C
Cao Trung Hiếu
Guest
- 5/8/15
- 12
- 2
- 3
- 38
Nó học trường làng những năm cấp 1 & 2, được lời động viên từ gia đình, thầy cô nó thi vào lớp chuyên Toán của trường chuyên duy nhất tỉnh nhà. Có lẽ may mắn nên nó đậu với điểm môn chuyên 5 điểm (có 7 người đạt 5 & duy nhất 1 đứa đạt 7 điểm).
Lớp 10, nó bắt đầu xa nhà để vào thành phố học tập. Nó là niềm tự hào của gia đình & thầy cô, nó là đứa đầu tiên của trường cấp 2 đậu vào lớp chuyên. Một thằng nhà quê một cục, bắt đầu học cách sống tự lập, tự học, tự kiểm soát bản thân ... nói chung mọi thứ nó tự quyết định. Với nó 2 tháng đầu xa nhà, nó lạ lẫm để thích nghi về chỗ ở, ăn uống, sinh hoạt & nhất là học tập trong môi trường được ví là "luyện gà" khá căng thẳng (lớp 10 là nuốt trọn chương trình toán lớp 11 luôn). Nó cố gắng học hỏi để thích nghi và mọi việc dần ổn hơn. Nó vẫn ngây thơ như một đứa nhà quê, nó chẳng biết gì ngoài việc học, việc đọc sách, nó vô tư lắm ...
Biến cố xảy ra với nó, câu chuyện cũng đơn giản lắm như cái kiểu "chuyện bé xíu bằng cái móng tay" mà tướng Minh phó giám đốc CA TP HCM nói về vụ quán phở ở Bình Chánh đang xôn xao dư luận vậy.
Thầy giáo cho về chuẩn bị trước 6 bài làm văn để cho kỳ thi học kỳ. Nó về hì hục làm cho xong cả 6 bài.
Ngày kiểm tra, nó ngây thơ đến mức "không thể tưởng tượng được", khi nhận đề thi nó lôi ra cuốn tập nháp bài làm của nó để chép vào. Trong cái suy nghĩ "non nớt" ấy, nó bảo bài này cũng do mình làm, thầy giáo cho phép nên nó tự nhiên mà chép lại.
Thầy giáo phát đề liền có việc ra ngoài. Sau khi gần hết 2 tiết học, thầy về lại lớp, thấy nó ung dung vừa ghi vừa chép. Nó vẫn ghi ghi chép chép như chẳng có điều gì là sai phạm cả. Bùm một cái, thầy rất tức giận đến chỗ nó, thu lại bài kiểm tra. Có lẽ vì quá bực mình một đưa học trò quá "xấc xượt", dám xem tài liệu ngang nhiên nên thầy thu bài và báo cho thầy chủ nhiệm. Nó vẫn tỉnh bơ, nó nghĩ đó là "điều bình thường thôi".
…
Xét đánh ngang tai, ngày hôm sau thầy giáo chủ nhiệm của nó gọi ra nói chuyện riêng, thầy khuyên "mày về nói chuyện với gia đình mày nên chuyển trường đi thì sẽ không cho hạnh kiểm yếu, còn ở trường chuyên này sẽ bị hạnh kiểm yếu vì tội xem tài liệu khi kiểm tra". Nó bất ngờ, sững sờ, nó chẳng hiểu gì cả. Mà thầy chủ nhiệm của nó cũng chẳng giải thích điều gì.
Cái phao cứu sinh của nó lúc này là gì?
Nó nói chuyện với bố mẹ, nó nói cái điều sự thật mà nó suy nghĩ. Hiểu tính của nó, mẹ nó an ủi và tìm cách giải quyết.
Mẹ đưa nó đến trực tiếp nhà thầy dạy văn.
Nó đã khóc khi nói về suy nghĩ của nó. Nó không muốn phải chuyển trường như đề nghị của thầy chủ nhiệm. Có lẽ, sau một thời gian thầy giáo dạy văn của nó hiểu vấn đề, về cái lỗi trời khủng khiếp kia, một thằng học trò lớp 10 trong học kỳ một dám để tài liệu trên bàn, ngang nhiên ghi chép là vì nó hiểu sai ý thầy và nó quá ngây thơ.
Nó có quyết định hạnh kiểm yếu cho học kỳ 1 năm lớp 10.
Trong lễ tổng kết học kỳ 1, cả hội trường nghe lời phát biểu của giám đốc sở giáo dục đào tạo, nó cay xè con mắt nó nhớ từng lời từng chữ “tại ngôi trường chuyên này không cho phép một đứa học sinh hạnh kiểm yếu tồn tại”. Nó đau lắm. Nó chẳng dám nhìn mặt ai nữa. Nó cảm thấy tội lỗi lớn lắm.
Thầy chủ nhiệm khuyên nó nên chuyển trường thay vì sẽ bị đuổi.
Nó vẫn ngây ngô nhưng giờ nó đã hiểu cái tội lỗi kia, nó có thể bị đuổi. Thì ân nhân của nó xuất hiện.
Người đó là ai, là ai mà có thể giúp nó ở lại ngôi trường chuyên danh tiếng của tỉnh nhà, là ai mà để một kẻ tội lỗi hạnh kiểm yếu được học tập dưới mái trường này.
Vâng, người ân nhân ấy …
Người ấy … là … người thầy giáo dạy văn của nó. Thầy bảo với nó “thầy sẽ giữ bằng được em ở ngôi trường này”.
Nó như được cứu sống. Nó hạnh phúc vô bờ bến.
Câu chuyện ấy cách đây cũng gần 20 năm rồi. Nhưng đó cũng là bài học đầu đời của nó.
Và nó càng yêu quý thầy dạy văn của nó hơn. Nó hiểu, ngày ấy thầy có lẽ cũng chịu áp lực lớn lắm, vì thầy dám “vượt rào”. Nó và thầy vì chút hiểu nhầm mà gây ra hậu quả không nhỏ. Thầy đã cứu nó, thầy nhận ra bản chất là hiểu nhầm, thầy đã sửa cái sai vì sự hiểu lầm đó … nhưng nó cũng trở thành cái gai trong mắt của những người không thích nó. Giờ dù nó đã trưởng thành nhiều hơn nhưng với thầy dạy văn nó chỉ là một đứa học trò nhỏ ngày nào, nó vẫn thích nghe thầy giảng bài, vẫn thích những bài học từ thầy mỗi khi có dịp gặp gỡ.
Cuộc sống luôn thay đổi, không biết trước điều gì, với nó đó tất cả là sự trải nghiệm, nó bắt đầu học cách để chấp nhận với những điều không tốt đẹp, nó học cách để vượt qua vấn đề.
Nó không còn cơ hội để vào đội tuyển toán như mong ước của nó thời còn nhỏ, thay vào đó nó bắt đầu mê đọc truyện hơn, nó mê Kim Dung tít thò lo, nó mê Tam quốc diễn nghĩa, nó mê đọc sách về tư duy nhiều hơn…
Nó trong câu chuyện trên là hình ảnh của tôi đấy!
Lớp 10, nó bắt đầu xa nhà để vào thành phố học tập. Nó là niềm tự hào của gia đình & thầy cô, nó là đứa đầu tiên của trường cấp 2 đậu vào lớp chuyên. Một thằng nhà quê một cục, bắt đầu học cách sống tự lập, tự học, tự kiểm soát bản thân ... nói chung mọi thứ nó tự quyết định. Với nó 2 tháng đầu xa nhà, nó lạ lẫm để thích nghi về chỗ ở, ăn uống, sinh hoạt & nhất là học tập trong môi trường được ví là "luyện gà" khá căng thẳng (lớp 10 là nuốt trọn chương trình toán lớp 11 luôn). Nó cố gắng học hỏi để thích nghi và mọi việc dần ổn hơn. Nó vẫn ngây thơ như một đứa nhà quê, nó chẳng biết gì ngoài việc học, việc đọc sách, nó vô tư lắm ...
Biến cố xảy ra với nó, câu chuyện cũng đơn giản lắm như cái kiểu "chuyện bé xíu bằng cái móng tay" mà tướng Minh phó giám đốc CA TP HCM nói về vụ quán phở ở Bình Chánh đang xôn xao dư luận vậy.
Thầy giáo cho về chuẩn bị trước 6 bài làm văn để cho kỳ thi học kỳ. Nó về hì hục làm cho xong cả 6 bài.
Ngày kiểm tra, nó ngây thơ đến mức "không thể tưởng tượng được", khi nhận đề thi nó lôi ra cuốn tập nháp bài làm của nó để chép vào. Trong cái suy nghĩ "non nớt" ấy, nó bảo bài này cũng do mình làm, thầy giáo cho phép nên nó tự nhiên mà chép lại.
Thầy giáo phát đề liền có việc ra ngoài. Sau khi gần hết 2 tiết học, thầy về lại lớp, thấy nó ung dung vừa ghi vừa chép. Nó vẫn ghi ghi chép chép như chẳng có điều gì là sai phạm cả. Bùm một cái, thầy rất tức giận đến chỗ nó, thu lại bài kiểm tra. Có lẽ vì quá bực mình một đưa học trò quá "xấc xượt", dám xem tài liệu ngang nhiên nên thầy thu bài và báo cho thầy chủ nhiệm. Nó vẫn tỉnh bơ, nó nghĩ đó là "điều bình thường thôi".
…
Xét đánh ngang tai, ngày hôm sau thầy giáo chủ nhiệm của nó gọi ra nói chuyện riêng, thầy khuyên "mày về nói chuyện với gia đình mày nên chuyển trường đi thì sẽ không cho hạnh kiểm yếu, còn ở trường chuyên này sẽ bị hạnh kiểm yếu vì tội xem tài liệu khi kiểm tra". Nó bất ngờ, sững sờ, nó chẳng hiểu gì cả. Mà thầy chủ nhiệm của nó cũng chẳng giải thích điều gì.
Cái phao cứu sinh của nó lúc này là gì?
Nó nói chuyện với bố mẹ, nó nói cái điều sự thật mà nó suy nghĩ. Hiểu tính của nó, mẹ nó an ủi và tìm cách giải quyết.
Mẹ đưa nó đến trực tiếp nhà thầy dạy văn.
Nó đã khóc khi nói về suy nghĩ của nó. Nó không muốn phải chuyển trường như đề nghị của thầy chủ nhiệm. Có lẽ, sau một thời gian thầy giáo dạy văn của nó hiểu vấn đề, về cái lỗi trời khủng khiếp kia, một thằng học trò lớp 10 trong học kỳ một dám để tài liệu trên bàn, ngang nhiên ghi chép là vì nó hiểu sai ý thầy và nó quá ngây thơ.
Nó có quyết định hạnh kiểm yếu cho học kỳ 1 năm lớp 10.
Trong lễ tổng kết học kỳ 1, cả hội trường nghe lời phát biểu của giám đốc sở giáo dục đào tạo, nó cay xè con mắt nó nhớ từng lời từng chữ “tại ngôi trường chuyên này không cho phép một đứa học sinh hạnh kiểm yếu tồn tại”. Nó đau lắm. Nó chẳng dám nhìn mặt ai nữa. Nó cảm thấy tội lỗi lớn lắm.
Thầy chủ nhiệm khuyên nó nên chuyển trường thay vì sẽ bị đuổi.
Nó vẫn ngây ngô nhưng giờ nó đã hiểu cái tội lỗi kia, nó có thể bị đuổi. Thì ân nhân của nó xuất hiện.
Người đó là ai, là ai mà có thể giúp nó ở lại ngôi trường chuyên danh tiếng của tỉnh nhà, là ai mà để một kẻ tội lỗi hạnh kiểm yếu được học tập dưới mái trường này.
Vâng, người ân nhân ấy …
Người ấy … là … người thầy giáo dạy văn của nó. Thầy bảo với nó “thầy sẽ giữ bằng được em ở ngôi trường này”.
Nó như được cứu sống. Nó hạnh phúc vô bờ bến.
Câu chuyện ấy cách đây cũng gần 20 năm rồi. Nhưng đó cũng là bài học đầu đời của nó.
Và nó càng yêu quý thầy dạy văn của nó hơn. Nó hiểu, ngày ấy thầy có lẽ cũng chịu áp lực lớn lắm, vì thầy dám “vượt rào”. Nó và thầy vì chút hiểu nhầm mà gây ra hậu quả không nhỏ. Thầy đã cứu nó, thầy nhận ra bản chất là hiểu nhầm, thầy đã sửa cái sai vì sự hiểu lầm đó … nhưng nó cũng trở thành cái gai trong mắt của những người không thích nó. Giờ dù nó đã trưởng thành nhiều hơn nhưng với thầy dạy văn nó chỉ là một đứa học trò nhỏ ngày nào, nó vẫn thích nghe thầy giảng bài, vẫn thích những bài học từ thầy mỗi khi có dịp gặp gỡ.
Cuộc sống luôn thay đổi, không biết trước điều gì, với nó đó tất cả là sự trải nghiệm, nó bắt đầu học cách để chấp nhận với những điều không tốt đẹp, nó học cách để vượt qua vấn đề.
Nó không còn cơ hội để vào đội tuyển toán như mong ước của nó thời còn nhỏ, thay vào đó nó bắt đầu mê đọc truyện hơn, nó mê Kim Dung tít thò lo, nó mê Tam quốc diễn nghĩa, nó mê đọc sách về tư duy nhiều hơn…
Nó trong câu chuyện trên là hình ảnh của tôi đấy!
TP HCM ngày 21/04/2016
Cao Trung Hiếu
Cao Trung Hiếu