Let's Interview
Let's Interview
- 25/3/17
- 4
- 0
- 1
- 39
Trong video này tôi sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về Chi tiết cách thiết kế cv xin việc ấn tượng
Quả thật, một cv xin việc (resume) là “vũ khí” quan trọng khi tiếp cận các cơ hội nghề nghiệp.
Thậm chí, một số Nhà Tuyển Dụng (NTD) chỉ cần xem hồ sơ trong 30 giây là đã có thể đi đến quyết định có nhận ứng viên đó vào vòng phỏng vấn hay không.
Trong video này, / tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để giúp bạn tạo ra một mẫu cv xin việc ấn tượng cho riêng mình.
Một mẫu đơn xin việc cơ bản bao gồm có 5 phần: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, Kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, học vấn
1. Đầu tiên tôi nói về thông tin cá nhân:
Đây là một trong những mục quan trọng nhất nhưng cũng… dễ viết nhất.
Mục đích của thông tin cá nhân là để NTD có thể liên lạc với bạn mọi lúc, mọi nơi cho lời mời phỏng vấn.
Thông tin cá nhân chỉ nên bao gồm: Tên họ, ngày tháng năm sinh, giới tính, số điện thoại liên lạc & địa chỉ email.
2. Mục tiêu nghề nghiệp:
Thay vì viết “Tôi muốn ứng tuyển vào vị trí Nhân viên kinh doanh trong ngành CNTT”
vào phần mục tiêu nghề nghiệp,/ hãy cân nhắc cách viết sau:
“Với khả năng giao tiếp & thuyết phục khách hàng cùng kiến thức & sự yêu thích đối với ngành CNTT, tôi mong muốn trở thành một nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực này để giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu cũng như mang đến khách hàng những trải nghiệm mua hàng ấn tượng, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng”.
3. Kinh nghiệm làm việc – “xương sống” của một bộ hồ sơ tìm việc
Trong phần này, NTD không chỉ tìm kiếm thông tin bạn đã làm gì trong thời gian qua, mà yếu tố NTD quan tâm đến hàng đầu là bạn đã “trải qua” những sự kiện gì trong thời gian đó & bài học kinh nghiệm mà bạn tích lũy được là gì.
Thành tích:
Phần này bạn
• Vượt chỉ tiêu doanh số / trong liên tục 10 tháng đầu năm 2016
• Xây dựng được một mạng lưới khách hàng thân thiết / với trên 100 khách hàng
Lưu ý sắp xếp công việc theo thứ tự thời gian từ mới nhất trở về trước & nếu có quá nhiều kinh nghiệm để liệt kê, hãy chỉ cung cấp những kinh nghiệm / có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
4. Kỹ năng
Phần này rất quan trọng, bởi vì có những bạn không có kinh nghiệm làm việc.
Nhưng phần kỹ năng thể hiện rất là tốt, thì nhà tuyển dụng vẫn sẽ tuyển chúng ta
Một số kỹ năng chính mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu:
- Kỹ năng văn phòng: kỹ năng sử dụng máy tính & Office: word, excel,power point
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng làm việc nhóm
Thay vì viết chung chung / “Trình độ tin học văn phòng và tiếng Anh của tôi khá tốt”,
hãy ghi rõ những kỹ năng mình có như sau
• Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point…
• Viết & giao tiếp tiếng Anh lưu loát
• Kỹ năng đàm phán, thương lượng và thuyết phục khách hàng tốt
• Có tinh thần hợp tác, phối hợp tốt khi làm việc nhóm
• Đam mê tìm hiểu,/ khám phá những sản phẩm CNTT & các sản phẩm công nghệ cao
5. Học vấn
Trong mục này, bạn liệt kê bằng cấp & nơi bạn đã học tập để NTD nhìn thấy được nền tảng kiến thức của bạn
như: "Cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế (2010-2014)"
Nếu có tham gia các khóa học ngắn hạn có liên quan đến công việc đang ứng tuyển, hãy bổ sung thêm vào để nhấn mạnh sự quan tâm / & đầu tư của bạn dành cho công việc này như:
• Nghệ thuật lãnh đạo - Brainbox VietNam Foreign Languages and Management Studies Training Center (2016)
• Giám sát bán hàng chuyên nghiệp – Trường doanh nhân Pace (2016)
Bạn chỉ nên chọn những bằng cấp mới và phù hợp nhất với vị trí mình ứng tuyển để giới thiệu trong hồ sơ vì các NTD thường không muốn bị mất thời gian để đọc những thông tin “thừa” - dù chúng có ấn tượng đến đâu chăng nữa.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: