CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ VÀ HÓA ĐƠN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BIẾU TẶNG

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
CÁC VẤN ĐỀ VỀ THUẾ VÀ HÓA ĐƠN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BIẾU TẶNG

NÓI VỀ CHI PHÍ VÀ THUẾ GTGT, cách ghi nhận kế toán khi DN mua hàng để tặng quà cho khách hàng, quà tặng cho nhân viên.
Theo tôi các bạn cần nắm:
1. “ BIẾU, TẶNG “ là một hoạt động bình thường của DN, như vậy vấn đề chứng ta cần đặt ra là: về kế toán thế nào? Về luật thuế thì như thế nào?

Về kế toán thì khi biếu tặng chắc chắc DN phải biết nó phục vụ cho mục đích gì? Nó lấy từ đâu, tức lấy nguồn từ đâu để đem đi biếu tặng? Sao các bạn không suy nghĩ đúng với thực tế phát sinh?
Giả sử như tôi tổ chức một sự kiện cho cộng đồng, các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ thấy vậy nên tài trợ cho tôi để phục vụ choc ho sự kiện đó, để làm quà cho những người tham dự đó. Nhưng tôi đã không lấy quà đó dung vào cho sự kiện đó, mà tôi dùng phần quà tặng, tài trợ sự kiện này để phục vụ cho mục đích quảng cáo sau này của tôi thì các bạn có đồng ý không? Và nếu là Công Ty của bạn làm chủ, bộ phận tổ chức sự kiện nhận các quà tài trợ này, để dành đó đến khi thực hiện quảng cáo, PR thì họ đem ra sử dụng tính vào chi phí của Công Ty rồi yêu cầu bạn thanh toán giá trị món hang đó bạn có đồng ý không?

Tôi nêu lên ví dụ này để các bạn phân biệt rằng: diễn biến thực tế thế nào sẽ được nhìn và mô tả như thế ấy chứ không thể lấy cái mô tả của người khác để gắn lên cho mình theo tuyên bố mà mình muốn nói.
2.0Tặng quà bánh trung thu, hay tặng quà các loại thì bản chất cũng là tặng quà. Quà tặng này lấy nguồn nào tài trợ? Lấy từ kho quà tặng của đối tác tặng Công Ty? Lấy từ chi phí bán hang? Lấy từ chi phí quản lý thông thường? Lấy từ chi phí quản lý phúc lợi?
è Lấy từ kho thì kho sẽ giảm xuống.
  • Lấy từ Chi Phí Bán Hàng, Lấy từ chi phí quản lý thông thường,Lấy từ chi phí quản lý phúc lợi,
    không có nghĩa là làm chi phí bán hang giảm xuống mà có nghĩa là khoản chi phí quà tặng này được tính vào loại chi phí đó, khoản mục chi phí đó.
  • Như vậy :
  • Nếu lấy từ nguồn chi phí bán hang thì khi xuất quà tặng các khoản tặng này hạch toán ghi tang chi phí bang hang – Nợ TK 641.
  • Nếu lấy từ nguồn chi phí quản lý thì khi xuất quà tặng các khoản tặng này hạch toán ghi tăng chi phí quản lý – Nợ TK 642. Ở đây phân biệt chi phí quản lý đó thuộc loại chi phí quản lý thông thường để xét đến mức khống chế nếu quà tặng này được xếp vào chi phí phúc lợi. Ví dụ như: quà tặng này được dùng để tặng quà trong các buổi lễ tổng kết, liên hoan tất niên ( hoặc những chi phí liên quan đến hoạt động khích lệ, đào tạo nhân viên của công ty cũng là những chi phí quản lý thông thường).
  • Lưu ý 1: Khi mua quà về chưa xuất sử dụng thì đó vẫn là tài sản mà DN phải quản lý. Các tài sản mua về chưa xác định mục đích sử dụng đều ghi nhận vào là hàng hoá. Có thể là mua một chiếc xe ô tô 2 tỉ, toà nhà hàng chục tỉ nhưng khi mua chưa xác định mục đích sử dụng chiếc xe ô tô đó , cái nhà đó để làm gì thì vẫn hạch toán ghi tang hàng hoá. Nợ TK 156. Nên việc khi nhận quà biếu tặng khi mua về ghi vào các tài khoản khác TK 156 là không đúng .
    Nội dung này các bạn có thể xem lại nguyên tắc hạch toán các tài khoản hàng tồn kho, chi tiết hơn ở TK 156.
    Tôi đọc rất nhiều trang, nhiều trung tâm dạy kế toán đã hạch toán lúc mua hàng về để chuẩn bị biếu tặng đã hạch toán ghi Nợ TK 152,153,211 là không đúng. Tất cả các tài khoản đó được sử dụng khi mua hàng hoá về phục vụ cho sxkd.

    Phân biệt rõ mục đích, và cách hình thành nên tài sản để biết dùng tk nào để ghi nhận thì các bạn sẽ phân tích và nhìn rõ nhiều vấn đề hơn, sẽ thấy rõ cái hay và hợp lý hơn trong TT200 so với QĐ 15 trước đây. Trước khi xây dựng nhà cửa để bán thì QĐ 15 gọi đó là BĐS Đầu Tư, lẻ ra sản phẩm do tự mình xây dựng, sx thì phải gọi là thành phẩm chứ sao gọi là BĐS. Nên TT 200 đã có TK 1557 Thành Phẩm Bất Động Sản.


    Nhân đây tôi cũng nêu luôn một số bạn có sự nhầm lẫn :
    1. Giữa từ gọi “hàng hoá” khi mua với TK 156- Hàng hoá, là như nhau. 2 cái này ý nghĩa khác nhau. TK 156 có tên gọi là HÀNG HOÁ và tài khoản là một phương tiện, một công cụ của kế toán . Còn khi mua đồ đạc người ta gọi là mua hàng hoá . ( Do đó nên khi mua /bán chúng ta có nội dung câu nói là “Mua/bán hàng hoá, dịch vụ” - ).
    2. Sai khi hiểu rằng: chỉ khi nào mua về để bán thì mới gọi là HÀNG HOÁ, mới được sử dụng TK 156. Để hiểu đúng việc sử dụng TK 156 thì các bạn xem lại TK 156. Ở đây tôi chỉ nêu them 1 chút để các bạn hiểu thêm để dễ ra vấn đề. Đó là : nội dung câu hàng mua về để bán ra thì gọi là Hàng Hoá, dùng tk 156 để ghi nhận được nêu ra để các bạn dễ phân biệt đâu là thành phẩm TK 155,152,153 với TK 156 thôi.
    Ví dụ như DN bạn sản xuất được phẩm, đồng thời cũng có nhập mua dược phẩm về để bán ra thì cái dược phẩm để bán ra thì hàng sx ra được hạch toán vào TK 155. Còn dược phẩm mua về để bán ra thì được ghi vào TK 156. Tương tự như vậy: DN mua bàn ghế, máy tính về để bán, nhưng cũng có thể cần phải sử dụng thì cái nào dùng cho mục đích sử dụng cho hoạt động của DN thì ghi vào TK 153 CCDC /TK 211 TSCĐ, còn mua bán lại hoặc chưa biết mua để làm gì chỉ thấy rẻ thì mua, hoặc thuận tiện mua bỏ đó thì ghi vào TK 156 Hàng Hoá.
  • Lưu ý 2: Nhiều bạn kế toán cho rằng tôi quá lý thuyết khi mua về ghi Nợ TK 156 rồi khi nào xuất tặng thì mới ghi nợ Chi Phí, vì trước sau cũng đưa vào chi phí. Cái đó tuỳ cách làm việc của các bạn, cách làm việc và ghi chép của tôi thì ghi nhận đúng thực tế. Hàng đó mua về nhập kho thì nó chưa là chi phí, nó vẫn tồn tại là hàng hoá đang cần quản lý. Và Hàng Hoá ( hay dịch vụ) của Công Ty khi mất đi phải có đủ lý do, chứng từ chứng minh cho nghiệp vụ này phát sinh. Nếu hàng hoá mua về ghi nhận vào chi phí hết thì làm sao biết tài sản đó cần phải quản lý, làm sao biết mình có tài sản đó.
    Rất nhiều bạn làm như vậy đối với công cụ dụng cụ, khi mua về hạch toán ngay vào CP chờ phân bổ. Còn tôi thì vẫn hạch toán vào TK CCDC trước, làm đủ các thủ tục quản lý xuất dùng rồi tôi mới ghi nhận giảm CCDC và ghi CP chờ phân bổ..
    Điểm khác biệt trong cách ghi nhận này đó là : ghi 1 phát vào chi phí thì xoá được rất nhiều, rất nhiều công việc, xoá rất nhiều thủ tục và chứng từ. Còn ghi nhận đúng nghiệp vụ phát sinh đến đâu ghi đến đó thì việc nhiều lên. Ai thích làm kiểu nào thì tuỳ.
    Tất cả nhân viên, học viên của tôi tôi đều dạy căn cứ theo nghiệp vụ phát sinh để thực hiện công việc, để hạch toán.
    Năm 2015, khi mua bánh về một em kế toán đã ghi Nợ TK 156 như tôi hướng dẫn trên, rồi mỗi lần xuất bánh tặng em ấy lập hoá đơn xuất tặng và ghi nhận vào chi phí bán hàng và chi phí quản lý ( tuỳ theo tặng ai) theo từng lần tặng. Hạch toán Nợ TK641/642- Có 156, Có TK 33311. Sau đó có một đàn chị về làm KTT, đã yêu cầu em kế toán sửa lại sổ sách, không cho hạch toán vào TK 156 lúc mua bánh về mà cho toàn bộ vào TK chi phí 641/642 hết với lập luận là TK 156 là mua về để bán ra, còn bánh này mua vào khg có bán ra mà là để tặng tức nó là chi phí. Mấy việc lập hoá đơn, lúc xuất quà tặng ghi chép và thực hiện thế nào thì không được trả lời, và coi như là việc bên ngoài không dính líu.

    Mục đích của tôi chỉ nhằm hướng dẫn cho nhân viên mình biết cách làm việc, trong cách làm việc đó việc phục vụ cho thuế là một phần nhỏ trong công việc phải thực hiện. Do đó tuỳ mục tiêu mỗi người mà làm.
  • Việc xuất kho hàng đi tặng chỉ làm giảm kho chứ không làm giảm nguồn vốn. Nên việc xuất hàng đem tặng ghi Nợ TK 353 _ Quỹ phúc lợi là không đúng. Quỹ phúc lợi được trích lập theo quy chế của Cty, được lập từ Lợi Nhuận Sau Thuế, trước khi chia lãi. Có thể là dưới dạng TSCĐ, CCDC hoặc tiền, …. . Khi mua hàng hoá dịch vụ được lấy từ nguồn quỹ phúc lợi này thì làm cho nguồn này giảm xuống, còn khi mua hàng vẫn phải trả bằng tiền, hoặc tài sản gì đó thanh toán tương đương. Như vậy khi mua hàng về tặng thì làm TK Tài Sản Hàng Hoá tăng lên, làm một TK tài sản khác giảm xuống/ hoặc làm tăng khoản phải trả. Ghi Nợ TK 156 & Nợ TK 13311/Có 111/112/331. Khi xuất hàng để tặng mà được tài trợ bằng Quỹ Phúc Lợi thì Quỹ Phúc Lợi sẽ giảm xuống. Ghi Nợ TK 353/ Có TK 156, Có TK 33311. Không ghi nhận vào chi phí.
  • Dù các khoản quà tặng này có đủ điệu kiện tính vào chi phí được trừ hay không thì bản chất hạch toán kế toán cũng như vậy. Không hạch toán vào TK 811- Chi phí khác.TK 811 dùng để phản ánh các chi phí riêng biệt, không thuộc các hoạt động thông thường của DN. Các bạn đọc kỹ TK 811 để sử dụng cho đúng.
  • Chi phí của Công Ty được tính vào chi phí được trừ khi tính chi phí thuế TNDN hay không thì yêu cầu thoả mãn:
  • Thực tế phát sinh phục vụ cho sxkd của DN
  • Có hoá đơn, chứng từ theo quy định
  • Hoá đơn mua HHDV có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

    Vậy quà tặng ở đây có được tính vào chị phí được trừ khi DN chứng minh được nó phục vụ cho SXKD. Cần hiểu đúng : biếu tặng CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, CON EM NGƯỜI LAO ĐỘNG của CTY thuộc về khoản chi phí phục vụ cho sxkd, nên được tính VÀO CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ NẾU ĐÁP ỨNG ĐƯỢC 3 ĐIỀU KIỆN NÊU TRÊN. ( Tuy nhiên sẽ nằm trong khoản chi phúc lợi không chế “– không quá chi phí lương thực hiện bình quân 1 tháng của DN”
    Đến đây thì lại tiếp tục phải làm rõ khái niệm TK 353 -Quỹ Phúc Lợi ( được lập từ Lợi Nhuận sau thuế ) khác với Chi Phí Quản Lý Phúc Lợi TK 641/642 được tính vào Chi Phí Quản Lý DN theo Luật Thuế TNDN – không quá chi phí lương bình quân 1 tháng của DN.
    Việc thuế GTGT đầu vào có được khấu trừ hay không sẽ theo nguyên tắc của khấu trừ:
  • Phục vụ cho kinh doanh hhdv đầu ra chịu thuế
  • Có hoá đơn GTGT
  • Hoá đơn từ 20 triệu đồng trở lên có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
  • è Lưu ý 1: Việc khấu trừ được thực hiện theo doanh thu bán ra của toàn công ty chứ không phải xét hoá đơn đầu ra đầu vào của từng hoá đon, từng vụ việc. Cụ thể: Nếu DN kinh doanh có đầu ra không chịu thuế, mà Cty thực hiện kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ ( ví dụ như phần mềm). Đến khi mua bánh trung thu về tặng thì lập hoá đơn cho quà tặng chịu thuế GTGT là 10%. Thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được phân bổ theo tỉ lệ doanh thu chịu thuế GTGT/ Tổng doanh thu ; chú không phải vì mua bánh vào chịu thuế GTGT khi xuất ra tặng cũng có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào của mua bánh trung thu này được khấu trừ toàn bộ đâu.
    è Lưu ý 2: Nếu việc tặng quà này DN phối hợp trong một chương trình khuyến mãi, có thông báo với Sở Công Thương theo quy định thì Chi Phí này được tính vào chi phí được trừ, đầu ra chịu thuế GTGT với giá tính thuế = 0.
    è Lưu ý 3: Khi hàng mua về để biếu tặng thì chắc chắc giá trị hàng mua vào bằng với giá trị xuất tặng rồi. Chỉ có khi xuất hàng hoá, dịch vụ biếu tặng mà hàng hoá đó là của DN tự sx thì sẽ có sự khác biệt giữa chi phí và giá tính thuế GTGT.
3. Việc lập hoá đơn là quy định của Luật thì khi DN có sự chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng HHDV thì phải lập hoá đơn ( đa số là vậy- trường hợp nào không phải lập hoá đơn thì được nêu cụ thể). Khi lập hoá đơn thì theo quy định lập hoá đơn, khi tính thuế GTGT thì theo luật thuế GTGT, khi tính chi phí thuế TNDN thì theo quy định của Luật Thuế TNDN. Có người đã hướng dẫn là: khi tặng quà mà yêu cầu người nhận ký nhận trên hoá đơn thì ngươi ta sẽ không chịu ký và đã đề xuất cách né là ghi vào hoá đơn “KHÁCH HÀNG KHÔNG LẤY HOÁ ĐƠN”. Theo tôi thì muốn ghi thì ghi nhưng CHI PHÍ NÀY SẼ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ vì không chứng minh được có phát sinh ( vì có ai nhận đâu- tờ hoá đơn DN muốn xuất bao nhiêu mà không được, thậm chí trước đây vì trốn thuế nên khi bán hàng đã không lập hoá đơn đến giờ thì tồn kho muốn xoá kho mà lại muốn tính vào chi phí được trừ thì xuất hoá đơn ghi vậy để tính chi phí sao? ).
4. Nếu quà tặng là những thứ thuộc loại chịu thuế TNCN ( Tài sản phải đăng ký quyền sở hữu ) thì lại phải tiếp tục thực hiện theo Luật thuế TNCN

Các bạn có thêm một góc nhìn khác hãy tham gia góp ý vào nhé! Xin cảm ơn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA