Phần mềm BRAVO
Đối tác đồng hành
Theo quy định, Doanh nghiệp ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên phải đóng bảo hiểm cho người lao động.
Căn cứ theo Quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì chi phí lương được tính vào chi phí được trừ nếu đảm bảo đủ các điều kiện:
– Khoản chi phí lương của doanh nghiệp cho người lao động dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Có đầy đủ chứng từ chi phí lương như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng lao động,
+ Hợp đồng lao động
+ Quy chế tiền lương, thưởng.
+ Thỏa ước lao động tập thể (nếu có)
+ Quyết định tăng lương (trong trường hợp tăng lương)
+ Bảng chấm công hàng tháng.
+ Bảng thanh toán tiền lương.
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.5 quy định như sau:
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (Tiền lương thực chi trong năm).
– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Kết luận:
Như vậy, quy định về các khoản chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ. Hiện tại chưa có văn bản pháp quy nào quy định doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ.
– Về Luật bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên, doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp và truy thu bảo hiểm khi cơ quan bảo hiểm phát hiện ra doanh nghiệp không đóng bảo hiểm theo quy định tại Luật bảo hiểm.
– Về Luật thuế TNDN, Về Luật thuế TNDN doanh nghiệp hiện hành chi phí tiền lương của doanh nghiệp nếu có đầy đủ chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ khi chi phí lương này có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định.
Nguồn: dailythuecongminh.com
Căn cứ theo Quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì chi phí lương được tính vào chi phí được trừ nếu đảm bảo đủ các điều kiện:
– Khoản chi phí lương của doanh nghiệp cho người lao động dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Có đầy đủ chứng từ chi phí lương như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng lao động,
+ Hợp đồng lao động
+ Quy chế tiền lương, thưởng.
+ Thỏa ước lao động tập thể (nếu có)
+ Quyết định tăng lương (trong trường hợp tăng lương)
+ Bảng chấm công hàng tháng.
+ Bảng thanh toán tiền lương.
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.5 quy định như sau:
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (Tiền lương thực chi trong năm).
– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Kết luận:
Như vậy, quy định về các khoản chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ. Hiện tại chưa có văn bản pháp quy nào quy định doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ.
– Về Luật bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên, doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp và truy thu bảo hiểm khi cơ quan bảo hiểm phát hiện ra doanh nghiệp không đóng bảo hiểm theo quy định tại Luật bảo hiểm.
– Về Luật thuế TNDN, Về Luật thuế TNDN doanh nghiệp hiện hành chi phí tiền lương của doanh nghiệp nếu có đầy đủ chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ khi chi phí lương này có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định.
Nguồn: dailythuecongminh.com