Trích trước 335

  • Thread starter Kubinlun
  • Ngày gửi
K

Kubinlun

Sơ cấp
5/9/18
8
1
1
31
Kính chào anh chị webketoan, em đang học kế toán có vài vấn đề mong anh chị giúp đỡ:
+ Khi phát sinh mua hàng trước nhận hóa đơn sau ta hạch toán như sau:
1/ Khi nhận hàng
Nợ 152,nợ 642,nợ 242...
Có 331, 111
2/ khi HĐ về:
Nợ 331 (nếu ghi nhận Có 331)
Nợ 1331
Có 111,112
+ Tuy nhiên tài khoản 335 cũng được ghi nhận khi chưa có HĐ nhưng đưa vào chi phí trước nhằm đưa vào chi phí hoặc tính giá thành:
1/ Khi nhận hàng
Nợ 152, nợ 642, nợ 242..
Có 335
2/ Khi HĐ về
Nợ 335
Nợ 1331
Có 111,112

Vậy điểm khác nhau giữa hai cách hạch toán như trên như thế nào?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phương Hạ 111

Phương Hạ 111

Trung cấp
18/8/16
182
17
18
Hà Nội
Kính chào anh chị webketoan, em đang học kế toán có vài vấn đề mong anh chị giúp đỡ:
+ Khi phát sinh mua hàng trước nhận hóa đơn sau ta hạch toán như sau:
1/ Khi nhận hàng
Nợ 152,nợ 642,nợ 242...
Có 331, 111
2/ khi HĐ về:
Nợ 331 (nếu ghi nhận Có 331)
Nợ 1331
Có 111,112
+ Tuy nhiên tài khoản 335 cũng được ghi nhận khi chưa có HĐ nhưng đưa vào chi phí trước nhằm đưa vào chi phí hoặc tính giá thành:
1/ Khi nhận hàng
Nợ 152, nợ 642, nợ 242..
Có 335
2/ Khi HĐ về
Nợ 335
Nợ 1331
Có 111,112

Vậy điểm khác nhau giữa hai cách hạch toán như trên như thế nào?
Mình chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhiều lúc khi hạch toán các khoản mua hàng thì vẫn thường dùng cả 2 cách hạch toán này ^^, nhưng chỉ đối với các lần mua hàng trong thời gian ngắn hạn khoảng 2-3 tháng (ví dụ như đã có BBNT, hoặc phiếu xuất kho....các lần gộp lại, sau 2,3 tháng thì bên bán lập 1 bảng kê tổng hợp và xuất hóa đơn)
Còn đối với các nghiệp vụ dài hạn, như là đi thuê hoạt động, hoặc dự kiến phải sang quý sau thì mới nhận dc hóa đơn, thì mình sẽ hạch toán vào TK 335, đó là những j mình đang làm tuy nhiên cũng chưa tự tin lắm, bạn tham khảo nhé.
 
  • Like
Reactions: Kubinlun
K

Kubinlun

Sơ cấp
5/9/18
8
1
1
31
Mình chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhiều lúc khi hạch toán các khoản mua hàng thì vẫn thường dùng cả 2 cách hạch toán này ^^, nhưng chỉ đối với các lần mua hàng trong thời gian ngắn hạn khoảng 2-3 tháng (ví dụ như đã có BBNT, hoặc phiếu xuất kho....các lần gộp lại, sau 2,3 tháng thì bên bán lập 1 bảng kê tổng hợp và xuất hóa đơn)
Còn đối với các nghiệp vụ dài hạn, như là đi thuê hoạt động, hoặc dự kiến phải sang quý sau thì mới nhận dc hóa đơn, thì mình sẽ hạch toán vào TK 335, đó là những j mình đang làm tuy nhiên cũng chưa tự tin lắm, bạn tham khảo nhé.
Cảm ơn bạn. Tiếp tục mong có cao nhân ra tay +_+
 
P

Phạm Hoàng An

Cao cấp
5/1/16
370
130
43
Kính chào anh chị webketoan, em đang học kế toán có vài vấn đề mong anh chị giúp đỡ:
+ Khi phát sinh mua hàng trước nhận hóa đơn sau ta hạch toán như sau:
1/ Khi nhận hàng
Nợ 152,nợ 642,nợ 242...
Có 331, 111
2/ khi HĐ về:
Nợ 331 (nếu ghi nhận Có 331)
Nợ 1331
Có 111,112
+ Tuy nhiên tài khoản 335 cũng được ghi nhận khi chưa có HĐ nhưng đưa vào chi phí trước nhằm đưa vào chi phí hoặc tính giá thành:
1/ Khi nhận hàng
Nợ 152, nợ 642, nợ 242..
Có 335
2/ Khi HĐ về
Nợ 335
Nợ 1331
Có 111,112

Vậy điểm khác nhau giữa hai cách hạch toán như trên như thế nào?
Theo mình, khác biệt giữa 2 cách này là
- 331: Thường xác định chắc chắn. Ví dụ: Hóa đơn bạn chưa nhận được bản gốc nhưng nhà cung cấp đã gửi bản photo qua mail. Bạn hạch toán căn cứ vào hóa đơn photo này.
- 335: Ít chắc chắn hơn, đôi lúc là ước tính. Bên nhà cung cấp vẫn chưa phát hành hóa đơn. Bạn ước tính căn cứ vào quy định trên hợp đồng để hạch toán. Đôi lúc, giá trị này có thể thay đổi do có thể phát sinh thêm công việc.
 
  • Like
Reactions: Kubinlun
K

Kubinlun

Sơ cấp
5/9/18
8
1
1
31
Theo mình, khác biệt giữa 2 cách này là
- 331: Thường xác định chắc chắn. Ví dụ: Hóa đơn bạn chưa nhận được bản gốc nhưng nhà cung cấp đã gửi bản photo qua mail. Bạn hạch toán căn cứ vào hóa đơn photo này.
- 335: Ít chắc chắn hơn, đôi lúc là ước tính. Bên nhà cung cấp vẫn chưa phát hành hóa đơn. Bạn ước tính căn cứ vào quy định trên hợp đồng để hạch toán. Đôi lúc, giá trị này có thể thay đổi do có thể phát sinh thêm công việc.
Cảm ơn bạn. Nhưng mình tìm hiểu ở các thông tin thì hạch toán theo Cách 1 thì vẫn có trường hợp giá trị thực tế chênh lệch và vẫn phải điều chỉnh lại như thường. Vì nếu nhà CC có bản photo/scan thì mình cũng có thể căn cứ để hạch toán luôn không cần chờ hoá đơn về :
Nợ 152, 642, 242
Nợ 1331
Có 331,111,...
Hi vọng có anh chị giải thích giúp em rõ hơn về 2 cách này để áp dụng không nhầm lẫn.
 
P

Phạm Hoàng An

Cao cấp
5/1/16
370
130
43
Cảm ơn bạn. Nhưng mình tìm hiểu ở các thông tin thì hạch toán theo Cách 1 thì vẫn có trường hợp giá trị thực tế chênh lệch và vẫn phải điều chỉnh lại như thường. Vì nếu nhà CC có bản photo/scan thì mình cũng có thể căn cứ để hạch toán luôn không cần chờ hoá đơn về :
Nợ 152, 642, 242
Nợ 1331
Có 331,111,...
Hi vọng có anh chị giải thích giúp em rõ hơn về 2 cách này để áp dụng không nhầm lẫn.
Uhm. Mình chưa rõ trường hợp giá trị thực tế cách 1 có khác biệt. Bạn cho mình 1 ví dụ cụ thể được không?
Mình có xem lại cái ví dụ mình đưa ra về "Hóa đơn bạn chưa nhận được bản gốc nhưng nhà cung cấp đã gửi bản photo qua mail. Bạn hạch toán căn cứ vào hóa đơn photo này" . Nếu mà nhập hàng tồn kho thì hơi không phù hợp một tí.
A/ Về cách hạch toán 1.
=> Đối với trường hợp hàng tồn kho thì mình hạch toán theo ngày nhập kho ,không phải ngày hóa đơn -> Mình hạch toán theo giá trị trên hợp đồng, chưa hạch toán thuế (Hợp đồng này chắc chắn là fixed và chúng ta biết rằng nó chắc chắn là không thay đổi giá trị, hóa đơn nhận được chắc chắn đủ và đúng trên hợp đồng)
=> Khi nhận hóa đơn (gốc hoặc photo) thì hạch toán bổ sung thuế.

B/ Trích trước:
Mang tính chất ước tính nên thường khác biệt so với thực tế. Ví dụ: trích trước tiền điện căn cứ vào tháng trước.
Trích trước đối với các công ty xây dựng:
1 đoạn quy định ở TT200.
"Trường hợp doanh nghiệp chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới việc đầu tư, xây dựng bất động sản nhưng đã phát sinh doanh thu bán bất động sản, doanh nghiệp được trích trước một phần chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi bất động sản hoàn thành toàn bộ, doanh nghiệp phải quyết toán số chi phí đã trích trước vào giá vốn hàng bán. Phần chênh lệch giữa số chi phí đã trích trước cao hơn số chi phí thực tế phát sinh được điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán của kỳ thực hiện quyết toán" Nợ 632/335 => Khi quyết toán sẽ có khác biệt.
 
  • Like
Reactions: Kubinlun
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
Bạn Hoàng An có cách tìm hiểu đúng đó. Muốn xác định một nghiệp vụ dùng tài khoản nào để thì trước tiên bạn phải xem nội dung tài khoản đó phản ánh có phù hợp không, sau đó dựa theo các nguyên tắc khác để xác định.
Khi đi học, những bài đầu tiên của nguyên lý kế toán, ta thường hay không để ý và cũng thường hay không nhớ. Bắt đầu từ bài liên quan đến nợ, có các bạn mới ấn tượng trong khi các bài trước đó lại có tính định hướng. Bạn Cubinlun đang đi học, xem lại bài giảng của nguyên lý kế toán nhé, thường là bài 1 và bài 2 ấy. Trong hai bài ấy có nói về các nguyên tắc kế toán. Phải có các khái niện đó, rồi đọc nội dung tài khoản phản ánh thì mới hiểu và có chọn lựa tài khoản đúng.
Trong ví dụ ở đây, bạn đang phân vân sử dụng TK 331 và 335. Thông tư hiện hành hướng dẫn chế độ kế toán là thông tư 200 hoặc thông tư 133 áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lấy nội dung phản ánh của 2 tài khoản này ra, so sánh. Sau đó, xem lại nội dung lý thuyết liên quan đến kỳ ghi sổ rồi chọn lựa dùng TK nào. Vì bạn đang đi học nên phải cố gắng suy nghĩ thêm nhé
Nếu có chỗ nào chưa hiểu. Bạn cứ hỏi nhé
Hy vọng, nội dung trên có ích với bạn!
 
  • Like
Reactions: Kubinlun
K

Kubinlun

Sơ cấp
5/9/18
8
1
1
31
Bạn Hoàng An có cách tìm hiểu đúng đó. Muốn xác định một nghiệp vụ dùng tài khoản nào để thì trước tiên bạn phải xem nội dung tài khoản đó phản ánh có phù hợp không, sau đó dựa theo các nguyên tắc khác để xác định.
Khi đi học, những bài đầu tiên của nguyên lý kế toán, ta thường hay không để ý và cũng thường hay không nhớ. Bắt đầu từ bài liên quan đến nợ, có các bạn mới ấn tượng trong khi các bài trước đó lại có tính định hướng. Bạn Cubinlun đang đi học, xem lại bài giảng của nguyên lý kế toán nhé, thường là bài 1 và bài 2 ấy. Trong hai bài ấy có nói về các nguyên tắc kế toán. Phải có các khái niện đó, rồi đọc nội dung tài khoản phản ánh thì mới hiểu và có chọn lựa tài khoản đúng.
Trong ví dụ ở đây, bạn đang phân vân sử dụng TK 331 và 335. Thông tư hiện hành hướng dẫn chế độ kế toán là thông tư 200 hoặc thông tư 133 áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lấy nội dung phản ánh của 2 tài khoản này ra, so sánh. Sau đó, xem lại nội dung lý thuyết liên quan đến kỳ ghi sổ rồi chọn lựa dùng TK nào. Vì bạn đang đi học nên phải cố gắng suy nghĩ thêm nhé
Nếu có chỗ nào chưa hiểu. Bạn cứ hỏi nhé
Hy vọng, nội dung trên có ích với bạn!
Anh Hoàng Lão Tà cho em được hỏi về phần nộp tiền thuế thay cho chủ nhà khi mình thuê làm văn phòng. Em có xem các hướng dẫn , ví dụ về trường hợp này thì đa số đều cho ví dụ và cách hạch toán như sau:
a) Dựa vào chứng từ thanh toán:
Nợ 242
Có 1111, 331
b) Dựa vào chứng từ nộp thuế thay:
Nợ 642, 242
Có 1111, 1121
Tuy nhiên, em không thấy hạch toán xử lý của bên cho thuê sau khi mình nộp thuế thay cho họ, nếu chỉ hạch toán như thế thì dù được đưa vào chi phí được trừ nhưng khoản chi nộp thuế thay lại chưa thấy xử lý? (bên cho thuê cấn trừ công nợ, trả lại sau...?) Hay nếu đầy đủ thì thực tế sẽ hạch toán như sau:
TH1: Lấy phần nộp thuế thay cấn trừ công nợ: (ví dụ thuê 10 triệu, nộp thay 1 triệu)
a) Dựa vào chứng từ thanh toán
Nợ 242: 10 triệu
Có 331: 10 triệu
b) Dựa vào chứng từ nộp thuế thay cấn trừ công nợ
Nợ 331: 1 triệu
Có 1111,1121: 1 triệu
c) Khi thanh toán nợ còn lại
Nợ 331: 9 triệu
Có 1111,1121: 9 triệu
TH2: Khách trả lại sau:
a) Dựa vào chứng từ thanh toán
Nợ 242: 10 triệu
Có 1111: 10 triệu
b) Dựa vào chứng từ nộp thuế thay:
Nợ 642, 242: 1 triệu
Có 1111, 1121: 1 triệu
c) Khách trả lại sau:
Nợ 1111: 1 triệu
Có (???) : 1 triệu
Không biết em đã hiểu đúng chưa, anh xem giúp em nha, em xin cảm ơn :(
 
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
Anh Hoàng Lão Tà cho em được hỏi về phần nộp tiền thuế thay cho chủ nhà khi mình thuê làm văn phòng. Em có xem các hướng dẫn , ví dụ về trường hợp này thì đa số đều cho ví dụ và cách hạch toán như sau:
a) Dựa vào chứng từ thanh toán:
Nợ 242
Có 1111, 331
b) Dựa vào chứng từ nộp thuế thay:
Nợ 642, 242
Có 1111, 1121
Tuy nhiên, em không thấy hạch toán xử lý của bên cho thuê sau khi mình nộp thuế thay cho họ, nếu chỉ hạch toán như thế thì dù được đưa vào chi phí được trừ nhưng khoản chi nộp thuế thay lại chưa thấy xử lý? (bên cho thuê cấn trừ công nợ, trả lại sau...?) Hay nếu đầy đủ thì thực tế sẽ hạch toán như sau:
TH1: Lấy phần nộp thuế thay cấn trừ công nợ: (ví dụ thuê 10 triệu, nộp thay 1 triệu)
a) Dựa vào chứng từ thanh toán
Nợ 242: 10 triệu
Có 331: 10 triệu
b) Dựa vào chứng từ nộp thuế thay cấn trừ công nợ
Nợ 331: 1 triệu
Có 1111,1121: 1 triệu
c) Khi thanh toán nợ còn lại
Nợ 331: 9 triệu
Có 1111,1121: 9 triệu
TH2: Khách trả lại sau:
a) Dựa vào chứng từ thanh toán
Nợ 242: 10 triệu
Có 1111: 10 triệu
b) Dựa vào chứng từ nộp thuế thay:
Nợ 642, 242: 1 triệu
Có 1111, 1121: 1 triệu
c) Khách trả lại sau:
Nợ 1111: 1 triệu
Có (???) : 1 triệu
Không biết em đã hiểu đúng chưa, anh xem giúp em nha, em xin cảm ơn :(
Đối với lương người lao động thì có lương net và lương gross
Đối với tiền thuê tài sản thì có nộp thuế thay và không nộp thuế thay
Hai tình huống này tương tự nhau, cách hiểu cũng tương tự. Phần lương net và phần thuế nộp thay là do doanh nghiệp chấp nhận thêm phần chi phí để thuê được lao động hoặc thuê được tài sản mà lãnh đạo doanh nghiệp cho là đặc biệt, cần có ưu đãi, chính sách riêng. Đương nhiên, về phần bản chất, đó chính là chi phí của doanh nghiệp nên được trừ khi tính thuế TNDN.
=> Khi nộp thay thuế cho chủ nhà, tức là doanh nghiệp đồng ý trả thêm tiền để được thuê nhà nên số đó mới được đưa vào chi phí, Nếu bạn trừ tiền vào lần sau, họ sẽ không cho thuê nữa, hoặc họ sẽ tăng giá cho thuê sao cho số tiền họ nhận được sau khi đã trừ thuế bằng đúng số tiền mình trả nhưng không có phần nộp thay.
Theo cách hiểu của bạn thì đến dòng cuối cùng phải điền ??? đó thôi là vì không phải tiền của mình bỏ ra nhưng lại ghi vào chi phí rồi thì nó sẽ không cân.
 
  • Like
Reactions: Kubinlun
K

Kubinlun

Sơ cấp
5/9/18
8
1
1
31
Đối với lương người lao động thì có lương net và lương gross
Đối với tiền thuê tài sản thì có nộp thuế thay và không nộp thuế thay
Hai tình huống này tương tự nhau, cách hiểu cũng tương tự. Phần lương net và phần thuế nộp thay là do doanh nghiệp chấp nhận thêm phần chi phí để thuê được lao động hoặc thuê được tài sản mà lãnh đạo doanh nghiệp cho là đặc biệt, cần có ưu đãi, chính sách riêng. Đương nhiên, về phần bản chất, đó chính là chi phí của doanh nghiệp nên được trừ khi tính thuế TNDN.
=> Khi nộp thay thuế cho chủ nhà, tức là doanh nghiệp đồng ý trả thêm tiền để được thuê nhà nên số đó mới được đưa vào chi phí, Nếu bạn trừ tiền vào lần sau, họ sẽ không cho thuê nữa, hoặc họ sẽ tăng giá cho thuê sao cho số tiền họ nhận được sau khi đã trừ thuế bằng đúng số tiền mình trả nhưng không có phần nộp thay.
Theo cách hiểu của bạn thì đến dòng cuối cùng phải điền ??? đó thôi là vì không phải tiền của mình bỏ ra nhưng lại ghi vào chi phí rồi thì nó sẽ không cân.
Em xin làm phiền hỏi Hoàng lão tà một câu ạ:
Khi mua cuốn hóa đơn hay tự in thì mình sẽ định khoản 6422 hay 6423 ạ? Em có tìm hiểu nhưng vẫn chưa có câu giải thích thỏa đang ( có người thì bảo cho vào 6428), có cách nào để dễ phân biệt 6422 và 6423 không? Theo em hiểu thì:
NVL: biến đổi hoàn toàn so với hình thái ban đầu
CCDC: hầu như không biến đổi so với hình thái ban đầu
Vậy thì, mua hóa đơn về sử dụng thì nó không biển đổi hình thái so với ban đầu (chỉ dùng để viết lên) -> 6423 , hay là trong quá trình xuất HĐ thì đã hao hụt số lượng hóa đơn (liên đỏ) làm thay đổi hình thái cuốn hóa đơn -> 6422
 
hoang lao ta

hoang lao ta

Cao cấp
15/9/07
372
178
43
thanh pho hoc chi minh
Em xin làm phiền hỏi Hoàng lão tà một câu ạ:
Khi mua cuốn hóa đơn hay tự in thì mình sẽ định khoản 6422 hay 6423 ạ? Em có tìm hiểu nhưng vẫn chưa có câu giải thích thỏa đang ( có người thì bảo cho vào 6428), có cách nào để dễ phân biệt 6422 và 6423 không? Theo em hiểu thì:
NVL: biến đổi hoàn toàn so với hình thái ban đầu
CCDC: hầu như không biến đổi so với hình thái ban đầu
Vậy thì, mua hóa đơn về sử dụng thì nó không biển đổi hình thái so với ban đầu (chỉ dùng để viết lên) -> 6423 , hay là trong quá trình xuất HĐ thì đã hao hụt số lượng hóa đơn (liên đỏ) làm thay đổi hình thái cuốn hóa đơn -> 6422
Bạn dùng hóa đơn khi nào? và múc đích là gì? Câu trả lời là dùng hóa đơn khi bán hàng và các nghiệp vụ tương tự bán hàng như cho, biếu -tặng, khuyến mãi,... => chi phí liên quan đến khâu bán hàng sẽ là chi phí bán hàng 641. Bạn có thể đưa vào 642 nhưng bản chất nó phải là 641.
Vì 641 và 642 khá giống nhau về cách phản ánh, chỉ khác ở mục đích của chi phí nên mình trả lời bạn sử dụng chi tiết tài khoản 6412 hay 6413 hay 6418 hay ...
Bạn thích cho vào đâu thì để nó vào đó ^ v ^. Nhưng theo kinh nghiệm của mình, nếu những cái lấy từ trong kho sử dụng cho bán hàng như thùng giấy, túi PE, kìm, đèn pin,... thì trong kho ghi gì, bạn ghi đó. Thùng giấy trong kho ghi 152 thì bạn ghi vào chi phí 6412, đèn pin kho ghi 153 thì ghi vaò 6413. Những gì bạn mua bên ngoài, kho không có (giấy gói quà,...) thì theo vị trí của nó lúc phản ánh để bạn chọn. Tóm lại, cái gì dùng 1 lần cho 1 lần bán hoặc vài lần bán thì 6412 - CP Vật liệu, bao bì. Cái nào dùng hoài đến hư cho số lần bán không xác định thì đưa vào 6413 - CP CCDC, nếu cái sử dụng có trị giá xác định là TSCĐ thì đưa vào 6414.
Tài khoản con 6415 - CP bảo hành chỉ phát sinh khi có dịch vụ, trách nhiệm bảo hành.
Tài khoản con 6417 - Cp dịch vụ mua ngoài sử dụng khi thực hiện nghiệp vụ bán hoàn thành nhưng có liên quan đến bên thứ 3 như thuê người bên ngoài vô bốc xếp, thuê xe ba gác chở hàng, thuê grap giao hàng,...
Tài khoản con 6418 - khác, những cái không biết phân vào đâu thì bạn phân vào đây.
Như vậy, với hóa đơn bạn thấy giống 6412 thì chọn 6412.
 
  • Like
Reactions: Kubinlun
K

Kubinlun

Sơ cấp
5/9/18
8
1
1
31
Bạn dùng hóa đơn khi nào? và múc đích là gì? Câu trả lời là dùng hóa đơn khi bán hàng và các nghiệp vụ tương tự bán hàng như cho, biếu -tặng, khuyến mãi,... => chi phí liên quan đến khâu bán hàng sẽ là chi phí bán hàng 641. Bạn có thể đưa vào 642 nhưng bản chất nó phải là 641.
Vì 641 và 642 khá giống nhau về cách phản ánh, chỉ khác ở mục đích của chi phí nên mình trả lời bạn sử dụng chi tiết tài khoản 6412 hay 6413 hay 6418 hay ...
Bạn thích cho vào đâu thì để nó vào đó ^ v ^. Nhưng theo kinh nghiệm của mình, nếu những cái lấy từ trong kho sử dụng cho bán hàng như thùng giấy, túi PE, kìm, đèn pin,... thì trong kho ghi gì, bạn ghi đó. Thùng giấy trong kho ghi 152 thì bạn ghi vào chi phí 6412, đèn pin kho ghi 153 thì ghi vaò 6413. Những gì bạn mua bên ngoài, kho không có (giấy gói quà,...) thì theo vị trí của nó lúc phản ánh để bạn chọn. Tóm lại, cái gì dùng 1 lần cho 1 lần bán hoặc vài lần bán thì 6412 - CP Vật liệu, bao bì. Cái nào dùng hoài đến hư cho số lần bán không xác định thì đưa vào 6413 - CP CCDC, nếu cái sử dụng có trị giá xác định là TSCĐ thì đưa vào 6414.
Tài khoản con 6415 - CP bảo hành chỉ phát sinh khi có dịch vụ, trách nhiệm bảo hành.
Tài khoản con 6417 - Cp dịch vụ mua ngoài sử dụng khi thực hiện nghiệp vụ bán hoàn thành nhưng có liên quan đến bên thứ 3 như thuê người bên ngoài vô bốc xếp, thuê xe ba gác chở hàng, thuê grap giao hàng,...
Tài khoản con 6418 - khác, những cái không biết phân vào đâu thì bạn phân vào đây.
Như vậy, với hóa đơn bạn thấy giống 6412 thì chọn 6412.
Cảm ơn tiền bối rất nhiều +_+!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA