Cơ thể con người tiến hóa để phù hợp với hoạt động đứng và vận động nhiều. Khi bạn ngồi trên ghế, cơ thể gấp khúc, hông thắt chặt, xương sống gần như cứng lại khiến cho máu khó lưu thông. Điều đó có thể ảnh hưởng tới chức năng của não, tim mạch, huyết áp, thậm chí tăng nguy cơ đông máu. Thói quen ngồi lâu cũng khiến các enzym đốt cháy chất béo trong cơ thể giảm đáng kể.
TS. Allan Stewart, Phụ trách Phẫu thuật động mạch chủ, trường Y Icahn (Mount Sinai), cho biết: “Điều quan trọng là khi bạn ngồi nhiều, nhịp tim sẽ chậm hơn và nó làm ảnh hưởng đến mọi thứ khác”.
Cụ thể:
1. Bạn có xu hướng ăn ít thực phẩm lành mạnh và thường chọn các món ăn có đường để lấy năng lượng.
2. Bạn sẽ tích mỡ ở tim do ít vận động nên các axit béo và cholesterol sẽ tăng cường đi vào tim, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ngay cả khi bạn tập thể dục tới 4 lần mỗi tuần thì cũng không thể bù đắp thiệt hại do ngồi liền tù tì 6 tiếng mỗi ngày.
3. Làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Theo TS. Stewart, những người ngồi 6 tiếng mỗi ngày sẽ trở nên ít nhạy cảm với insulin.
Kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2, vốn chịu tác động của sự thụ động và béo phì, nhưng ngay cả những nhân viên khỏe mạnh cũng có nguy cơ cao.
4. Tích mỡ vùng bụng
Nếu các cơ không được vận động, glucose sẽ không được chuyển hóa, tích lũy thành mỡ quanh vùng bụng.
5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi.
Bạn có thể làm gì?
Nếu chỉ tập luyện vào cuối tuần mà không có các quãng nghỉ giữa giờ làm thì tim và cơ bắp cũng không thể phục hồi.
Vậy nên:
1. Hãy đứng dậy bất cứ khi nào có thể bởi đứng lên để lấy cốc nước, trò chuyện hay gọi điện cũng sẽ giúp tăng nhịp tim.
2. Nghỉ giải lao mỗi tiếng.
Nếu duy trì vận động thường xuyên, nhịp tim sẽ không bị giảm xuống.
3. Đi bộ và trò chuyện trực tiếp
Nếu có cuộc họp bạn có thể đi bộ tới điểm gặp thì đừng thực hiện họp online.
4. Biến bàn làm việc tại nhà thành dụng cụ tập luyện
Hãy đặt máy tính lên lên quả bóng tập để bạn không thể ngồi yên hay đặt laptop lên máy chạy bộ khi định làm việc.
5. Duy trì tập luyện 30-45 phút mỗi lần, 4 lần/tuần...
TS. Allan Stewart, Phụ trách Phẫu thuật động mạch chủ, trường Y Icahn (Mount Sinai), cho biết: “Điều quan trọng là khi bạn ngồi nhiều, nhịp tim sẽ chậm hơn và nó làm ảnh hưởng đến mọi thứ khác”.
Cụ thể:
1. Bạn có xu hướng ăn ít thực phẩm lành mạnh và thường chọn các món ăn có đường để lấy năng lượng.
2. Bạn sẽ tích mỡ ở tim do ít vận động nên các axit béo và cholesterol sẽ tăng cường đi vào tim, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Ngay cả khi bạn tập thể dục tới 4 lần mỗi tuần thì cũng không thể bù đắp thiệt hại do ngồi liền tù tì 6 tiếng mỗi ngày.
3. Làm tăng nguy cơ kháng insulin.
Theo TS. Stewart, những người ngồi 6 tiếng mỗi ngày sẽ trở nên ít nhạy cảm với insulin.
Kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2, vốn chịu tác động của sự thụ động và béo phì, nhưng ngay cả những nhân viên khỏe mạnh cũng có nguy cơ cao.
4. Tích mỡ vùng bụng
Nếu các cơ không được vận động, glucose sẽ không được chuyển hóa, tích lũy thành mỡ quanh vùng bụng.
5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi.
Bạn có thể làm gì?
Nếu chỉ tập luyện vào cuối tuần mà không có các quãng nghỉ giữa giờ làm thì tim và cơ bắp cũng không thể phục hồi.
Vậy nên:
1. Hãy đứng dậy bất cứ khi nào có thể bởi đứng lên để lấy cốc nước, trò chuyện hay gọi điện cũng sẽ giúp tăng nhịp tim.
2. Nghỉ giải lao mỗi tiếng.
Nếu duy trì vận động thường xuyên, nhịp tim sẽ không bị giảm xuống.
3. Đi bộ và trò chuyện trực tiếp
Nếu có cuộc họp bạn có thể đi bộ tới điểm gặp thì đừng thực hiện họp online.
4. Biến bàn làm việc tại nhà thành dụng cụ tập luyện
Hãy đặt máy tính lên lên quả bóng tập để bạn không thể ngồi yên hay đặt laptop lên máy chạy bộ khi định làm việc.
5. Duy trì tập luyện 30-45 phút mỗi lần, 4 lần/tuần...
Sửa lần cuối: