Doanh nghiệp nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh ?

  • Thread starter Tùng TM
  • Ngày gửi
Tùng TM

Tùng TM

Sơ cấp
Khi mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp thường thành lập thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh là câu hỏi mà nhiều người còn còn đang băn khoăn.
Tu-van-nen-lap-chi-nhanh-hay-dia-diem-kinh-doanh.jpg


Chi nhánh và địa điểm kinh doanh là gì?
Để lựa chọn nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh và có nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh không chúng ta cần biết chi nhánh là gì, địa điểm kinh doanh là gì?


Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp bao gồm đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh có con dấu riêng và ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh chính là ngành, nghề kinh doanh của công ty.

Nên hiểu địa điểm kinh doanh là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận đó là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm kinh doanh không được thực hiện hoạt động xuất – nhập khẩu. Địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng.

Thành lập chi nhánh và thành lập địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính
Thành lập địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính có được không? Theo quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.


Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh. Như vậy có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính, lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp.

Thành lập chi nhánh: Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh ở trong hoặc ngoài nước và có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương tùy thuộc vào nhu cầu quy mô của doanh nghiệp.

Hồ sơ mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh
Để thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành gửi thông báo lập điểm kinh doanh đến phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp quyết định lập địa điểm kinh doanh. Mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.


Doanh nghiệp cần lưu ý trong mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh cần đủ các thông tin sau:
- Mã số doanh nghiệp
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Trường hợp địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở nơi đặt chi nhánh thì cần điền tên và địa chỉ chi nhánh
- Tên và địa chỉ của địa điểm kinh doanh
- Lĩnh vực địa điểm kinh doanh hoạt động. Địa điểm kinh doanh của công ty sẽ hoạt động trong những ngành nghề của doanh nghiệp trừ hoạt động xuất – nhập khẩu
- Thông tin về họ, tên, nơi cư trú, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
- Nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì trong thông báo cần có họ, tên, chữ kí người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo cần có họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh


Khi thành lập địa điểm kinh doanh, ngoài mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh cần chuẩn bị thêm bản sao chứng minh thư/ căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh và giấy ủy quyền cho cá nhân tiến hành đi nộp hồ sơ. Nếu cần tư vấn về mẫu thông báo lập địa điểm kinh doanh cũng như các giấy tờ khác hãy liên hệ với Luật Thiên Mã để được hỗ trợ.

Lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh và lập địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh khác trụ sở chính và lựa chọn lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh hoặc lập địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp. Khi lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh hạch toán độc lập, thì chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh. Khi lập địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh.


Hồ sơ tiến hành đăng ký hoạt động chi nhánh
Doanh nghiệp khi thành lập chi nhánh phải gửi Thông báo lập chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh. Trong thông báo phải bao gồm các nội dung:
Mã số doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Tên chi nhánh dự định thành lập
- Phạm vi hoạt động của chi nhánh
- Thông tin đăng ký thuế: lựa chọn hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập
- Thông tin về họ, tên, nơi cư trú, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu chi nhánh
- Họ, tên, chữ ký người đại diện pháp luật doanh nghiệp


Khi thành lập chi nhánh, ngoài thông báo kể trên cần chuẩn bị thêm trong hồ sơ các giấy tờ sau:
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao chứng minh thư/ căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác của người đứng chi nhánh


Lưu ý sau khi lập địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh
Sau khi tiến hành xong thủ tục tại Sở kế hoạch và đầu tư, lưu ý khi lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh là gì? Doanh nghiệp cần tiến hành nộp tờ khai thuế môn bài và các nghĩa vụ tài chính khác tại cơ quan thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động hoặc ngày cuối cùng của tháng được cấp giấy chứng nhận.


Sau khi thành lập chi nhánh xong bạn nên tìm hiểu về việc mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh đó qua bài viết:

Xem thêm:
>>>
Nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp?

Qua những phân tích nêu trên mong rằng các doanh nghiệp sẽ hiểu được chi nhánh hay địa điểm kinh doanh sẽ có ưu, nhược điểm riêng và việc nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh sẽ phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp.

Nếu có băn khoăn về địa điểm kinh doanh là gì, lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh hoặc việc lựa chọn hình thức nào giữa việc nên lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh,... quý khách hàng hãy liên hệ với Luật Thiên Mã để được luật sư tư vấn cụ thể.
Nguồn: luatthienma.com.vn
Homepage:
webketoan.com
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA