RỦI RO DO ÁP DỤNG TT47/2017/TT-BLĐTBXH và Quyết Định : 595/QĐ-BHXH để xác định tiền lương nộp BHXH

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
RỦI RO DO ÁP DỤNG TT47/2017/TT-BLĐTBXH và Quyết Định : 595/QĐ-BHXH để xác định tiền lương nộp Bảo Hiểm Xã Hội

Tiền lương theo Luật Lao Động 2012 được định nghĩa ở Điều 90. Tiền lương như sau:

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Ở Nghị Định 05/2015/NĐ-CP Điều 21. Tiền lương quy định: “ Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;

Như vậy, khi có khoản phụ cấp tức là Doanh Nghiệp phải xác định điều kiện lao động thế nào mà không tính vào lương được, cũng như vậy phải nêu các yếu tố tính chất phức tạp của công việc điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động là gì mới gọi tên đó là phụ cấp, nếu không thì đó có thể là lương tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH). Thực tế không ít Doanh Nghiệp dù công việc đơn giản như thế, điều kiện sinh hoạt tốt đẹp đến cở nào thì Doanh Nghiệp vẫn chẻ lương ra và đặt tên đó là phụ cấp để tránh BHXH. Cái sai này sẽ tai hại thế nào nếu khi thanh tra BHXH đem hết mấy cái khoản này về để truy thu BHXH đối với các khoản được gọi là phụ cấp trước 2017.



c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.









2. Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

3. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động được quy định bằng tiền Đồng Việt Nam, trừ trường hợp trả lương, phụ cấp lương cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Về hướng dẫn nội dung ghi trong Hợp Đồng Lao Động , Thông Tư 47/2015/TT- BLĐTBXH ngày 16/11/2015 hướng dẫn ở Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”

Theo nội dung hướng dẫn thực trên cho thấy: các mức bổ sung gồm 2 loại : khoản bổ , sung xác định được mức tiền cụ thể và khoản bổ sung không ghi mức tiền cụ thể gắn với qúa trình làm việc và kết quả làm việc của người .
Trong nội dung các khoản bổ sung này có quy định chi tiết hơn ở Điều 4 này " Đối với các chế độ và phúc lợi khác, thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.( Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP không nói gì đến chế độ, phúc lợi cả mà nói về : Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận, mà theo quan điểm cá nhân của tôi, đó là những nội dung liên quan đến điều kiện và phương thức để thực hiện chế độ và các khoản trợ cấp, hổ trợ có tính phúc lợi)
đối với chế độ chính sách của đơn vị cũng như các khoản phục lợi được hưởng (gồm các khoản hổ trợ, trợ cấp khác) THÌ SẼ GHI THÀNH MỘT MỤC RIÊNG.

Thực tế hiện nay nhiều trung tâm giảng dạy kế toán, nhiều Doanh Nghiệp thường dùng QUYẾT ĐỊNH : 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 là một quyết định CỦA CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM được nhiều người sử dụng để làm căn cứ thực hiện về BHXH .


QUYẾT ĐỊNH 595/QĐ-BHXH là một quyết định về việc thực hiện Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế của ngành BHXH. Đây không phải là một Văn bản Quy Phạm Pháp Luật.
Mục 2.3 của Điều 6 quyết định này hướng dẫn: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Nội dung mục 2.3 của Quyết định này là đề cập đến các chế độ thưởng, phúc lợi sẽ không là tiên lương đóng BHXH và nội dung này chính là một mục riêng trong Hợp Đồng Lao Động

- ở phần b, Theo tôi, nhiều nơi đã áp dụng nôi dung của Thông Tư 47/2015/ TT –BLĐTBXH về hướng dẫn ghi Hợp Đồng Lao Động và vận dụng văn bản điều hành của Bảo Hiểm Xã Hội về thực hiện quy trình làm việc để thực hiện Luật về BHXH nên đã và sẽ thực hiện sai Bảo Hiểm Xã Hội rất nhiều.


Nhưng số đông đều nghĩ rằng ngoài các khoản trợ cấp, hổ trợ được liệt kê như trên gồm 14 khoản thì còn có các khoản thuộc hỗ trợ, trợ cấp khác gọi là số 15- là các khoản ghi thành mục riêng trong Hợp Đồng Lao Động sẽ là tiền lương không nộp BHXH. Đây là một nội dung hiểu sai mà được vận dụng rất nhiều thì rủi ro thiệt hại rất nặng,

Thiết nghĩ việc này các chủ Doanh Nghiệp, CEO, các nhà quản lý cần quan tâm nghiên cứu để hiểu đúng, vận dụng đúng để giảm thiệt hại









Theo luật thuế Thu Nhập Doanh Nghiêp (TNDN) , chi phí phúc lợi được tính vào chi phí được trừ không quá chi phí 1 tháng lương thực hiện bình quân. Như vậy, khi các khoản chi được gọi đúng tên tiền lương giảm xuống thì chi phí phúc lợi được tính vào chi phí được trừ này sẽ rất thấp- Tuy nhiên do hiểu sai, hoặc do cố ý chẻ chi phí tiền lương ra coi đây là chi phí phúc lợi, đây là tiền thưởng để giảm thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN) , giảm BHXH kế toán đưa vào Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiêp, Chi Phí bán hàng. Khi đó khả năng rủi ro sẽ xảy ra giống như NGUYỄN KIM đã từng gặp là bị truy thu thuế và tiền lãi rất nặng. Các tổn thất này, nếu so với lợi ích giảm được là 21.5% tiền BHXH trừ đi khoản chi phí thuế TNDN 20% ( do các khoản phúc lợi này vượt quá 1 tháng lương bình quân ) thì thực tế chưa chắc có lợi ích gì mà có khi còn thiệt hại nặng hơn.

Từ các nội dung hiện nay mà Doanh Nghiệp muốn giảm chi phí BHXH thì có thể thực hiện giải pháp : LƯƠNG THẤP- THƯỞNG CAO

Trước đây: Khi luật thuế TNDN không được tính tiền thưởng vào chi phí được trừ thì các Doanh Nghiệp thường hay tính tổng tiền lương + các khoản thưởng cho cả năm , rồi tính lương bình quân tháng để làm bảng lương, nhưng chỉ trả lương tháng. Khi nào nhân viên làm đến cuối năm thì Doanh Nghiệp có khoản tiền thưởng được tính vào chi phí được trừ hàng tháng rồi, cuối năm lấy khoản này làm chi phí thưởng.

Một số Doanh Nghiệp không biết làm cách đó thì lại trả lương rất thấp và thưởng thật cao với suy nghĩ là nhân viên biết thưởng cao sẽ cố gắng làm việc mà không nghỉ để đi nơi khác làm. Nhưng tôi thì lại nghĩ khác: thà là tôi đi làm lương cao mà không có thưởng ( vì thưởng đâu có thể hiện trên giấy tờ đâu, toàn chủ Doanh Nghiệp trả riêng bên ngoài) vì như vậy phản ánh đúng chất lượng của nhân viên hơn. Không những thế thuế TNDN lại ít hơn. Đó là những giai đoạn thuế suất thuế TNDN là 32%, 28% nhưng chủ Doanh Nghiệp vân chuộng cách lương thấp thưởng cao vì đó là cách làm quen thuộc.

Cũng tương tự như vậy, với thói quen trốn BHXH trước đây số đông Doanh Nghiệp khai lương thật thấp để chi phí BHXH ít, dù rằng lúc đó BHXH chỉ nộp có 17% còn thuế suất thuế TNDN thì đến 32%, 28%. Lúc ấy họ vừa phải làm cực khổlàm bảng lương thấp xuống rất nhiều so với lương thực tế, nhưng lại bị thiệt hại nhiều hơn về thuế . Có Doanh Nghiệp nghe phân tích cũng thấy có lợi nếu làm theo thực tế nhưng vẫn không dám làm vì họ nghĩ rằng: chắc có cái lợi ích gì đó nên hầu hết Doanh Nghiệp họ biết đều làm như vậy. Lúc đó các Doanh Nghiệp nào theo phân tích của tôi mà làm đúng thực tế và xác nhận rằng: đúng là không cần làm gì hết mà hàng năm lợi thêm mấy trăm triệu ( vì chi phí lương của họ cũng không cao lắm).



Theo quy định hiện hành về thuế TNDN, BHXH thì các khoản thưởng được tính vào chi phí được trừ, không tính lượng nộp BHXH. Còn Doanh Nghiệp cần xây dựng văn hoá DN, cần nâng tầm DN, nâng cao năng lực của Doanh Nghiệp , từng nhân viên trong DN.v.v..... Thì tại sao không xây dựng những quy chuẩn, không chi ra các khoản phí đào tạo, kiểm tra, đánh giá và nâng cấp nhân viên các cấp ; thực hiện đánh giá định kỳ như một văn hoá , như một tiêu chuẩn để tu rèn bản thân. Như vậy nhân viên và Doanh Nghiệp đều có lợi. Nếu tất cả các Doanh Nghiệp đề áp dụng như vậy thì sẽ dễ phát triển hơn. Mặc khác, vì chi phí cho BHXH khá cao nên Doanh Nghiệp cần quan tâm nâng cao chất lượng nhân viên và chính sách nhân sự tối ưu, cải thiện điều kiện là việc và công nghê phục vụ cho công việc để việc sử dụng nhân sự thực sự hiệu quả
 
  • Like
Reactions: Ngô Quốc Đạt
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA