Sự khác nhau giữa chi nhánh công ty và công ty con

  • Thread starter HaiYen91
  • Ngày gửi
H

HaiYen91

Sơ cấp
13/7/18
1
0
1
33
Bạn đang phân vân về việc mở rộng phạm vi hoạt động của công ty với hình thứcthành lập chi nhánh công ty hay mở công ty con trực thuộc công ty mẹ, vậy sự giống và khác nhau của 2 loại hình này và những điều kiện pháp lý liên quan cụ thể là như thế nào? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp và giải đáp thắc mắc về pháp lý khách hàng , các chuyên viên Việt Luật hướng dẫn khách hàng với nội dung cụ thể như sau:
1. Sự giống nhau giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên
Giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên có những điểm giống nhau như sau:
- Đều là những đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại ngân hàng;
- Đều do một công ty có vị trí là công ty mẹ đầu tư vốn.
2. Sự khác nhau giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên
Những khác biệt chủ yếu giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên thể hiện qua bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí so sánh
Chi nhánh công ty
Công ty TNHH một thành viên
Hình thức công nhận Đăng ký hoạt động chi nhánh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ Không ghi nhận, do công ty giao cho chi nhánh Qui định tại Điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty
Tổ chức công tác kế toán Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, công ty là đơn vị kế toán cấp trên, báo cáo tài chính phải hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty Là đơn vị kế toán độc lập, báo cáo tài chính không bắt buộc phải hợp nhất trong BCTC của công ty mẹ (chỉ phải hợp nhất theo yêu cầu quản trị nội bộ)
Nghĩa vụ nộp thuế TNDN Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc, theo dõi trên TK 136.1 hoặc 138 Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính. Công ty mẹ theo dõi trên TK 2218- Đầu tư dài hạn khác
Về mã số đối tượng nộp thuế Theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty Được cấp một mã số độc lập
Qua bảng so sánh nêu trên có thể thấy, để quản lý một dự án đầu tư, thành lập một công ty TNHH một thành viên có lợi hơn thành lập một chi nhánh công ty.
Theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, các dự án đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN và thuế nhập khẩu. Vì vậy, thành lập công ty TNHH một thành viên lại càng thuận lợi hơn trong việc thụ hưởng các ưu đãi nêu trên.
3. Về thủ tục khi công ty chủ sở hữu cấp vốn cho công ty thành viên bằng tài sản cố định:
Khi thành lập công ty TNHH một thành viên, tức là một tập đoàn doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con đã hình thành. Vì vậy, vốn của công ty mẹ chuyển cho công ty con không gọi là “cấp vốn” mà chính xác phải là đầu tư vốn, hay góp vốn. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các thành viên góp vốn có thể góp bằng tài sản. Việc góp vốn bằng TSCĐ cần theo những quy định sau:
a) Về giá TSCĐ để xác định giá trị vốn góp, có hai trường hợp sau:
Với những TSCĐ mới mua sắm, có đầy đủ hóa đơn, công ty mẹ đã mua và đã ghi sổ tài sản cố định, căn cứ giá mua trên hóa đơn (không bao gồm thuế GTGT) để xác định giá trị vốn góp.
- Với những TSCĐ đang sử dụng, có thể xác định theo giá trị còn lại của tài sản hoặc theo giá đã được đánh giá lại. Trường hợp xác định theo giá đã được đánh giá lại phải có Biên bản của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của công ty mẹ xác định giá của tài sản dùng để góp vốn.
b) Các định khoản kế toán khi góp vốn và nhận góp vốn bằng TSCĐ như sau:
Tại công ty mẹ, kế toán ghi:
Nợ TK 221.8- Đầu tư dài hạn khác
Có TK 211- Tài sản cố định. (Giá trị của TSCĐ đem góp vốn)
Tại công ty con, kế toán ghi:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: Vốn góp.
5. Về việc công ty chủ sở hữu giao hàng cho công ty thành viên tiêu thụ theo giá quy định của công ty chủ sở hữu.
Công ty mẹ (công ty chủ sở hữu) và các công ty con là những pháp nhân độc lập. Quan hệ trong kinh doanh phải thực hiện theo quy định về hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại và các luật có liên quan. Do đó, về nguyên tắc, không có khái niệm “công ty mẹ giao hàng cho công ty con”. Trường hợp này, công ty mẹ và công ty con phải ký hợp đồng đại lý theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng. Thủ tục giao hàng, hóa đơn chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng theo quy định thông thường đối với hoạt động đại lý (khoản 5.6 mục 5 phần IV, Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

Kin7

Cao cấp
8/5/15
5,196
987
113
Bạn viết bài xấu quá.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA