Chế độ ốm đau BHXH

  • Thread starter Lặng Yên
  • Ngày gửi
Lặng Yên

Lặng Yên

Cao cấp
24/9/14
5,457
1,502
113
31
Quận Tân Bình
CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

Điều kiện hưởng:

– Trường hợp bản thân bị ốm đau: không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– Trường hợp có con dưới 7 tuổi bị ốm: phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong hai trường hợp trên

Không được hưởng trợ cấp ốm đau các trường hợp sau:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
– Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Chế độ hưởng:

Trường hợp bản thân bị ốm đau:

* Thời gian hưởng: tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần, được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Thời gian tham gia BHXH<15 nămTừ 15 năm < 30 năm>=30 năm
Điều kiện làm việc bình thường30 ngày/năm40 ngày/năm60 ngày/năm
DDKLV nặng nhọc độc hại, nơi có phụ cấp khu vực từ 0.740 ngày/năm50 ngày/năm70 ngày/năm
[TBODY] [/TBODY]
* Việc xác định người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên để tính thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm, được căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm việc của người lao động tại thời điểm người lao động bị ốm đau, tai nạn.

* Mức hưởng:

Mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày và con ốm:
Mức hưởng chế độ ốm đau ngắn =( (Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc)/24) * 75%* Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày (con ốm)

Mắc bệnh dài ngày trong danh mục bệnh cần chữa bệnh dài ngày do Bộ Y tế ban hành (Thông tư 14/2016/TT-BYT.); Tối đa 180 ngày (tỷ lệ 75%) tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần. Nếu vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp, tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Thời gian tham gia BHXH< 15 nămTừ 15 năm đến < 30 năm>= 30 năm
Tỷ lệ hưởng50% (cũ 45%)55%65%
[TBODY] [/TBODY]
Mức hưởng ốm dài ngày khi đủ tháng:
Mức hưởng = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc * Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)* Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Mức hưởng ốm dài ngày khi có ngày lẻ:
Mức hưởng =(( Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc )/24 )*Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)*Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Lưu ý: Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 vẫn đang hưởng trợ cấp ốm đau thì được tiếp tục thực hiện chế độ ốm đau, không bị khống chế thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội.

Trường hợp có con dưới 7 tuổi bị ốm:

* Thời gian hưởng: tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần, được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.Trường hợp cha mẹ cùng tham gia BHXH, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ hoặc cả hai cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm theo quy định của Luật.

Thời gian hưởngcon < 3 tuổicon từ 3 đến < 7 tuổi
Tối đa cho 1 con20 ngày/năm15 ngày/năm
[TBODY] [/TBODY]
* Mức hưởng: như bản thân bị ốm

Lưu ý: Người lao động bị ốm đau, tai nạn, con ốm phải nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì giải quyết chế độ ốm đau,tai nạn, con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và con ốm:

• Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
• Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
• Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động
lập.

Giải quyết hưởng chế độ ốm đau và con ốm:

• Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
• Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
• Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động,cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

CHẾ ĐỘ DƯỠNG SỨC, PHỤC HỒI SỨC KHỎE SAU KHI ỐM ĐAU

Điều kiện hưởng:

Đã hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian quy định trong một năm, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định
Thời gian hưởng: gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.
– 10 ngày: bệnh dài ngày
– 7 ngày: bệnh phải phẫu thuật
– 5 ngày: trường hợp khác

Mức hưởng một ngày = 30% mức lương cơ sở

Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau:

• Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
• Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.
• Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nàothì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
• Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Nguồn tham khảo: Mục 1, Chương III Luật BHXH 58/2014/QH13 và Mục 1, Chương II Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
R

RiDongFood

Guest
17/11/15
10
0
1
Bạn ơi bạn cho mình hỏi vấn đề này nhé, do mình mới vào phụ trách về mảng BH mà chưa có kinh nghiệm. Theo mình được biết thì lúc trước có quy định là 2% sẽ được đơn vị giữ lại để chi trả cho người lao động khi ốm đau.... Nhưng kể từ năm 2016 thì 2% đó phải nộp luôn cho bên BH. Vậy mỗi lần mình lập hồ sơ ốm đau, thai sản... cho bên BH thì số tiền phải chi trả đó BH sẽ chi trả lại cho người sử dụng LĐ để người sử dụng LĐ trả cho người LĐ hay là bên BH sẽ trả trực tiếp cho người LĐ vậy.
 
tieulyhue

tieulyhue

Cao cấp
20/10/10
473
181
43
37
huế
Bạn ơi bạn cho mình hỏi vấn đề này nhé, do mình mới vào phụ trách về mảng BH mà chưa có kinh nghiệm. Theo mình được biết thì lúc trước có quy định là 2% sẽ được đơn vị giữ lại để chi trả cho người lao động khi ốm đau.... Nhưng kể từ năm 2016 thì 2% đó phải nộp luôn cho bên BH. Vậy mỗi lần mình lập hồ sơ ốm đau, thai sản... cho bên BH thì số tiền phải chi trả đó BH sẽ chi trả lại cho người sử dụng LĐ để người sử dụng LĐ trả cho người LĐ hay là bên BH sẽ trả trực tiếp cho người LĐ vậy.
Bên bạn trả lương bằng chuyển khoản hay tiền mặt? Nếu là chuyển khoản thì lúc lập danh sách đề nghị hưởng chế độ C70a bạn ghi số tài khoản của nhân viên luôn. Ngược lại, nếu là tiền mặt thì cơ quan BHXH sẽ chi trả cho NLĐ thông qua đơn vị sử dụng lao động.
 
  • Like
Reactions: Helen69
Lặng Yên

Lặng Yên

Cao cấp
24/9/14
5,457
1,502
113
31
Quận Tân Bình
Bạn ơi bạn cho mình hỏi vấn đề này nhé, do mình mới vào phụ trách về mảng BH mà chưa có kinh nghiệm. Theo mình được biết thì lúc trước có quy định là 2% sẽ được đơn vị giữ lại để chi trả cho người lao động khi ốm đau.... Nhưng kể từ năm 2016 thì 2% đó phải nộp luôn cho bên BH. Vậy mỗi lần mình lập hồ sơ ốm đau, thai sản... cho bên BH thì số tiền phải chi trả đó BH sẽ chi trả lại cho người sử dụng LĐ để người sử dụng LĐ trả cho người LĐ hay là bên BH sẽ trả trực tiếp cho người LĐ vậy.
Nếu bạn ở TP.HCM thì sẽ trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ, nếu tài khoản của người lao động có vấn đề gì đó thì sẽ chi trả qua tài khoản đơn vị, đơn vị trả lại cho NLĐ

Còn ở các tỉnh khác thì mình không rõ có trả qua tk nlđ hay chưa nên bạn có thể trả ở đơn vị
 
C

Cả sẹo

Cao cấp
13/4/16
396
30
28
34
thông tư 34/2013 hết hiệu lực rồi e thay bằng thông tư 14/2016
 
C

Cả sẹo

Cao cấp
13/4/16
396
30
28
34
Em chưa hiểu ý anh ?
Chỗ danh sách các bệnh cần chữa trị dài ngày theo bộ Y tế thì thông tư 34/2013 e tríc dẫn ở trên hết hiệu lực từ 01/07/2016 rồi e có thể thay thế băng thông tư 14/2016 của BYT.!
 
Lặng Yên

Lặng Yên

Cao cấp
24/9/14
5,457
1,502
113
31
Quận Tân Bình
Chỗ danh sách các bệnh cần chữa trị dài ngày theo bộ Y tế thì thông tư 34/2013 e tríc dẫn ở trên hết hiệu lực từ 01/07/2016 rồi e có thể thay thế băng thông tư 14/2016 của BYT.!
Cám ơn anh, em đã chỉnh.
 
H

Hà Neo

Guest
8/3/17
2
0
1
34
em mới được bàn giao làm bảo hiểm cho công ty nên chưa hiểu thủ tục lắm. Anh chị cho em hỏi làm thủ tục 1 bạn nghỉ ốm nhưng bị trả về ghi là "không đủ điều kiện hưởng tháng 9 liền kề không thanh toán" là thế nào ạ? Và giờ em phải làm thế nào để bạn ấy được hưởng chế độ ạ? Em cảm ơn
 
Thủy BB

Thủy BB

....................
11/8/16
2,023
675
113
TP.HCM-Gia Lai
em mới được bàn giao làm bảo hiểm cho công ty nên chưa hiểu thủ tục lắm. Anh chị cho em hỏi làm thủ tục 1 bạn nghỉ ốm nhưng bị trả về ghi là "không đủ điều kiện hưởng tháng 9 liền kề không thanh toán" là thế nào ạ? Và giờ em phải làm thế nào để bạn ấy được hưởng chế độ ạ? Em cảm ơn
Bạn xem thử bạn này có thuộc nhóm đối tượng trong này ko? Nếu hok thì bạn up chi tiết thông báo trả kết quả để dễ hỉu hơn nhé.
Căn cứ Khoản Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
10. (được bãi bỏ)
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
12. (được bãi bỏ)
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học”.
 
H

Hà Neo

Guest
8/3/17
2
0
1
34
Bạn xem thử bạn này có thuộc nhóm đối tượng trong này ko? Nếu hok thì bạn up chi tiết thông báo trả kết quả để dễ hỉu hơn nhé.
Căn cứ Khoản Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
10. (được bãi bỏ)
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
12. (được bãi bỏ)
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học”.
Dạ bạn ấy không thuộc nhóm này chị ạ. Bạn ấy bị ốm phải nằm viện 20 ngày, Thông báo trả kết quả cột lý do chưa giải quyết chỉ có duy nhất 1 câu "không đủ điều kiện hưởng tháng 9 liền kề không thanh toán" thế thôi ạ.
 
Thủy BB

Thủy BB

....................
11/8/16
2,023
675
113
TP.HCM-Gia Lai
Dạ bạn ấy không thuộc nhóm này chị ạ. Bạn ấy bị ốm phải nằm viện 20 ngày, Thông báo trả kết quả cột lý do chưa giải quyết chỉ có duy nhất 1 câu "không đủ điều kiện hưởng tháng 9 liền kề không thanh toán" thế thôi ạ.
V e gọi hỏi bên quản lý thu xem họ giải thích s?
 
Lặng Yên

Lặng Yên

Cao cấp
24/9/14
5,457
1,502
113
31
Quận Tân Bình
em mới được bàn giao làm bảo hiểm cho công ty nên chưa hiểu thủ tục lắm. Anh chị cho em hỏi làm thủ tục 1 bạn nghỉ ốm nhưng bị trả về ghi là "không đủ điều kiện hưởng tháng 9 liền kề không thanh toán" là thế nào ạ? Và giờ em phải làm thế nào để bạn ấy được hưởng chế độ ạ? Em cảm ơn
Bạn nên ghi rõ là công ty bạn làm thủ tục ốm đau ntn, người lao động nghỉ hưởng ốm đau ra sao, để có thể tư vấn chính xác được
 
tieuthu_007

tieuthu_007

Cao cấp
10/8/06
523
128
43
Tp.HCM
Cho mình hỏi bên mình có nhân viên nghỉ do viêm ruột thừa. Nằm viện từ 15/08 đến 18/08, nghỉ dưỡng sức từ 19/08 đến 23/08 nhưng bạn ấy chỉ nghỉ hết 22, 23 đi làm rồi, bên mình nghỉ chủ Nhật.
Vậy mình khai như sau:
A. Chế độ ốm đau.
I. Bản thân ốm thường

Họ tên: Trần B số sổ: 01234 tình trạng: PT, từ ngày 15/08/2017 đến ngày 18/08/2017, tổng số 04 ngày Hình thức nhận: ghi số TK
C. Dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Họ tên: Trần B số sổ: 01234 tình trạng: ? từ ngày 19/08/2017 đến ngày 22/08/2017, tổng số 03 ngày Hình thức nhận: ghi số TK
Ghi như vậy đã được chưa ạ? (vì giờ họ nhận hồ sơ qua bưu điện nên sợ hồ sơ sai lại trả về mất thời gian nên bạn nào từng làm rồi thì hướng dẫn giúp mình nhé)
Cảm ơn các bạn nhiều.
 
tieulyhue

tieulyhue

Cao cấp
20/10/10
473
181
43
37
huế
@tieuthu_007 Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Bạn tham khảo nhé
 
tieulyhue

tieulyhue

Cao cấp
20/10/10
473
181
43
37
huế
@tieuthu_007 Nếu trong năm chưa nghỉ đủ số ngày quy định (thường là 30 ngày) thì cái nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của bạn cũng cần có chứng từ, đó là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH của bác sĩ. Nếu ko có thì bạn yêu cầu NLĐ cung cấp.
Chúc bạn làm tốt.
 
R

RiDongFood

Guest
17/11/15
10
0
1
Cho mình hỏi bên mình có nhân viên nghỉ do viêm ruột thừa. Nằm viện từ 15/08 đến 18/08, nghỉ dưỡng sức từ 19/08 đến 23/08 nhưng bạn ấy chỉ nghỉ hết 22, 23 đi làm rồi, bên mình nghỉ chủ Nhật.
Vậy mình khai như sau:
A. Chế độ ốm đau.
I. Bản thân ốm thường

Họ tên: Trần B số sổ: 01234 tình trạng: PT, từ ngày 15/08/2017 đến ngày 18/08/2017, tổng số 04 ngày Hình thức nhận: ghi số TK
C. Dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Họ tên: Trần B số sổ: 01234 tình trạng: ? từ ngày 19/08/2017 đến ngày 22/08/2017, tổng số 03 ngày Hình thức nhận: ghi số TK
Ghi như vậy đã được chưa ạ? (vì giờ họ nhận hồ sơ qua bưu điện nên sợ hồ sơ sai lại trả về mất thời gian nên bạn nào từng làm rồi thì hướng dẫn giúp mình nhé)
Cảm ơn các bạn nhiều.

ủa bên bạn có giấy đề nghị nghỉ dưỡng sức nữa àh.
Bên mình thường thì làm trong phần bản thân ốm thường luôn là tổng số ngày nghỉ bao gồm các ngày nằm viện cộng với ngày nghỉ tiếp theo (ngày nghỉ tiếp theo là phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH) chứ không có phân ra dưỡng sức phục hôi hay ốm đau gì cả. Với lại bên bạn nghỉ chủ nhật thì ở cột điều kiện tính hưởng - tình trạng thì bạn ghi CN vào.
Ngoài ra, trước khi gửi văn bản giấy bạn cần gửi mail trước cho bên chế độ BH. Mình hay làm như vậy đấy, không biết bên bạn có giống mình không.
 
tieuthu_007

tieuthu_007

Cao cấp
10/8/06
523
128
43
Tp.HCM
@tieuthu_007 Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Bạn tham khảo nhé
Cảm ơn bạn, nhưng mình đang thắc mắc cách điền vào mẫu C70a-HD đó bạn
 
tieuthu_007

tieuthu_007

Cao cấp
10/8/06
523
128
43
Tp.HCM
ủa bên bạn có giấy đề nghị nghỉ dưỡng sức nữa àh.
Bên mình thường thì làm trong phần bản thân ốm thường luôn là tổng số ngày nghỉ bao gồm các ngày nằm viện cộng với ngày nghỉ tiếp theo (ngày nghỉ tiếp theo là phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH) chứ không có phân ra dưỡng sức phục hôi hay ốm đau gì cả. Với lại bên bạn nghỉ chủ nhật thì ở cột điều kiện tính hưởng - tình trạng thì bạn ghi CN vào.
Ngoài ra, trước khi gửi văn bản giấy bạn cần gửi mail trước cho bên chế độ BH. Mình hay làm như vậy đấy, không biết bên bạn có giống mình không.
À đúng rồi bạn, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng nghỉ bảo hiểm, chắc mình hiểu sai. Vậy là gộp chung vào mục I. Bản thân ốm đau thường với số ngày là 7 ngày , tình trạng ghi: CN. phải vậy không bạn?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA