Hậu quả pháp lý của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo

  • Thread starter Handoi123
  • Ngày gửi
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
37
  1. Căn cứ pháp lý
Luật Doanh nghiệp năm 2014;
Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
2. Nội dung
Tạm ngừng kinh doanh là một trong những giải pháp doanh nghiệp lựa chọn khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, cần thời gian để tìm ra phương án giải quyết, cũng như huy động vốn (nếu cần). Tạm ngừng kinh doanh là hoạt động dựa vào ý chí tự nguyện của doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp phải thông báo về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh (nếu doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo).
Mặc dù, tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, thế nhưng, để đảm bảo thị trường kinh doanh ổn định, hạn chế việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh dài hạn, khó kiểm soát, pháp luật quy định doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh doanh tối đa 01 năm, trường hợp gia hạn, có thể gia hạn thêm 01 lần, nhưng tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 02 năm.
Nếu doanh nghiệp tự ý tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
Thứ nhất, về biện pháp xử phạt hành chính
Điều 32 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”
.
Như vậy, pháp luật có quy định chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, trường hợp, doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm không thông báo theo quy định của pháp luật có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:
“1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế”
.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA