NHẦM TÀI KHOẢN 6422 THÀNH TÀI KHOẢN 154

  • Thread starter tacngo
  • Ngày gửi
T

tacngo

Sơ cấp
20/2/11
23
1
3
binh duong
Chào các Anh (Chị)!
Năm 2014 em có định khoản 1 vài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng hạch toán nhầm thành tài khoản 154, bây giờ có quyết định thanh tra rồi nên em không sữa báo cáo tài chính được nữa. cho em hỏi có cách nào thay đổi số chi tiết mà không làm thay đổi số liệu tổng không? để em sữa lại sổ sách cho nó hợp lý
em xin cảm ơn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

thường duy

THÙY DƯƠNG
15/4/15
771
177
43
33
Quảng Bình - Vũng Tàu
7.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(1)- Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.

(2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
(3)- Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

7.2- Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính
(1)- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
(2)- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
(3)- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.

7.3- Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì đơn vị phải sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.

8/ Điều chỉnh sổ kế toán
Trường hợp doanh nghiệp phải áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và phải điều chỉnh hồi tố do phát hiện sai sót trọng yếu trong các năm trước theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì kế toán phải điều chỉnh số dư đầu năm trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản có liên quan.
 
  • Like
Reactions: tacngo
T

tacngo

Sơ cấp
20/2/11
23
1
3
binh duong
Không biết giúp gì được cho bạn không
Cảm ơn bạn! điều mà mình băn khoăn là khi mình sữa như vậy thì trên bảng cân đối số phát sinh số tiền phát sinh sẽ khác dẫn tới báo cáo tài chính sẽ khác. nhưng đã có quyết định thanh tra thuế thì mình sẽ k đc nộp lại BCTC nữa
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Chào các Anh (Chị)!
Năm 2014 em có định khoản 1 vài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng hạch toán nhầm thành tài khoản 154, bây giờ có quyết định thanh tra rồi nên em không sữa báo cáo tài chính được nữa. cho em hỏi có cách nào thay đổi số chi tiết mà không làm thay đổi số liệu tổng không? để em sữa lại sổ sách cho nó hợp lý
em xin cảm ơn!
Sai sót của bạn nếu không trọng yếu thì đến năm nay không phải sửa nữa vì nó đã tự bù trừ, không còn ảnh hưởng đến số dư các tài khoản.

Nếu sai sót này là trọng yếu nhưng vì sai sót đã tự bù trừ, số dư các tài khoản đến cuối 2015 có thể không bị sai nhưng số liệu so sánh cần phải điều chỉnh theo phương pháp điều chỉnh hồi tố trong VAS 29.

Trường hợp của bạn mình đoán là sai sót không trọng yếu nên không cần phải điều chỉnh hồi tố.
 
  • Like
Reactions: tacngo
T

tacngo

Sơ cấp
20/2/11
23
1
3
binh duong
Sai sót của bạn nếu không trọng yếu thì đến năm nay không phải sửa nữa vì nó đã tự bù trừ, không còn ảnh hưởng đến số dư các tài khoản.

Nếu sai sót này là trọng yếu nhưng vì sai sót đã tự bù trừ, số dư các tài khoản đến cuối 2015 có thể không bị sai nhưng số liệu so sánh cần phải điều chỉnh theo phương pháp điều chỉnh hồi tố trong VAS 29.

Trường hợp của bạn mình đoán là sai sót không trọng yếu nên không cần phải điều chỉnh hồi tố.
Thank bạn, cái đó chắc không trọng yếu lại bù trừ cho nhau nên chắc không phải sữa,
sẵn tiện mình có vấn đề này muốn hỏi về hồi tố và phi hồi tố
Cty mình có chuyển tiền từ tk này sang tk khác và tốn phí ngân hàng
ví dụ: chuyển từ tk ngân hàng đông á sang vietcombank 10.000.000 tốn phí 16.500 VNĐ
lúc đó mình định khoản nợ 1121VC/ có 1121DA là: 10.016.500 VNĐ
thay vì định khoản nợ 1121VC/ có 1121DA là: 10.000.0000 VÀ nợ 6422/ có 1121DA là: 16.500
1. phương pháp phi hồi tố là sang năm 2015 mình định khoản như sau
nợ 1121VC/ có 1121DA là: (10.016.500) VNĐ - GHI ÂM
HẠCH TOÁN ĐÚNG
nợ 1121VC/ có 1121DA là: 10.000.0000 VÀ nợ 6422/ có 1121DA là: 16.500

2. CÒN PHƯƠNG PHÁP HỒI TỐ LÀ ĐỊNH KHOẢN NHƯ THẾ NÀO? HAY CHỈ SỬA SỐ DƯ ĐẦU KỲ? VẬY CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ĐÓ HẠCH TOÁN RA SAO?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Thank bạn, cái đó chắc không trọng yếu lại bù trừ cho nhau nên chắc không phải sữa,
sẵn tiện mình có vấn đề này muốn hỏi về hồi tố và phi hồi tố
Cty mình có chuyển tiền từ tk này sang tk khác và tốn phí ngân hàng
ví dụ: chuyển từ tk ngân hàng đông á sang vietcombank 10.000.000 tốn phí 16.500 VNĐ
lúc đó mình định khoản nợ 1121VC/ có 1121DA là: 10.016.500 VNĐ
thay vì định khoản nợ 1121VC/ có 1121DA là: 10.000.0000 VÀ nợ 6422/ có 1121DA là: 16.500
1. phương pháp phi hồi tố là sang năm 2015 mình định khoản như sau
nợ 1121VC/ có 1121DA là: (10.016.500) VNĐ - GHI ÂM
HẠCH TOÁN ĐÚNG
nợ 1121VC/ có 1121DA là: 10.000.0000 VÀ nợ 6422/ có 1121DA là: 16.500

2. CÒN PHƯƠNG PHÁP HỒI TỐ LÀ ĐỊNH KHOẢN NHƯ THẾ NÀO? HAY CHỈ SỬA SỐ DƯ ĐẦU KỲ? VẬY CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ĐÓ HẠCH TOÁN RA SAO?
Hồi tố chỉ áp dụng với sai sót trọng yếu. Cách xử lý cụ thể thì bạn xem VAS 29 và TT hướng dẫn.
Điểm quan trọng của sửa chữa hồi tố là điều chỉnh số dư đầu năm các tài khoản, tính toán các ảnh hưởng đến các chỉ tiêu so sánh của các báo cáo khi lập báo cáo năm nay.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA