Tỷ giá khi chuyển đổi đồng tiền hạch toán theo thông tư 200

  • Thread starter fighting
  • Ngày gửi
F

fighting

Trung cấp
8/10/10
96
7
8
phu tho
Chào ACE,
Công ty mình trước kia hạch toán sổ theo đồng USD. Do tình tình hình thực tại bên mình giao dịch chủ yếu bằng VNĐ nên năm 2016 đã chuyển đổi sang đồng VNĐ để hạch toán. Mình đã tiến hành chuyển đổi các số dư từ USD sang VNĐ, nhưng theo quy định của điều 108 thông tư 200 thì lấy tỷ giá của ngân hàng có giao dịch thường xuyên. Vậy mọi người cho mình hỏi là tỷ giá ở đây là tỷ giá mua hay tỷ giá bán, hay tỷ giá trung bình tại thời điểm bên mình tiến hành chuyển đổi?
Thanks all.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Chào ACE,
Công ty mình trước kia hạch toán sổ theo đồng USD. Do tình tình hình thực tại bên mình giao dịch chủ yếu bằng VNĐ nên năm 2016 đã chuyển đổi sang đồng VNĐ để hạch toán. Mình đã tiến hành chuyển đổi các số dư từ USD sang VNĐ, nhưng theo quy định của điều 108 thông tư 200 thì lấy tỷ giá của ngân hàng có giao dịch thường xuyên. Vậy mọi người cho mình hỏi là tỷ giá ở đây là tỷ giá mua hay tỷ giá bán, hay tỷ giá trung bình tại thời điểm bên mình tiến hành chuyển đổi?
Thanks all.
Tiền cũng là tài sản của Doanh nghiệp và theo nguyên tắc đánh giá tài giá trị tài sản thì :
" Đánh giá giá trị tài sản không được cao hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm đánh giá "
Theo nguyên tắc này giá trị thực tế của số dư tiền USD của bạn là giá trị có thể quy ra tiền việt mà tại thời điểm đánh giá .
Theo pháp lệnh ngoại hối chỉ có ngân hàng mới được lưu dữ và kinh doanh ngoại tệ .
Nên nó sẽ là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi bạn có số dư .
Bạn phải đọc thật kỹ mới hiểu được bản chất tại sao khi quy đổi lại lấy theo tỷ giá mua vào nhé .
 
F

fighting

Trung cấp
8/10/10
96
7
8
phu tho
Tiền cũng là tài sản của Doanh nghiệp và theo nguyên tắc đánh giá tài giá trị tài sản thì :
" Đánh giá giá trị tài sản không được cao hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm đánh giá "
Theo nguyên tắc này giá trị thực tế của số dư tiền USD của bạn là giá trị có thể quy ra tiền việt mà tại thời điểm đánh giá .
Theo pháp lệnh ngoại hối chỉ có ngân hàng mới được lưu dữ và kinh doanh ngoại tệ .
Nên nó sẽ là tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi bạn có số dư .
Bạn phải đọc thật kỹ mới hiểu được bản chất tại sao khi quy đổi lại lấy theo tỷ giá mua vào nhé .

Ý của mình là tỷ giá để chuyển đổi tất cả các số dư chứ không chỉ số dư của các khoản mục tiền tệ hay tài sản, mà cả các khoản nợ và nguồn vốn nữa bạn ạ
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Ý của mình là tỷ giá để chuyển đổi tất cả các số dư chứ không chỉ số dư của các khoản mục tiền tệ hay tài sản, mà cả các khoản nợ và nguồn vốn nữa bạn ạ
- Đối với các khoản mục tiền tệ ,các khoản phải thu ....( gốc tài sản ) bạn quy đổi theo " tỷ giá mua vào " của ngân hàng thương mại tại thời điểm đánh giá ( nguyên tắc đánh giá giá tri tài sản ).
Còn các khoản liên quan đến nợ phải trả bạn phải đánh giá theo giá tri số tiền thực trả
Ví Dụ : Công nợ phải trả bằng USD bạn phải mua USD rồi để thanh toán thì bạn phải mua USD của ngân hàng nơi bạn thực hiện giao dich nên nó phải là " tỷ giá bán ra " của ngân hàng đó .
- Đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, theo quy định tại Điều 107 Thông tư 200/2014/TT - BTC thì: “Vốn chủ sở hữu (vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác, quyền chọn chuyển đổi trái phiếu) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn”.
- Việc trích khấu hao TSCĐ phải được căn cứ vào đơn vị tiền tệ trong kế toán của doanh nghiệp. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ sang Việt Nam đồng thì tài sản và nợ phải trả được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ do đó các khoản chi phí khấu hao TSCĐ đã trích sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối mỗi kỳ kế toán có báo cáo tài chính chuyển đổi, không quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua tài sản hay ngày định kỳ trích khấu hao TSCĐ.

-Tương tự, đối với nguyện vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất đang ở hàng tồn kho cũng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối mỗi kỳ kế toán có báo cáo tài chính chuyển đổi, không quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua nguyên vật liệu hay ngày xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất.
 
F

fighting

Trung cấp
8/10/10
96
7
8
phu tho
- Đối với các khoản mục tiền tệ ,các khoản phải thu ....( gốc tài sản ) bạn quy đổi theo " tỷ giá mua vào " của ngân hàng thương mại tại thời điểm đánh giá ( nguyên tắc đánh giá giá tri tài sản ).
Còn các khoản liên quan đến nợ phải trả bạn phải đánh giá theo giá tri số tiền thực trả
Ví Dụ : Công nợ phải trả bằng USD bạn phải mua USD rồi để thanh toán thì bạn phải mua USD của ngân hàng nơi bạn thực hiện giao dich nên nó phải là " tỷ giá bán ra " của ngân hàng đó .
- Đối với khoản mục vốn chủ sở hữu, theo quy định tại Điều 107 Thông tư 200/2014/TT - BTC thì: “Vốn chủ sở hữu (vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác, quyền chọn chuyển đổi trái phiếu) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn”.
- Việc trích khấu hao TSCĐ phải được căn cứ vào đơn vị tiền tệ trong kế toán của doanh nghiệp. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ sang Việt Nam đồng thì tài sản và nợ phải trả được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ do đó các khoản chi phí khấu hao TSCĐ đã trích sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối mỗi kỳ kế toán có báo cáo tài chính chuyển đổi, không quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua tài sản hay ngày định kỳ trích khấu hao TSCĐ.

-Tương tự, đối với nguyện vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất đang ở hàng tồn kho cũng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối mỗi kỳ kế toán có báo cáo tài chính chuyển đổi, không quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua nguyên vật liệu hay ngày xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất.
Theo như cách hướng dẫn lấy tỷ gía trên của bạn, khi chuyển đổi sẽ gặp phải tình trạng bảng cân đối số


Theo hướng dẫn việc lấy tỷ giá trên của bạn, mình gặp vấn đề là khi lên bảng cân đối số phát sinh VNĐ phát sinh có và nợ không bằng nhau do các tỷ giá lựa chọn khi chuyển đổi là khác nhau. Bạn xử lý việc này như thế nào?
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Theo như cách hướng dẫn lấy tỷ gía trên của bạn, khi chuyển đổi sẽ gặp phải tình trạng bảng cân đối số


Theo hướng dẫn việc lấy tỷ giá trên của bạn, mình gặp vấn đề là khi lên bảng cân đối số phát sinh VNĐ phát sinh có và nợ không bằng nhau do các tỷ giá lựa chọn khi chuyển đổi là khác nhau. Bạn xử lý việc này như thế nào?
Bạn là kế toán tổng hợp hay KTT
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Bạn có thể vận dụng các quy định về tỷ giá sử dụng để chuyển đổi các khoản mục tại Điều 107.

Chênh lệch tỷ giá khi chuyển đổi được phản ánh ở chỉ tiêu Mã số 417 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
 
  • Like
Reactions: fighting
Z

zuzutit

Cao cấp
4/6/13
421
32
28
hà nội
Cái vụ tỷ giá như ở tkhq của mình bực mình lắm.
Tk về đúng tỷ giá ở hq thì giá trị tính ra vnd là 20tr, thuế 2tr là ok, nhưng nếu tỷ giá ngân hàng là 20,5tr chẳng hạn, thuế lại là 2tr theo đúng tk nộp thuế, thì khó tìm ra sai khi nhập hàng tkhq. Và như thế mỗi ngày tk lại 1 tỷ giá, lại in tg theo đúng ngân hàng để nhập vào tk.
Đồng thời tg hq đã tương đối đúng rồi, sai lệch đã có cltg, thuế cứ nghĩ ra mấy cái lằng nhằng.
 
  • Like
Reactions: fighting

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA